15 Quy Tắc đánh Dấu Trọng âm Trong Tiếng Anh Dễ Nhớ Nhất

Để có thể phát âm tiếng Anh chuẩn chỉnh và hay ho như người bản ngữ thì trọng âm là một trong những khía cạnh quan trọng nhất quyết định xem bạn phát âm tiếng Anh có chuẩn hay không. Hầu hết người Việt Nam chúng ta khi phát âm thường xuyên quên đi trọng âm, hoặc không biết trọng âm của từ nằm ở vị trí nào. Vậy nên hãy cùng PREP theo dõi ngay 15+ quy tắc đánh dấu trọng âm bất bại trong tiếng Anh bạn nhé!

15+ quy tắc đánh dấu trọng âm trong tiếng Anh đơn giản và dễ nhớ nhất
15+ quy tắc đánh dấu trọng âm trong tiếng Anh đơn giản và dễ nhớ nhất

I. Trọng âm trong tiếng Anh là gì?

Trọng âm chính là những âm tiết được nhấn mạnh, đọc to và rõ hơn các âm khác trong cùng từ đó. Trọng âm sẽ giúp từ và câu khi bạn phát âm sẽ có ngữ điệu rõ ràng hơn. Trong từ điển, khi mà trọng âm rơi vào âm tiết nào thì trước âm tiết đó sẽ được đánh dấu dấu phẩy.

Đây là một phần kiến thức cơ bản và quan trọng trong quá trình học phát âm tiếng Anh và nâng cao hơn là luyện thi ielts của tất cả mọi người. Vậy nên nếu bạn muốn phát âm chuẩn, hơn nữa là phát âm giống như người bản xứ thì điều bắt buộc tiên quyết đó là bạn phải nhấn trọng âm một cách chính xác, tự nhiên ở mỗi từ và câu.

Tài liệu tham khảo:

BẢNG ĐỘNG TỪ BẤT QUY TẮC

II. 15+ quy tắc đánh dấu trọng âm trong tiếng Anh bạn nên biết

Dưới đây là 15 quy tắc đánh dấu trọng âm trong tiếng anh. Để cho dễ nhớ nhất Prep đã chia thành những từ có 2, 3 âm tiết và từ ghép.

1. Từ có 2 âm tiết

  • Quy tắc 1: Đa số các động từ có 2 âm tiết thì trọng âm chính được nhấn vào âm tiết thứ 2.

Ví dụ: assist /əˈsɪst/, destroy /dɪˈstrɔɪ/, maintain /meɪnˈteɪn/

  • Quy tắc 2: Đa số các danh từ và tính từ có 2 âm tiết thì trọng âm chính được nhấn vào âm tiết thứ nhất.

Ví dụ: mountain /ˈmaʊn.tən/, handsome /ˈhæn.səm/, pretty /ˈprɪt.i/

  • Quy tắc 3: Một số từ vừa mang nghĩa danh từ hoặc động từ thì: Nếu là danh từ trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất. Nếu là động từ thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 2. Ví dụ:
      • Record (v) /rɪˈkɔːrd/: ghi âm; (n) /ˈrek.ɚd/: bản ghi âm
      • Present (v) /prɪˈzent/:thuyết trình ; (n) /ˈprez.ənt/: món quà
      • Produce (v) /prəˈduːs/ sản xuất; (n) /ˈprɑː.duːs/: nông sản
      • Ngoại lệ:
        • visit /ˈvɪz.ɪt/, travel /ˈtræv.əl/, promise /ˈprɑː.mɪs/: trọng âm luôn nhấn vào âm tiết thứ nhất
        • reply /rɪˈplaɪ/: trọng âm luôn rơi vào âm thứ 2.
  • Quy tắc 4: Trọng âm không ưu tiên rơi vào âm /ɪ/ và không bao giờ rơi vào âm /ə/. Ví dụ:
      • Result /rɪˈzʌlt/, effect /ɪˈfekt/ (hiện text) dù là danh từ nhưng trọng âm rơi 2 do âm tiết 1 đều là /ɪ/
      • Offer /ˈɒf.ər/, happen /ˈhæp.ən/, answer /ˈɑːn.sər/, enter /ˈen.tər/, listen /ˈlɪs.ən/ dù là động từ 2 âm tiết nhưng trọng âm lại rơi vào âm tiết đầu tiên, do âm tiết thứ 2 đều là /ə/
Bảng quy tắc đánh dấu trọng âm trong tiếng Anh dễ nhớ nhất
Bảng quy tắc đánh dấu trọng âm trong tiếng Anh dễ nhớ nhất

Bảng quy tắc đánh dấu trọng âm trong tiếng Anh dễ nhớ nhất

2. Từ có 3 âm tiết trở lên

  • Quy tắc 1: Hầu hết các từ tận cùng là đuôi; IC, ICS, IAN, TION, SION thì trọng âm rơi vào âm liền kề trước nó. Ví dụ: statistics /stəˈtɪs·tɪks/, precision /prɪˈsɪʒ.ən/, republic /rɪˈpʌb.lɪk/, scientific /ˌsaɪənˈtɪf.ɪk/
  • Quy tắc 2: Hầu hết các từ tận cùng là các đuôi: ADE, EE, ESE, EER, EETE, OO, OON, AIRE, IQUE thì trọng âm nhấn vào chính các âm này. Ví dụ: Vietnamese /ˌvjet.nəˈmiːz/, refugee /ˌref.juˈdʒiː/, kangaroo /ˌkæŋ.ɡəˈruː/, cigarette /ˌsɪ.ɡəˈret/, questionnaire /ˌkwes.tʃəˈneər/.
  • Quy tắc 3: Hầu hết các từ tận cùng là: AL, FUL, Y thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên. Ví dụ: natural /ˈnætʃ.ər.əl, beautiful /ˈbjuː.tɪ.fəl/, ability /əˈbɪl.ə.ti/
  • Quy tắc 4: Các tiền tố không bao giờ có trọng âm mà thường nhấn trọng âm vào âm thứ 2. Ví dụ: unable /ʌnˈeɪ.bəl/, illegal /ɪˈliː.ɡəl/, unusual /ʌnˈjuː.ʒu.əl/
  • Quy tắc 5: Các từ kết thúc là đuôi EVER thì trọng âm nhấn chính vào âm đó. Ví dụ: however /ˌhaʊˈev.ər/, whatever /wɒtˈev.ər/, whenever /wenˈev.ər/

Bảng quy tắc đánh dấu trọng âm trong tiếng Anh dễ nhớ nhất

3. Quy tắc đánh dấu trọng âm của từ ghép (Stress in compound words)

  • Quy tắc 1: Danh từ ghép có trọng âm nhấn vào âm tiết đầu tiên. Ví dụ: raincoat /ˈreɪŋ.kəʊt/, sunrise /ˈsʌn.raɪz/, film-maker /ˈfɪlmˌmeɪ.kər/
  • Quy tắc 2: Tính từ ghép có trọng âm nhấn vào âm tiết thứ nhất. Ví dụ: home-sick /ˈhəʊm.sɪk/, trust-worthy /ˈtrʌstˌwɜː.ði/, water-proof /ˈwɔː.tə.pruːf/. Nếu tính từ ghép mà từ đầu tiên là tính từ/ trạng từ hoặc kết thúc là đuôi ED thì trọng âm nhấn vào âm thứ 2. Ví dụ: bad-tempered /ˌbædˈtemp.əd/, well-done /ˌwel ˈdʌn/, short-sighted /ˌʃɔːtˈsaɪ.tɪd/
  • Quy tắc 3: Động từ ghép có trọng âm nhấn vào âm ghép thứ 2. Ví dụ: understand /ˌʌn.dəˈstænd/, overcome /ˌəʊ.vəˈkʌm/, undertake /ˌʌn.dəˈteɪk/

Tham khảo về về bài tập trọng âm

50 BÀI TẬP TRỌNG ÂM TIẾNG ANH GIÚP BẠN CHINH PHỤC ĐIỂM 9+ TRONG KỲ THI THPT QUỐC GIA!

III. Lý do khiến việc đánh dấu trọng âm vô cùng quan trọng

1. Đánh dấu trọng âm đúng giúp phát âm chuẩn và có ngữ điệu tự nhiên

Trong khi nói chuyện hay giao tiếp, những người bản xứ thường nhấn trọng âm một cách rất tự nhiên. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thích thú hơn khi nghe một câu, một từ có ngữ điệu lên xuống hơn là ngữ điệu đều đều phải không nào? Vì vậy, khi nói có trọng âm sẽ giúp bạn nói tiếng Anh chuẩn chỉnh và tự nhiên không khác gì người bản xứ rồi.

2. Đánh dấu trọng âm đúng giúp phân biệt được các từ dễ gây nhầm lẫn

Trong tiếng Anh, một số từ có cách viết và phát âm tương tự nhau nhưng nó lại mang ý nghĩa khác nhau trong từng trường hợp. Nguyên nhân chính ở đây chính là ở âm tiết được nhấn trọng âm. Vậy nên, nắm chắc các quy tắc đánh dấu trọng âm sẽ giúp bạn phân biệt chính xác được những từ dễ nhầm lẫn. Điều này được coi là vô cùng quan trọng trong bài thi IELTS Listening đó.

3. Tránh hiểu nhầm trong giao tiếp

Bởi vì có rất nhiều từ phát âm giống nhau nhưng quy tắc đánh dấu trọng âm lại khác nhau. Vậy nên việc biết và đánh dấu trọng âm một cách chính xác sẽ giúp bạn truyền đạt đúng nội dung giao tiếp. Có rất nhiều tình huống “dở khóc dở cười” xảy ra khi bạn nhấn sai trọng âm đó. Và chắc chắn, bạn không muốn rơi vào tình cảnh “xấu hổ” đó đúng không nào?

Hy vọng rằng thông qua những kiến thức về quy tắc đánh dấu trọng âm ở bài viết trên, các bạn đã nắm được phần nào các quy tắc trọng âm chính xác cơ bản trong tiếng Anh. Khi bạn đã nắm chắc được các quy tắc này, cộng thêm việc luyện tập thường xuyên, chắc chắn bạn sẽ giao tiếp tiếng Anh vô cùng tự nhiên và “mượt mà” giống y người bản xứ. PREP chúc bạn ôn luyện thi tiếng Anh tại nhà thật tốt!