Sau một thời gian sử dụng, dây vợt cầu lông sẽ bị xuống cấp, bị trũng hoặc bị đứt dây. Khi đó, các bạn sẽ cần phải thay dây, căng lại vợt để tiếp tục sử dụng. Quy trình thay dây, căng lại vợt đó như thế nào? Cần chuẩn bị những gì?
Cùng Thể Thao Đông Á xem ngày bài viết hướng dẫn cách đan, cách làm căng dây vợt cầu lông tại nhà bên dưới để biết chi tiết và thực hiện ngay các bạn nhé.
1. Các dụng cụ cần chuẩn bị để đan vợt cầu lông bằng tay
Để thực hiện cách đan vợt cầu lông bằng tay hoàn chỉnh nhất, các bạn sẽ cần một khung đan vợt, thường được gọi là một stringer. Stringer có hai loại là máy cơ và máy điện tử trong đó máy cơ thường chi phí rẻ hơn còn máy đan vợt cầu lông bằng điện thường rất đắt với các chức năng tự động và có chuông và còi báo. Cả 2 loại máy này đều có gắn thanh ghép và kẹp chuỗi.
Ngoài máy đan vợt, các bạn cũng cần chuẩn bị khung vợt, cước vợt cầu lông, một chiếc kìm, một chiếc kéo, một cặp máy cắt, một con dao tiện ích,…
>>> Sự thật: Căng dây vợt cầu lông bao nhiêu tiền?
2. Lựa chọn loại cước dây cầu lông phù hợp
Việc lựa chọn cước dây phù hợp rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng của các đường cầu. Thông thường sẽ chọn dây cước cầu lông theo Gauge – thông số chỉ độ dày hay còn gọi là đường kính của lưới căng cước vợt cầu lông.
Theo quy định của các nhà sản xuất, chỉ số gauge càng nhỏ thì đường kính sợi càng to. Các thông số gauge 20, 21 hay 22 thuộc loại standard trong khi các gauge 20 micro, 21 micro thuộc loại “biến thể” thêm.
Khi chọn dây cước các bạn nên chú ý đường kính ghi trên bao bì sản phẩm, đó là đường kính khi chưa căng dây. Khi dây bị kéo giãn để đan vào vợt đường kính thực tế sẽ nhỏ hơn.
Kích thước đường kính được sử dụng nhiều nhất hiện nay các bạn nên tham khảo là 22 GA (0.7 mm).
>>> Xem ngay top 10 dây vợt cầu lông tốt nhất hiện nay.
3. Tìm hiểu sức căng của lưới
Sức căng của lưới được đo bằng kilogram hay pound được thể hiện trên máy đo. Hiện nay, những dòng dây đan vợt phổ biến sẽ có lực căng dao động từ 8 tới 13 kg.
Dù cho dây cước đan lưới có thể chịu được sức căng lớn nhưng các bạn không nên đan vợt quá số cân quy định bởi điều này sẽ rất dễ làm méo, thậm chí gãy khung vợt. Hãy đan lưới theo thông số quy định để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho cây vợt, không đan căng quá làm ảnh hưởng tới khung vợt, không đan lỏng quá ảnh hưởng tới bề mặt tiếp xúc của cầu và vở khiến cho đường cầu không được như ý muốn.
>>> Xem ngay hướng dẫn cách sửa vợt cầu lông bị đứt dây giúp bạn xử lý nhanh chóng và dễ dàng.
4. Một số lưu ý khi căng dây vợt cầu lông
- Các bạn không nên nên kẹp khung vợt vào máy và cố định quá chặt hoặc quá lỏng, việc cố định khung vợt trong kẹp phù hợp là khi chúng không thể xê dịch được trong quá trình thực hiện việc căng dây.
- Lựa chọn độ căng dây phù hợp với loại khung vợt các bạn đang sử dụng.
- Để đảm bảo độ bền cho khung vợt các bạn nên thực hiện việc đan dây theo chiều dọc sau đó chuyển sang chiều ngang.
- Để thay dây vợt cầu lông mới, các bạn cần áp dụng các phương pháp cắt dây vợt cầu lông cũ hiệu quả.
- Nếu muốn dây đan vợt căng, các bạn có thể sử dụng phương pháp thắt núi đôi khi thắt dây đan.
5. Cách đan, làm căng dây vợt cầu lông tại nhà
Cách đan, làm căng dây vợt cầu lông tại nhà thực hiện như sau:
5.1 Loại bỏ các dây cũ nếu có
Nếu vợt của bạn đang còn dây, các bạn sẽ phải loại bỏ chúng. Bắt đầu cắt các đường dây ở chính giữa của mặt vợt rồi cắt tiếp các đường dây xung quanh. Sau khi tất cả các dây đã được cắt, các bạn sẽ tháo chúng ra khỏi vợt.
5.2 Kẹp khung vợt vào máy đan vợt cầu lông
Sau khi đã loại bỏ tất cả các dây ra khỏi khung vợt, các bạn sẽ tiến hành kẹp khung vợt cầu lông vào máy đơn vợt. Tùy thuộc vào từng loại vợt, các bạn có thể sử dụng 2, 4, 5 hoặc 6 kẹp lắp để đảm bảo giữ khung tại chỗ trong suốt quá trình đan. Các bạn cần lưu ý là tránh kẹp khung chặt quá làm ảnh hưởng đến khung vợt.
>>> Xem thêm vợt cầu lông 3u 4u là gì, nên mua vợt 3u hay 4u?
5.3 Cài đặt độ căng dây phù hợp
Mỗi chiếc vợt cầu lông sẽ có độ căng dây khác nhau, hầu hết các vợt cầu lông đều có độ căng dây khuyến nghị ở dưới cán vợt. Các bạn hãy kiểm tra cán vợt rồi dựa vào thông số độ căng dây trên đó mà cài đặt độ căng dây một cách chính xác nhất.
5.4 Đo kích thước dây đan chiều dọc và chiều ngang
Thông thường các loại dây đan vợt cầu lông thường được cuộn lại trong cuộn hoặc trong bộ và có chiều dài khác nhau tùy vào từng loại, từng cuộn. Các bạn sẽ cần đo và cắt dây thành 2 đoạn có chiều dài riêng biệt, một cho chiều dọc và một cho chiều ngang của vợt.
5.5 Đan dây theo chiều dọc
Đầu tiên, các bạn luồn các dây đan đã chuẩn bị qua các lỗ gen bắt đầu từ vị trí trung tâm của vợt. Các bạn có thể luồn từ trên hoặc dưới tùy vào số lượng gen của vợt cầu lông sau đó luồn dây từ lỗ trung tâm chính xác sang lỗ trung tâm đối diện sao cho dây giữ độ căng khi luồn.
Để đan dây theo chiều dọc, các bạn tiến hành luồn một nửa dây thông qua lỗ trung tâm và luồn nửa còn lại thông qua các lỗ khác sau đó kẹp một dây bất kỳ chiều dọc gần khung tại lỗ bắt đầu sau đó kéo căng dây vợt. Ở gần khung đối diện, các bạn cắm dây này vào lỗ bắt đầu rồi thả lỏng sau đó tiếp tục xâu dây đan qua lỗ tiếp theo ở giữa và qua lỗ tương ứng ở đầu đối diện của khung vợt và lặp lại cho đến hết vòng đan.
Cuối cùng, các bạn thắt nút dây và cắt dây thừa để kết thúc việc đan dây vợt cầu lông theo chiều dọc và chuyển sang đang day vợt theo chiều ngang.
>>> Xem thêm hướng dẫn cách chọn vợt cầu lông cho người mới chơi chuẩn nhất giúp bạn lựa chọn được chiếc vợt phù hợp nhất.
5.6 Đan dây theo chiều ngang
Để đan vợt cầu lông theo chiều ngang, các bạn cần nối một đầu dây chéo qua phần lỗ đan và thắt một nút dây để cố định sau đó tiến hành xỏ dây đan qua lỗ đầu tiên đan sợi dây vợt cầu lông phía trên và dưới dây chính và kéo chúng qua lỗ. Các bạn tiếp tục thực hiện và nhớ căng dây và kẹp dây đan.
Sau đó, các bạn xỏ các sợi dây qua lỗ gen tiếp theo đối diện lỗ gen trước và thực hiện cho đến lỗ gen cuối cùng. Sau khi đan hết các đường dây các bạn thắt nút kết thúc và cắt đoạn dây đan còn thừa.
6. Tổng kết
Trên đây là hướng dẫn cách đan, làm căng dây vợt cầu lông tại nhà. Hi vọng những thông tin này hữu ích với các bạn.
Ngoài ra, nếu không có dụng cụ, các bạn có thể ra các cơ sở, cửa hàng để thuê căng dây vợt. Chi phí một lần căng dây vợt với dây vợt bạn có sẵn dao động khoảng 40.000 – 100.000 đồng tùy vào từng cơ sở. Tại một số cửa hàng thể thao lớn, khi mua dây vợt cầu lông, các bạn sẽ được hỗ trợ căng vợt hoàn toàn miễn phí, ví dụ như tại cửa hàng Thể Thao Đông Á.
Nếu bạn muốn mua cước vợt cầu lông, vợt cầu lông, ghế trọng tài cầu lông, cột lưới cầu lông, thảm cầu lông và các dụng cụ cầu lông tiêu chuẩn thi đấu, chất lượng tốt, giá rẻ hãy tới ngay Công ty TNHH Thể Thao Đông Á Việt Nam – đơn vị chuyên cung cấp, phân phối dụng cụ thể dục thể thao số 1 Việt Nam hiện nay.
Công ty giao hàng tại nhà trên toàn quốc, xuất hóa đơn bán hàng, bảo hành sản phẩm 6 – 12 tháng, miễn phí thi công, lắp đặt, khách hàng thoải mái kiểm tra sản phẩm trước khi thanh toán, miễn phí đổi, trả sản phẩm,….
Liên hệ hotline 0976.066.222 để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí 24/7 và đặt hàng ngay hoặc tới trực tiếp các địa chỉ sau:
- Tại Hà Nội: Số 43 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Tại Tp. HCM: Số 10 đường Trần Trọng Cung, P. Tân Thuận Đông, Q7, TP.HCM.
Thể Thao Đông Á chúc các bạn luôn mạnh khỏe.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!