Khan tiếng, mất tiếng là triệu chứng phổ biến ở mọi lứa tuổi và được coi là dấu hiệu của các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, … Hầu hết người bệnh thường chủ quan vì nghĩ bệnh sẽ tự khỏi sau một vài ngày mà không cần chữa khan tiếng. Tuy nhiên, đã có những trường hợp gặp biến chứng nguy hiểm như tắt tiếng vĩnh viễn khi bệnh liên tục tái phát và không điều trị dứt điểm. Do đó, những mẹo trị khan tiếng vô cùng hiệu quả mà đơn giản dưới đây sẽ hữu ích với người bệnh.
1. Mẹo chữa trị khan tiếng hiệu quả từ thiên nhiên
Dưới đây là danh sách những thực phẩm từ thiên nhiên rất dễ tìm, tiết kiệm chi phí mà vô cùng hiệu quả trong việc chữa trị khan tiếng và cải thiện đường hô hấp mà ai cũng nên biết:
1.1 Mật ong và chanh, quất
Vỏ chanh, quất chứa nhiều tinh dầu có tác dụng hữu hiệu trong việc tiêu đờm, trị khàn tiếng. Bên cạnh đó, vitamin E trong mật ong kết hợp với hàm lượng vitamin C dồi dào trong chanh, quất có khả năng kháng khuẩn, làm dịu cổ họng nhanh chóng và đồng thời cải thiện dây thanh quản. Tình trạng khan tiếng, mất tiếng sẽ thuyên giảm rõ rệt chỉ sau 1-2 ngày sử dụng các nguyên liệu này.
Cách sử dụng phổ biến là:
– Với chanh: cắt thành lát và ngâm vào trong mật ong 1- 2 tiếng cho ngấm. Sau đó ngậm trong miệng và từ từ nuốt nước xuống cổ họng.
– Với quất hay được sử dụng chưng với mật ong: hỗn hợp quất, mật ong hấp cách thủy khoảng 15 phút. Mỗi ngày ngậm hỗn hợp khoảng 2 lần tình trạng khan tiếng nhanh chóng được cải thiện.
1.2 Gừng
Gừng là một trong những nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất trong bài thuốc dân gian để chữa khan tiếng. Bởi vì nó có tác dụng chống viêm, giảm đau một cách tự nhiên mà không gây ra tác dụng phụ như các loại thuốc tân dược. Ngoài ra, nhờ vào hoạt chất Zingiberol và zingiberene, gừng còn kích thích khả năng lưu thông máu và chữa tổn thương ở thanh quản.
Cách chữa trị khản tiếng nhanh nhất từ gừng là uống nước gừng. Cách làm như sau: cho vài lát gừng được rửa sạch vào cốc nước sôi. Đậy kín miệng cốc lại và ngâm trong khoảng 10 -15 phút, các hoạt chất trong gừng sẽ tiết ra và khiến nước chuyển thành màu vàng nhạt. Có thể kết hợp thêm với mật ong cho dễ uống hơn.
Mỗi ngày uống 3 – 4 cốc như thế, người bệnh sẽ thấy cơn đau rát cổ họng giảm thiểu rõ rệt và cải thiện tình trạng khan tiếng.
1.3 Chữa khan tiếng bằng muối
Nước muối có khả năng sát khuẩn và chữa lành các mô đang kích thích trong cổ họng, gây nên mất tiếng. Pha một muỗng cà phê muối với 1 cốc nước ấm, súc họng 2 – 3 lần một ngày cho đến khi giọng nói được khôi phục trở lại. Nên súc miệng sau khi đánh răng buổi sáng và buổi tối để đảm bảo hiệu quả nhất.
Một vài lưu ý khi điều trị khàn tiếng bằng nước muối:
– Tuyệt đối không pha nước muối quá mặn vì việc này sẽ làm cho các tế bào vùng cổ họng sẽ tổn thương nghiêm trọng hơn và cơ thể bị dư thừa muối.
– Nên súc miệng trước nhằm loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng trước khi thực hiện súc họng.
– Nên súc miệng lại bằng nước lọc sau khi sử dụng nước muối xong.
1.4 Giá đỗ
Giá đỗ là loại rau giàu chất dinh dưỡng, với hàm lượng vitamin C, calo, glucid, protein cao gấp nhiều lần so với hạt đỗ. Do vậy, giá đỗ được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan, dịu cổ họng, chữa trị khàn tiếng rất nhanh chóng.
Cách sử dụng giá đỗ chữa khan tiếng như sau: rửa sạch 100-150g giá đỗ, đem giã nát và lọc lấy nước cốt. Thực hiện ngậm nước cốt giá đỗ trong miệng sau đó nuốt, mỗi ngày khoảng 2 đến 3 lần tình trạng khan tiếng được cải thiện rõ rệt.
1.5 Hành tây giúp chữa khan tiếng
Đây là loại nguyên liệu phổ biến, có nhiều tác dụng để chữa bệnh mà ít người biết một trong số đó là chữa trị khan tiếng hiệu quả. Củ hành tây rửa sạch, cắt nhỏ và đun với nước trong khoảng 15-20 phút rồi lọc bã lấy nước cốt. Người bệnh uống 2-3 lần một ngày, có thể vắt thêm vài giọt chanh hoặc pha loãng với nước lọc cho dễ uống hơn.
2. Một số phương pháp khác
Ngoài những mẹo dân gian trên, người bị khan tiếng cần áp dụng thêm những phương pháp sau để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tình trạng tái phát. Hai cách bác sĩ khuyên bệnh nhân nào cũng nên áp dụng là:
– Hạn chế nói chuyện: việc nói nhiều cộng với âm lượng lớn hoặc la hét sẽ khiến cho dây thanh âm tổn thương. Do đó, hạn chế nói chuyện là cách tốt nhất để giọng nói không trở nên trầm trọng hơn. Tình trạng khan tiếng sẽ được cải thiện rõ rệt khi người bệnh im lặng từ 1-2 ngày và chỉ nói khi cần thiết với âm lượng nhỏ, đây cũng là khoảng thời gian dây thanh âm được phục hồi.
– Uống nước ấm hàng ngày: có tác dụng làm lành các mô bị tổn thương ở khu vực dây thanh quản do virus gây ra. Mỗi ngày nên duy trì uống khoảng 2 lít nước ấm sẽ giúp cổ họng không bị khô rát, giọng nói được cải thiện trở nên trong trẻo hơn.
– Thực hiện đúng bài tập thở: trong quá trình điều trị khan tiếng, bác sĩ hay khuyên người bệnh nên thở sâu bằng mũi thay vì thở bằng miệng hoặc họng.
Trên đây là những cách chữa khan tiếng hiệu quả mà vô cùng đơn giản tại nhà. Các phương pháp này được áp dụng cho cả trẻ em, tuy nhiên ba mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương pháp phù hợp với con, tránh những tác dụng phụ không mong muốn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp thêm những phương pháp chữa khan tiếng hiệu quả hữu ích cho mọi người để có thể dễ dàng thực hiện tại nhà và bảo vệ sức khỏe bản thân.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!