ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Ảnh minh họa

(ĐCSVN)Đặc điểm tổng thể của môi trường quốc tế hiện nay là hai xu thế lớnvà một trào lưu chung vẫn không thay đổi, tức là thế giới đa cực hoá và kinh tế toàn cầu hóa phát triển sâu rộng; hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là trào lưu thời đại.

Thế giới đa cực hóa phát triển sâu rộng khiến so sánh lực lượng trên thế giới đang có những thay đổi mới, các nước đang phát triển, đặc biệt là sức mạnh tổng thể của các nước thuộc nền kinh tế mới nổi đang tăng lên nhanh chóng. Xu thế này có lợi cho việc thúc đẩy xây dựng trật tự thế giới mới về kinh tế, chính trị quốc tế theo hướng công bằng, hợp lý; có lợi cho việc duy trì hòa bình, ổn định trên thế giới. Kinh tế toàn cầu hóa phát triển sâu rộng khiến sự phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nền kinh tế ngày càng tăng lên, xu thế mới về sáp nhập, mua lại các tập đoàn, đầu tư xuyên quốc gia, hợp tác kỹ thuật và chuyển dịch công nghiệp ngày càng diễn ra phổ biến. Xu thế này sẽ có lợi cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế thế giới, có lợi cho các nước tham gia hợp tác và cạnh tranh kinh tế quốc tế, mở rộng không gian phát triển, cũng như hòa bình và phát triển trên thế giới. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là trào lưu thời đại, trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi tăng cường hợp tác hữu nghị giữa các nước, tìm kiếm và mở rộng điểm song trùng về lợi ích, thúc đẩy phát triển và cùng phồn vinh, đã trở thành sự lựa chọn hiện thực của nhiều quốc gia.

Trong bối cảnh hai xu thế lớn và một trào lưu chung trên thế giới không thay đối, sự tác động và ảnh hưởng sâu rộng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến cục diện kinh tế thế giới đang có những thay đổi sâu sắc, thể hiện ở một số đặc điểm mới như sau :

Một là, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kết cấu kinh tế thế giới đang bước vào thời kỳ điều chỉnh nhanh chóng. Mô hình tiêu dùng và nợ quá mức hình thành lâu dài tại các nước phát triển đã bị phá vỡ, muốn thông qua mở rộng đầu tư và xuất khẩu, chấn hưng ngành chế tạo để hồi phục tăng trưởng kinh tế. Mô hình của các nền kinh tế mới nổi lấy xuất khẩu lôi kéo tăng trưởng kinh tế gặp trở ngại, bên cạnh việc nỗ lực ổn định thị trường nhu cầu bên ngoài, muốn thông qua mở rộng nhu cầu trong nước để tìm kiếm điểm tăng trưởng kinh tế mới. Tăng cường mô hình phát triển tự mình khai thác, sử dụng tài nguyên, mở rộng các dây chuyền sản xuất công nghiệp, mong muốn thay đổi mô hình phát triển đơn thuần chỉ dựa vào xuất khẩu tài nguyên. Sự điếu chỉnh lớn này trong kết cấu kinh tế thế giới sẽ đem lại những ảnh hưởng to lớn đối với kết cấu nhu cầu thị trường và kết cấu cung cầu quốc tế. Về mặt nhu cầu, tiêu dùng sẽ tiếp tục sụt giảm; về mặt cung cầu, cạnh tranh sẽ thày càng gay gắt.

Hai là, cơ chế xử lý vấn đề kinh tế toàn cầu thay đổi sâu sắc. Cơ chế xử lý vấn đề kinh tế toàn cầu là cơ cấu tổ chức và các hoạt động phối hợp khác tiến hành hiệp thương, giải quyết các vấn đề về kinh tế, tài chính, tiền tệ, hàng hóa quan trọng quốc tế. Dưới sự tác động nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, diễn đàn điều hòa kinh tế quốc tế truyền thống vốn do số ít các quốc gia phát triển lũng đoạn đã khó có thể đối phó với tình hình kinh tế thế giới phức tạp nhiều biến động, tất yếu hình thành cơ chế nhiều quốc gia tham gia bình đẳng, cùng phát huy vai trò nhiều hơn. Do vậy, cơ chế xử lý các vấn đề kinh tế thế giới bước vào thời kỳ thay đổi, cải cách cơ chế quản lý, giám sát tiền tệ quốc tế, cải cách hệ thống tổ chức tài chính quốc tế, cải cách hệ thống tiền tệ quốc tế trở thành chủ đề quan trọng của cộng đồng quốc tế.

Ba là, đổi mới khoa học – kỹ thuật và chuyển đổi công nghiệp bắt đầu có những bước đột phá. Cuộc khủng khoảng kinh tế lớn được coi là một cơ chế thanh lý đối với kết cấu ngành nghề cũ, nhưng lại là một dạng cơ chế trợ sinh đối với kết cấu sản nghiệp mới. Dưới áp lực nặng nề bởi tác động của cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, biến đổi khí hậu toàn cầu, sự ràng buộc về môi trường tài nguyên tăng lên, đổi mới khoa học – kỹ thuật và chuyển đổi mô hình ngành nghề đang ở vào thời kỳ thai nghén mới. Rất nhiều quốc gia trên thế giới coi việc tăng cường đổi mới khoa học kỹ thuật, tăng cường nghiên cứu cơ bản, tăng cường đào tạo nhân tài, đẩy nhanh bồi dưỡng và phát triển ngành công nghiệp mới nổi là trọng điểm mới của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật và cách mạng ngành nghề.

Bốn là, các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là sức mạnh tổng thể của các nước thuộc nền kinh tế mới nổi, đang bước vào thời kỳ tăng lên. Trong vấn đề đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, kinh tế các nước phát triển, phổ biến rơi vào tình trạng suy thoái, phục hồi chậm chạp, trong khi đó, các quốc gia đang phát triển đặc biệt là kinh .tế các nước thuộc thị trường mới nổi luôn dẫn đầu trong phục hồi kinh tế, dần dần trở thành đầu tàu lôi kéo tăng trưởng kinh tế thế giới. Trong các công việc quốc tế, các quốc gia phát triển đang tranh thủ quyền tham gia và quyền phát ngôn nhiều hơn, phát huy vai trò ngày càng quan trọng./.