Quy tắc VÀNG khi đánh trọng âm trong tiếng Anh

Khi nghe người bản xứ nói, nhiều bạn thắc mắc vì sao họ có ngữ điệu trầm bổng rất hay. Trọng âm chính là một trong những yếu tố quyết định điều đó. Nếu không để ý tới các quy tắc trọng âm, bạn sẽ không thể hiểu được những gì người bản xứ nói và ngược lại, họ cũng khó để hiểu nếu bạn phát âm như nhau với mọi âm tiết. Vậy hãy cùng Ms Hoa Giao Tiếp tìm hiểu về các quy tắc đánh trọng âm trong tiếng Anh nhé!

I. LÝ THUYẾT VỀ ĐÁNH TRỌNG ÂM TRONG TIẾNG ANH

1. Trọng âm là gì?

Với một từ có hai âm tiết trở lên, khi nghe người bản xứ phát âm bạn sẽ thấy có sự khác nhau giữa các âm tiết. Luôn có một âm được nhấn mạnh, nổi bật bởi tông giọng và độ dài. Người ta quy định rằng những âm như thế có trọng âm. Ký hiệu trong phiên âm quốc tế sẽ có dấu phẩy (‘) trước âm tiết như vậy.

Ví dụ:

  • Color: /’kʌlər/
  • Sunny: /’sʌni/
  • History: /’hɪstri/

2. Vì sao trọng âm lại quan trọng

Trọng âm có vai trò gần như các dấu thanh trong tiếng Việt. Chỉ cần thay dấu là một từ đã mang ý nghĩa hoàn toàn khác. Ví dụ là – lá – lạ, ca – cá – cà… Việc thay đổi trọng âm trong tiếng Anh cũng tương tự. Xét ví dụ với các từ dưới đây:

  • record

/‘rekɔ:d/: kỷ lục

/rɪˈkɔːrd/: thu âm

  • desert

/ˈdez.ɚt/: sa mạc

/dɪˈzɝːt/: đào ngũ, trốn ngũ

  • project

/ˈprɑː.dʒekt/: kế hoạch

/prəˈdʒekt/: dự đoán

Vì vậy, bạn cần phải trang bị cho mình kiến thức này và sử dụng thành thạo để có thể nâng cao đồng thời khả năng nghe và nói.

3. Nguyên tắc đánh trọng âm

Có 2 nguyên tắc bắt buộc để đánh trọng âm cho một từ:

  • Mỗi từ chỉ có một trọng âm duy nhất
  • Trọng âm luôn được đánh ở nguyên âm thay vì phụ âm

II. CÁC QUY TẮC TRỌNG ÂM

Có rất nhiều quy tắc nhỏ lẻ xoay quanh việc đánh trọng âm, vì vậy người học thường bị “choáng ngợp”. Tuy nhiên, nếu thực sự dành thời gian để đọc, hiểu và áp dụng những quy tắc này, bạn sẽ sớm thành thạo chúng một cách bất ngờ đấy!

Để có cách nhìn tổng quát và trực quan về kiến thức này, bạn có thể xem video sau:

1. Quy tắc trọng âm với từ hai âm tiết cơ bản

Quy tắc 1: Động từ, giới từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2

Ví dụ:

Một số trường hợp ngoại lệ:‘answer, ‘enter, ‘happen, ‘offer, ‘open…

Quy tắc 2: Danh từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1

Ví dụ:

Một số trường hợp ngoại lệ: ad’vice, ma’chine, mis’take…

Quy tắc 3: Tính từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1

Ví dụ:

Một số trường hợp ngoại lệ:a’lone, a’mazed, …

2. Quy tắc trọng âm với từ có tiền tố hoặc hậu tố

a. Với tiền tố

Quy tắc 4: Hầu hết các tiền tố không nhận trọng âm

Ví dụ:

Một số trường hợp ngoại lệ: ‘underpass, ‘underlay…

b. Với hậu tố

Quy tắc 5: Những hậu tố có trọng âm rơi vào chính nó: -ee, -eer, -ique, -esque, -ain

Ví dụ:

Một số trường hợp ngoại lệ: em’ployee, com’mittee, ‘coffee, …

Quy tắc 6: Những hậu tố khiến trọng âm rơi vào âm tiết trước nó: -acy, -ance, -ence, -eous, -ian, -iar, -ic, -ical, -id, -idle, -ience, -ious, ish, -ity, -sion, -tion

Ví dụ:

Quy tắc 7: Trọng âm của từ không thay đổi khi thêm các hậu tố sau: -able, -en, -er/or, -ful, -hood, -ing, -less, -ment, -ness, -ous, -ship

Ví dụ:

3. Quy tắc trọng âm với một số gốc từ đặc biệt

Quy tắc 8: Trọng âm rơi vào âm thứ 3 từ dưới lên với những từ kết thúc là -al, -ate, -cy, -graphy, -gy, -ity, -phy

Ví dụ:

Quy tắc 9: Trọng âm rơi vào chính những âm sau: our, self, sist, tain, test, tract, vent, vert

Ví dụ:

Xem thêm:

  • Lộ trình luyện nghe cho người mất gốc
  • 28 ngày tăng khả năng phát âm nhanh như gió
  • Cách phát âm bảng IPA chuẩn xác từ A-Z

III. LUYỆN TẬP

Chọn từ có vị trí đánh trọng âm khác với những từ còn lại:

Để có thể giao tiếp thành thạo với người nước ngoài, việc phát âm chuẩn xác ngay từ những bước đầu chuẩn quy tắc đánh trọng âm là vô cùng quan trọng. Vì vậy, hãy chăm chỉ luyện tập hàng ngày các bạn nhé! Để có thể chinh phục tiếng Anh trong thời gian ngắn, bạn cũng có thể tham gia các lớp học như tại Ms Hoa Giao Tiếp. Với phương pháp học độc quyền và được thực hành thường xuyên, chắc chắn bạn sẽ sớm hoàn thiện các kỹ năng ngôn ngữ của mình.