Trẻ khi vào lớp 1 thì sẽ bắt đầu học chữ đầu tiên, cũng như sẽ làm quen với bảng chữ cái và học đánh vần, phát âm. Vậy thì cách phát âm tiếng Việt lớp 1 mới nhất 2022 được Bộ GDĐT đưa ra có gì thay đổi? Hãy cùng Monkey tìm hiểu ngay sau đây để giúp bé học tập và làm quen với “ngôn ngữ mẹ đẻ” này tốt nhất nhé.
Những thay đổi của Bộ GDĐT trong môn tiếng Việt lớp 1
Trong thời gian vừa qua, Bộ GDĐT đã có một số thay đổi trong cách giảng dạy và chương trình học môn Tiếng Việt lớp 1. Trong đó, bảng phát âm tiếng Việt lớp 1 sẽ bổ sung thêm chữ cái, cũng như có chút thay đổi về cách viết hoa, cách phát âm.
Vậy nên, phụ huynh cần phải chú ý khi dạy bé để đảm bảo đúng chương trình học mới nhất của Bộ GDĐT đưa ra, cũng như giúp bé hiểu rõ hơn về các chữ cái trong tiếng Việt, cách phát âm đúng chuẩn nhất.
Bảng phát âm tiếng Việt lớp 1 mới nhất theo quy định của Bộ GDĐT
Theo quy định của Bộ GDĐT Việt Nam, hiện nay bảng chữ cái tiếng Việt sẽ có tổng cộng 29 chữ cái. Ngoài những chữ cái truyền thống thì trong bảng phát âm này thì Bộ GDĐT đang còn xem xét ý kiến để thêm 4 chữ vào bảng đó là f, w, j, z. Bởi vì theo nhiều ý kiến thì các chữ này đều xuất hiện trên sách báo rất nhiều nhưng không có trong bảng chữ cái tiếng Việt (ví dụ như Z trong chữ Showbiz…).
Còn lại về cơ bản bảng phát âm tiếng Việt lớp 1 mới nhất vẫn giữ nguyên như các phiên bản trước đây với các phụ âm, các vần ghép, dấu câu và cách viết hoa viết thường như sau:
Các phụ âm ghép trong Tiếng Việt
Các vần ghép trong Tiếng Việt
Các dấu câu trong Tiếng Việt
- Dấu Sắc dùng vào 1 âm đọc lên giọng mạnh, ký hiệu “´”
- Dấu Huyền dùng vào 1 âm đọc giọng nhẹ
- Dấu Hỏi dùng vào một âm đọc đọc xuống giọng rồi lên giọng
- Dấu Ngã dùng vào âm đọc lên giọng rồi xuống giọng ngay, ký hiệu “~”
- Dấu Nặng dùng vào một âm đọc nhấn giọng xuống, kí hiệu “.”
Tìm hiểu thêm: 4 cách kiểm tra phát âm tiếng Việt giúp bé cải thiện kỹ năng nghe – nói – đọc – viết chính xác
Cách phát âm tiếng Việt lớp 1 2022 theo phương pháp Bộ GDĐT đưa ra
Chữ viết và phát âm là sự kết hợp giữa hệ thống các ký hiệu để ghi ngôn ngữ thành văn bản, cũng như miêu tả lại ngôn ngữ thông qua các biểu tượng, ký hiệu gọi là các âm, vần. Đối với những người học ngoại ngữ thì việc làm quen với bảng chữ cái của ngôn ngữ đó và phát âm chuẩn là việc đầu tiên hết sức quan trọng.
Hiện nay, trong bảng phát âm tiếng Việt lớp 1 mới nhất sẽ bao gồn các nguyên âm đơn là a, ă, â, e, ê, i, y, o, ô, ơ, u, ư, oo. Bên cạnh đó sẽ cùng đi với 3 nguyên âm đôi với nhiều cách viết khác nhau như: ua – uô, ia – yê – iê, ưa – ươ.
Về cách phát âm tiếng Việt lớp 1 mới nhất vẫn đảm bảo theo các quy tắc sau đây:
- Nguyên âm đơn/ghép+dấu: Áo, Oi, Ở, Ô,…
- (Nguyên âm đơn/ghép+dấu) + phụ âm: ăn, uống,. . .
- Phụ âm + (nguyên âm đơn/ghép+dấu): da, hỏi, cười. . .
- Phụ âm + (nguyên âm đơn/ghép+dấu)+phụ âm: cơm, thương, không,…
- “a” và “ă” là hai nguyên âm. Về cách phát âm chúng gần như giống nhau với khẩu hình miệng mở nang cùng vị trí của lưỡi hơi cong lên cùng với độ mở của khuôn miệng.
- Với nguyên âm “ơ” và “â” cũng có cách phát âm khá giống nhau, nhưng âm “ơ” khẩu hình miệng mở nâng lên với cách đọc ngắn hơn, âm “ơ” sẽ dài hơn.
- Đối với các nguyên âm đơn trong tiếng việt thường sẽ không lặp lại ở các vị trí gần nhau, sẽ dẫn tới việc phát âm sai. Không như tiếng Anh chúng có thể đứng gần nhau như Look, See,… Còn tiếng Việt thuần chủng sẽ không có, hầu hết một số từ cái xoong, quần soóc,… đều là những từ vay mượn, khi phát âm thì sẽ kéo dài âm “o” ở giữa.
- Khi dạy cách phát âm tiếng Việt lớp 1 mới nhất cho học sinh, cần dựa vào độ mở của miệng cùng vị trí đặt lưỡi để phát âm đúng nhất. Đặc biệt, giáo viên cần miêu tả rõ vị trí mở miệng, lưới khi phát âm từ sẽ đặt ở đâu. Để phát âm tốt thì sẽ cần tới sự tưởng tượng phong phú của các bé thông qua việc quan sát thầy cô, bố mẹ hướng dẫn.
Ngoài ra, trong bảng phát âm tiếng Việt phần lớn sẽ có nhiều phụ âm đơn như b, t, v, s, x, r…ngoài ra cũng có sự kết hợp của phụ âm là hai âm đơn ghép lại như:
- Ph: Phở, phim, phường….
- Th: thướt tha, thấp thoáng,…
- Tr: tre, trúc, trước, trên….
- Gi: gia giáo, giảng giải,….
- Ch: cha, chú, che chở….
- Nh: nhỏ nhắn, nhẹ nhàng….
- Ng: ngây ngất, ngân nga,…
- Kh: không khí, khập khiễng….
- Gh: ghế, ghi, ghé, ghẹ….
- Ngh: nghề nghiệp….
Không chỉ vậy, trong cách phát âm tiếng Việt lớp 1 cần chú ý có 3 phụ âm được ghép lại từ nhiều chữ cái khác nhau như:
- “k” được ghi bằng:
- K khi đứng trước i/y, iê, ê, e (VD: kí/ký, kiêng, kệ, …);
- Q khi đứng trước bán nguyên âm u (VD: qua, quốc, que…)
- C khi đứng trước các nguyên âm còn lại (VD: cá, cơm, cốc,…)
- “g” được ghi bằng:
- Gh khi đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e (VD: ghi, ghiền, ghê,…)
- G khi đứng trước các nguyên âm còn lại (VD: gỗ, ga,…)
- “ng” được ghi bằng:
- Ngh khi đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e (VD: nghi, nghệ, nghe…)
- Ng khi đứng trước các nguyên âm còn lại (VD: ngư, ngả, ngón…)
Cách phát âm các vần sẽ được đọc như sau:
- Các chữ đọc như cũ: a, ă, â, b, ch, e, ê, g, h, i, kh, l, m, n, ng, ngh, nh, o, ô, ơ, ph, s, t, th, u, ư, v, x, y
- Các chữ đọc là “dờ” nhưng phát âm có phần khác nhau: gi; r; d
- Các chữ đều đọc là “cờ”: c; k; q
Những lưu ý trong cách phát âm tiếng Việt cho học sinh tiểu học
Mặc dù hệ thống tiếng Việt đã được xây dựng thành một thể thống nhất. Tuy nhiên, trong cách phát âm tiếng Việt lớp 1 cũng có một vài điểm gây khó khăn cho các bé khi đọc và ghi nhớ như:
- Đối với vần “gi”, khi ghép với các vần như “iêng”, “iếc” sẽ phải bỏ bớt một chữ “i”.
- Trường hợp ngược lại, nếu có hai chữ chỉ đọc một âm như “g” và “gh” đều đọc là “gờ”. Để phân biệt cho các bé thì giáo viên sẽ phải đọc là “gờ” đơn (g) và “gờ” kép (gh). Cũng tương tự với vần ng (ngờ đơn) và ngh (ngờ kép) cũng phát âm như vậy.
- Hay trường hợp chữ “d” và “gi” thực chất hai chữ này phát âm khác nhau như trong từ “da bò” và “gia đình” nhưng nhiều học sinh thường nhầm lần. Nên để phân biệt, cần để bé biết âm “d” phát âm là “dờ” và âm “gi” sẽ phát âm là “di”.
- Một âm được ghi bằng nhiều chữ cái như “c”, “k” và “q”. Khi dạy bé cách phát âm thì “c” đọc là “cờ”, “k” đọc là “ca” và “q” phát âm là “cu”. Đặc biệt âm “q” sẽ không bao giờ đứng một mình mà thường đu cùng âm “u” để phát âm thành “quờ”. Hay âm i có i ngắn và y dài các bé cũng cần lưu ý để tránh phát âm sai như “thúy” và “thúi”.
Kết luận
Qua những chia sẻ trên có thể thấy cách phát âm tiếng Việt lớp 1 khá khó với lứa tuổi của các bé. Vậy nên đòi hỏi giáo viên và cả bố mẹ cần phải có một phương pháp học hợp lý để giúp bé cảm thấy không quá khó khăn khi làm quen với bộ môn tiếng Việt này.
Trong đó, phương pháp dạy học tiếng Việt online qua ứng dụng Vmonkey là một sự lựa chọn hoàn hảo mà bố mẹ không nên bỏ qua cho bé nhà mình nhé. Tìm hiểu về sản phẩm Vmonkey tại đây.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!