37 tinh huong chuan – Đây là 37 bài tập tình huống về pháp luật đại cương, hãy tham khảo có chọn lọc – StuDocu

BỘ TÌNH HUỐNG VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI CỦA HỘI THI HÒA GIẢI VIÊN GIỎI LẦN THỨ III

Tổng số: 37 Tình huống Tình huống 1: Do cần tiền chơi điện tử, cháu A (12 tuổi) đã bán chiếc xe đạp mini Nhật mà bố mẹ mua cho để đi học với giá 01 triệu đồng cho ông L (thợ sửa xe đạp đầu phố). Sau khi phát hiện con không đi xe đạp về nhà, nhiều lần tra hỏi, bố mẹ cháu A mới biết việc mua bán đó. Bố mẹ cháu A đã tìm gặp ông L đề nghị được chuộc lại chiếc xe và hoàn trả ông 01 triệu đồng nhưng ông L không đồng ý vì cho rằng việc mua bán giữa ông và cháu A là hoàn toàn tự nguyện, ông không có trách nhiệm phải trả lại chiếc xe. Hai bên lời qua tiếng lại, bố mẹ cháu A đã tìm đến Tổ hòa giải đề nghị giúp đỡ. Nếu được giao hòa giải vụ việc trên, ông/bà sẽ hòa giải như thế nào?

Gợi ý trả lời:

1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn: Mâu thuấn giữa Bố mẹ cháu A và ông L là do cháu A (12 tuổi) đã bán chiếc xe đạp mini Nhật mà bố mẹ mua cho để đi học với giá 01 triệu đồng cho ông L

2. Căn cứ pháp lý:

  • Khoản 3 Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.”

  • Điều 125 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện:

“1. Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý.

3. Hướng giải quyết:

  • Là hòa giải viên khi được phân công tiến hành hòa giải trên cơ sở quy định Khoản 3 Điều 21 và Điều 125 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về người chưa thành niên và về giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên xác lập, thực hiện để phân tích các bên hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên trong vụ việc và các bên thỏa thuận việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó.

  • Hòa giải viên thuyết phục hai bên hòa giải không để xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn, xung đột. Thuyết phục ông L nhận lại 01 triệu đồng và trả lại chiếc xe đạp mini Nhật mà bố mẹ mua cho cháu A để đi học vì cháu A là người chưa thành niên, việc thực hiện giao dịch giữa cháu A và ông L phải được sự đồng ý của bố mẹ cháu A.

  • Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Tình huống 2: Anh Hợi có một chiếc xe SH màu sắc trang nhã, biển số rất đẹp, đi lại rất an toàn. Anh Mùi rất thích chiếc xe đó nên đã hỏi mua và được anh Hợi đồng ý bán với giá 50 triệu đồng. Hai bên ký hợp đồng mua bán viết tay, tiến hành bàn giao tiền, giấy tờ đăng ký xe (có giấy biên nhận) nhưng chưa hoàn tất thủ tục sang tên đổi chủ. Riêng xe, anh Mùi đề nghị ba hôm sau sang lấy vì hôm đó mới được ngày đẹp. Hôm sau, anh Ngọ sang nhà anh Hợi chơi, biết chuyện bán xe đã khuyên anh Hợi không nên bán chiếc xe SH vì nó rất hợp phong thủy và đem lại nhiều may mắn cho anh Hợi, nếu bán đi sẽ bị mất lộc. Nghe bùi tai, anh Hợi đã sang nhà anh Mùi đề nghị hủy việc mua bán xe, trả lại tiền và xin nhận lại giấy tờ xe nhưng anh Mùi không đồng ý. Hai bên lời qua tiếng lại anh Hợi trả lại tiền và bỏ về. Nhiều lần anh Mùi sang nhà anh Hợi đề nghị lấy xe về và trả lại tiền cho anh Hợi nhưng anh Hợi không đồng ý. Hai bên xảy ra mâu thuẫn, xung đột. Nếu được hòa giải vụ việc trên, ông/bà sẽ hòa giải như thế nào?

Gợi ý trả lời:

1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn: Anh Hợi bán cho anh Mùi chiếc xe SH bằng việc ký hợp đồng mua bán viết tay, tiến hành bàn giao tiền, giấy tờ đăng ký xe (có giấy biên nhận) nhưng chưa hoàn tất thủ tục sang tên đổi chủ. Sau đó, anh Hợi không muốn bán chiếc xe SH nữa do chiếc xe hợp phong thủy và mang lại nhiều may mắn cho anh Hợi.

hệ với ông Cương đề nghị hủy hợp đồng mua bán xe và nhận lại xe vì đó là chiếc xe thuộc sở hữu của chị, lại là vật kỷ niệm với gia đình bên ngoại. Thực tế trước đó, anh Cường không hề bàn bạc với chị việc bán xe. Ông Cương nói xe ông đã bán cho anh Vui, nếu muốn lấy lại thì đến anh Vui mà chuộc. Chị Hạnh đã liên hệ với anh Vui đề nghị nhận lại xe và trả đủ tiền cho anh nhưng anh Vui không đồng ý vì anh mua xe của ông Cương chứ không mua xe của chị, việc mua bán xe giữa ông Cương với chồng chị là hợp pháp, không có lý gì anh phải trả lại xe cho chị. Chị Hạnh đã liên hệ với Tổ hòa giải đề nghị giúp đỡ chị. Là Hòa giải viên được phân công tham gia hòa giải vụ việc, ông/bà cần hòa giải thế nào?

Gợi ý trả lời:

1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn: Anh Cường chồng chị Hạnh bán chiếc xe đạp điện thuộc sở hữu của chị cho ông Cương trong lúc chị vắng nhà mà không bàn bạc với chị. Ông Cương bán lại cho anh Vui, chị Hạnh đã liên hệ với anh Vui đề nghị nhận lại xe và trả tiền cho anh Vui nhưng anh Vui không đồng ý vì chiếc xe đã mua của ông Cương chứ không mua của chị.

2. Căn cứ pháp lý:

  • Điều 133 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu:

“1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167, Bộ luật dân sự 2015 cụ thể: “Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu”.

2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.

3. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.”

3. Hướng giải quyết:

  • Là hòa giải viên khi được phân công tiến hành hòa giải trên cơ sở quy định Điều 133 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu để phân tích các bên hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên trong vụ việc và các bên thỏa thuận việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó.

  • Hòa giải viên cần tìm hiểu nguyên nhân và thuyết phục hai bên không để xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn, xung đột. Đề nghị anh Vui cho chị Hạnh chuộc lại xe vì xe thuộc sở hữu của chị, lại là vật kỷ niệm với gia đình bên ngoại và việc anh Cường bán xe của chị là nằm ngoài ý muốn của chị.

  • Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Tình huống 4: Nhà ông C và bà T là hai hộ liền kề, ranh giới giữa hai nhà là hàng cây râm bụt được trồng từ hơn 20 năm nay. Để chuẩn bị tổ chức lễ cưới cho con trai, ông C đề nghị bà T cho phá hàng râm bụt để xây tường rào chung, nhưng bà T không đồng ý. Theo bà T, ông C muốn xây tường thì cứ xây trên phần đất nhà mình, nếu phá hàng râm bụt sẽ lấn sang phần đất nhà bà. Ông C cho rằng hàng râm bụt là ranh giới chung giữa 2 gia đình, việc xây tường rào là vì lợi ích chung nên ông vẫn xây tường, kể cả bà T không đồng ý. Hôm ông C xây dựng tường rào, các con bà T đã ngăn cản, không cho tiến hành dẫn đến cãi vã to tiếng và nguy cơ xảy ra xung đột. Nếu được giao hòa giải vụ việc, ông/bà sẽ hòa giải như thế nào?

ý, ông C vẫn có thể xây tường trên phần đất nhà mình nhưng không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của bà T.

  • Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Tình huống 5: Mốc giới phân chia thửa đất nhà ông A và bà B ở hai đầu là hai cọc đá được chôn từ 20 năm nay. Năm 2006, khi xây chuồng lợn, ông A đã để lại 50cm đất cách mốc giới và dự định sau này sẽ làm đường ống thoát nước chạy dọc theo. Nay bà B cho san nền xây bếp sát với chuồng lợn nhà ông A, chỉ cách 30 cm. Ông A yêu cầu bà B dừng xây dựng để kiểm tra mốc giới. Qua kiểm tra, thấy bà B xây dựng lấn sang phần đất nhà Ông 20 cm nên hai bên xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn. Nếu được giao hòa giải vụ việc, ông/bà sẽ hòa giải như thế nào?

Gợi ý trả lời:

1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn: Mâu thuẫn giữa ông A và bà B là mẫu thuẫn về mốc giới ngăn cách các bất động sản

2. Căn cứ pháp lý: Điều 176 Bộ luật dân sự năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017 quy định mốc giới ngăn cách các bất động sản như sau:

“1. Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.

2. Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.

Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.

3. Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.

Trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình.

Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

3. Hướng giải quyết:

  • Là hòa giải viên khi được phân công tiến hành hòa giải trên cơ sở quy định Điều 176 Bộ luật dân sự năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017 quy định Mốc giới ngăn cách các bất động sản. Hòa giải viên cần phân tích để các bên hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên trong vụ việc để các bên thỏa thuận việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó.

  • Hòa giải viên cần nêu truyền thống tốt đẹp về tình làng nghĩa xóm, thuyết phục hai bên không để xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn. Đề nghị bà B dừng ngay việc xây dựng để các bên tiến hành hòa giải. Hai bên cần có nghĩa vụ tôn trọng mốc giới phân chia thửa đất nhà ông A và bà B là ở hai đầu hai cọc đá được chôn từ 20 năm nay.

  • Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Tình huống 6: Nhà ông Minh liền kề với nhà ông Chiến. Gần phần đất giáp ranh giữa hai nhà, ông Minh trồng 02 cây nhãn. Một cây có nhiều lá rụng, đọng lại trên mái nhà và nhiều cành ngả sang đất nhà ông Chiến làm hư hỏng mái ngói. Một cây bị nghiêng, gần bật gốc, có nguy cơ đổ vào nhà ông Chiến. Nhiều lần, ông Chiến đề nghị ông Minh chặt các cành vươn sang đất nhà mình và đốn cây nhãn bị nghiêng để tránh cây đổ nhưng ông Minh không đồng ý. Hai bên nhiều lần to tiếng gây căng thẳng, làm mất trật tự khối xóm. Hàng xóm đã nhiều lần khuyên can nhưng không được, xung đột, mâu thuẫn có nguy cơ gia tăng cao. Nếu được phân công hòa giải vụ việc, ông/bà sẽ hòa giải như thế nào?

Gợi ý trả lời:

1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn: Mâu thuẫn là do cây nhãn nhà ông Minh có nguy cơ bật gốc đe dọa đổ vào nhà ông Chiến.

  • Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Tình huống 7: Nhà bà A có khu đất liền kề nhà bà H. Trước khi xây dựng nhà, bà A đã thuê công ty đến đo đạc, thiết kế và hoàn tất các thủ tục xin phép xây dựng. Do diện tích hạn chế nên bà A xây hết phần diện tích thuộc quyền sử dụng. Khi xây đến tầng 2, nhà bà H phản đối với lý do cửa sổ nhà bà A mở nhìn sang phần đất nhà bà, Khi mở cửa sổ sẽ lấn sang phần ngõ đi riêng của nhà bà H. Bà A cho rằng hồ sơ xây dựng nhà đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với quy định của pháp luật, nên lý lẽ bà H đưa ra không thuyết phục. Hai bên xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp. Nếu được phân công hòa giải vụ việc, ông/bà sẽ hòa giải như thế nào?

Gợi ý trả lời:

1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn: Mâu thuẫn giữa bà A và bà H là nhà bà A khi mở cửa sổ sẽ lấn sang phần ngõ đi riêng của gia đình nhà bà H.

2. Căn cứ pháp lý:

Điều 178 Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017 quy định về trổ cửa nhìn sang bất động sản liền kề: “1. Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng. Cụ thể: Điều 7 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Xây dựng, thì chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa sổ, lỗ thông hơi, lỗ thông gió theo quy định sau: “Từ tầng hai (lầu một) trở lên, trên các bức tường cách ranh giới đất với công trình bên cạnh dưới 2m không được mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi (chỉ được mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi trên các bức tường cách ranh giới đất với nhà bên cạnh ít nhất 2m). Khi mở cửa cần có biện pháp tránh tia nhìn trực tiếp vào nội thất nhà bên cạnh (chắn tầm nhìn hoặc bố trí so le các cửa sổ giữa hai nhà);

– Mép ngoài cùng của ban công trông sang nhà hàng xóm phải cách ranh giới đất giữa hai nhà ít nhất là 2m.

– Trong trường hợp người có quyền sử dụng lô đất liền kề có thỏa thuận thì trên bức tường xây cách ranh giới đất dưới 2m có thể mở các lỗ cửa nhưng phải đề phòng trường hợp lửa cháy lan giữa hai nhà. Các lỗ cửa này phải là cửa cố

định (chớp lật hoặc lắp chết kính) có mép ngoài cùng cao hơn mặt sàn ít nhất là 2m. Khi thỏa thuận bị hủy bỏ; việc bít các lỗ cửa này là mặc nhiên, không phải thương lượng, xét xử.”

2. Mặt dưới mái che trên cửa ra vào, mặt dưới mái che cửa sổ quay ra đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5 mét trở lên.”

3. Hướng giải quyết:

  • Là hòa giải viên khi được phân công tiến hành hòa giải trên cơ sở quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 tại Điều 178 quy định về trổ cửa nhìn sang bất động sản liền kề để các bên hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên trong vụ việc và các bên thỏa thuận việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó.

  • Hòa giải viên cần nêu truyền thống tốt đẹp về tình làng nghĩa xóm, thuyết phục hai bên không để xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn. Đề nghị bà H thực hiện việc trổ cửa sổ nhìn sang nhà bà H phải theo quy định của pháp luật về xây dựng.

  • Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Tình huống 8: Một tối đi đường, ông A nhặt được chiếc túi, trong đó có 01 máy tính xách tay, 05 triệu đồng và một số giấy tờ tùy thân của ông B nhưng không rõ địa chỉ. Ông A đã liên hệ với cán bộ xã để thông báo cho người bị mất biết đến nhận, đồng thời mang tiền, máy tính về nhà; giao máy tính cho con trai là M sử dụng, do vô tình M đã làm đổ chai nước dẫn đến chập điện và hỏng máy tính. Ba ngày sau, ông B đến nhà ông A xin nhận lại tài sản vì hôm đó do say rượu lên đánh rơi mà không biết. Ông A đồng ý trả lại 5 triệu và giấy tờ tùy thân cho ông B, riêng máy tính do đã chập điện và hỏng lên ông A xin phép ông B thứ lỗi và chấp nhận đền bù 03 triệu đồng. Ông B không đồng ý vì máy tính đó ông mới mua giá 12 triệu đồng, ít nhất ông A phải bồi thường 8 triệu, do không thống nhất được mức bồi thường nên hai bên đã lời qua tiếng lại gây mâu thuẫn, tranh chấp. Nếu được giao hòa giải vụ việc, ông/bà sẽ hòa giải như thế nào?

Gợi ý trả lời:

1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn: Mâu thuẫn giữa ông A và ông B là do ông A nhặt được máy tính của ông B giao cho con trai là M sử dụng, do vô tình

mỗi bên trong vụ việc và các bên thỏa thuận việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó.

  • Hòa giải viên cần nêu truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam và thuyết phục hai bên không để xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn, xung đột. Phân tích để ông B hiểu rõ việc ông A đã liên hệ với cán bộ xã thông báo cho người bị mất biết và đến nhận là việc làm phù hợp theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015. Đề nghị ông B chấp nhận về việc bồi thường chiếc máy đã chập điện và hỏng do ông A nhặt được mặc dù ông đã giao máy tính cho con trai là M sử dụng là không đúng và ông A đã xin phép ông B thứ lỗi, việc máy tính bị hỏng là do M là con ông vô tình làm đổ chai nước dẫn đến chập điện và máy tính bị hỏng chứ không phải do ông cố ý thực hiện.

  • Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Tình huống 9: Khi phát hiện có con trâu lạc vào đàn trâu của nhà, ông An đã báo cho cán bộ xã biết để thông báo trên loa truyền thanh của xã, rồi đưa trâu về nhà nuôi. Hai tháng sau, ông Bình là chủ của con trâu bị thất lạc đã đến gặp ông An để xin lại con trâu. Ông An đồng ý trả lại trâu và đề nghị ông Bình phải thanh toán tiền công và các chi phí nuôi giữ con trâu trong hai tháng. Ông Bình không nhất trí thanh toán tiền công và trả chi phí nuôi giữ trâu nên hai bên phát sinh mâu thuẫn. Nếu được phân công hòa giải vụ việc trên, ông/bà sẽ hòa giải như thế nào?

Gợi ý trả lời:

1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn: Mâu thuẫn giữa ông An và ông Bình là việc thanh toán tiền công và các chi phí nuôi giữ con trâu của nhà ông Bình bị thất lạc do ông An nuôi giữ.

2. Căn cứ pháp lý:

Điều 231 Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc: “1. Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo công khai hoặc sau 01 năm đối với gia súc thả

rông theo tập quán thì quyền sở hữu đối với gia súc và số gia súc được sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia súc.

2. Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia súc bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia súc. Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc.”

3. Hướng giải quyết:

  • Là hòa giải viên khi được phân công tiến hành hòa giải trên cơ sở quy định của Điều 231 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc để các bên hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên trong vụ việc và các bên thỏa thuận việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó.

  • Hòa giải viên cần nêu truyền thống tốt đẹp ở địa phương, gia đình và thuyết phục hai bên không để xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn. Đề nghị ông Bình thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác để đảm bảo quyền lợi mà ông An đã bỏ các chi phí nuôi giữ con trâu của ông Bình

  • Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Tình huống số 10: Bà Tú nuôi một đàn 40 con vịt. Một hôm lùa đàn vịt về, bà thấy có 20 con vịt khác lạc vào đàn vịt của mình. Bà Tú đi hỏi các gia đình gần đó và báo với cán bộ xã để thông báo trên loa truyền thanh xã nhưng mãi không có ai đến nhận nên bà đành phải nuôi đàn vịt lạc đó. Mười ngày sau, ông Hoàng cuối thôn đến xin nhận lại 20 con vịt bị thất lạc. Sau khi nêu điểm đặc trưng của vịt nhà ông Hoàng, thấy đúng, bà Tú đồng ý trả lại vịt. Sau khi nhận vịt, ông Hoàng yêu cầu bà Tú trả lại số trứng mà 20 con vịt của ông đã đẻ trong 10 ngày. Bà Tú không đồng ý vì mặc dù vịt có đẻ nhưng bà phải mất công nuôi và cho ăn nên bù trừ đi là vừa đủ, ông nhận vịt về, bà nhận trứng nhưng ông Hoàng không đồng ý dẫn đến cãi vã, mâu thuẫn. Nếu được giao hòa giải vụ việc, ông/bà sẽ hòa giải như thế nào?

Gợi ý trả lời:

nhà ông Huân. Thấy đầm nhà mình tự dưng rất nhiều tôm, ông Huân đã cất vó, bắt tôm đem bán, ông Minh biết chuyện đã yêu cầu ông Huân trả lại số tôm đã bắt. Ông Huân không đồng ý vì “cá vào ao ai người đó hưởng”, “tôm ở ao ông thì ông bắt” dẫn đến mâu thuẫn, xung đột. Nếu được phân công hòa giải vụ việc, ông/bà sẽ hòa giải như thế nào?

Gợi ý trả lời:

1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn: Mâu thuẫn giữa Nhà ông Minh và ông Huân là mâu thuẫn tôm từ đầm nhà ông Minh nhảy tràn sang đầm nhà ông Huân do bị mưa rào, nước lụt

2. Căn cứ pháp lý:

Điều 233 Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước: “Khi vật nuôi dưới nước của một người di chuyển tự nhiên vào ruộng, ao, hồ của người khác thì thuộc sở hữu của người có ruộng, ao, hồ đó. Trường hợp vật nuôi dưới nước có dấu hiệu riêng biệt để có thể xác định vật nuôi không thuộc sở hữu của mình thì người có ruộng, ao, hồ đó phải thông báo công khai để chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu vật nuôi dưới nước đó thuộc về người có ruộng, ao, hồ.”

3. Hướng giải quyết:

  • Là hòa giải viên khi được phân công tiến hành hòa giải trên cơ sở quy định của Điều 233 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước để các bên hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên trong vụ việc và các bên thỏa thuận việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó.

  • Hòa giải viên cần nêu truyền thống tốt đẹp về tình làng nghĩa xóm và thuyết phục hai bên không để xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn, xung đột. Đề nghị ông Huân phải trả lại số tôm đã bắt do số tôm từ đầm của nhà ông Minh nhảy tràn sang đầm nhà ông Huân với số tôm đã đem bán cần phải bồi thường.

  • Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Tình huống số 12: Nhà bà V và ông T là hai hộ liền kề. Khi sửa nhà, bà V làm thêm mái tôn che mưa nhưng lại không làm đường ống thoát nước. Mỗi khi trời mưa, nước từ mái tôn nhà bà V chảy tràn sang mái nhà ông T gây thấm nước xuống các phòng bên dưới. Ông T nhiều lần yêu cầu bà V phải làm đường ống thoát nước nhưng bà V không đồng ý vì cho rằng nhà ông T bị thấm là do xử lý chống thấm trần nhà không tốt chứ không phải là do việc bà V sửa nhà, vì vậy, hai bên đã xảy ra mâu thuẫn, xung đột. Nếu được giao hòa giải vụ việc, ông/bà sẽ hòa giải như thế nào?

Gợi ý trả lời:

1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn: Mâu thuẫn giữa hộ nhà bà V và hộ nhà ông T là mâu thuẫn trong việc thoát nước mưa do khi sửa nhà, bà V làm thêm mái tôn che mưa nhưng lại không làm đường ống thoát nước. Mỗi khi trời mưa, nước từ mái tôn nhà bà V chảy tràn sang mái nhà ông T gây thấm nước xuống các phòng bên dưới.

2. Căn cứ pháp lý:

Điều 250 Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành kể ngày 01/01/ quy định nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước mưa: “Chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước mưa từ mái nhà, công trình xây dựng của mình không được chảy xuống bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề.”

3. Hướng giải quyết:

  • Là hòa giải viên khi được phân công tiến hành hòa giải trên cơ sở quy định Điều 250 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước mưa để các bên hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên trong vụ việc và các bên thỏa thuận việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó.

  • Hòa giải viên cần nêu truyền thống tốt đẹp về tình làng nghĩa xóm và thuyết phục hai bên không để xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn, xung đột. Đề nghị nhà bà V phải thực hiện lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước mưa từ mái nhà không được chảy xuống mái nhà ông T

  • Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Do muốn xây nhà to hơn, bà C yêu cầu ông M chuyển ống dẫn nước sang hướng khác, không đi qua đất nhà bà. Ông M cho rằng đường ống dẫn nước thải hiện nay là tiện nhất, nếu bà C không cho đi qua đất nhà bà thì ông không biết cho nước thải đi đâu. Ông M đề nghị bà C tiếp tục cho phép ông đặt đường ống dẫn nước qua đất nhà bà và để không ảnh hưởng đến ngôi nhà, ông đồng ý sẽ tiến hành di chuyển đường ống sang sát mép tường xây một cách cẩn thận, không để ống dẫn nước hư hỏng làm ảnh hưởng nhưng bà C không đồng ý. Hai bên lời qua tiếng lại, ai cũng giữ quan điểm của mình, sau đó, ông M đã liên hệ với Tổ hòa giải của xóm đề nghị can thiệp, giúp đỡ. Được giao hòa giải vụ việc này, ông/bà sẽ hòa giải như thế nào?

Gợi ý trả lời:

1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn: Mâu thuấn giữa ông M và bà C là do đường ống dẫn nước thải của nhà ông M qua đất nhà bà C là tiện nhất và duy nhất vì không biết cho nước thải đi đâu nhưng bà C không cho đi qua đất nhà bà và yêu cầu phải chuyển sang hướng khác.

2. Căn cứ pháp lý:

Điều 252 Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017 quy định quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề: “Trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy.

Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì người sử dụng lối cấp, thoát nước không phải bồi thường thiệt hại.”

3. Hướng giải quyết:

  • Là hòa giải viên khi được phân công tiến hành hòa giải trên cơ sở quy định Điều 252 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề để các bên hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên trong vụ việc và các bên thỏa thuận việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó.

  • Hòa giải viên cần nêu truyền thống tốt đẹp về tình làng nghĩa xóm và thuyết phục hai bên không để xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn, xung đột. Đề nghị bà C tiếp tục cho phép ông M đặt đường ống dẫn nước qua đất nhà bà và tiến hành di chuyển đường ống sang sát mép tường xây của nhà bà C, không để ống dẫn nước hư hỏng làm ảnh hưởng nhà bà C vì đường thoát nước của nhà ông M qua đất nhà bà C là tiện nhất và nếu không cho đi qua đất nhà bà C thì ông M không biết cho nước thải đi đâu.

  • Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Tình huống 15: Thửa rộng của hai nhà ông An và bà Lan ở cạnh nhau. Do ruộng nhà ông An nằm cao hơn ruộng nhà bà Lan, nên mỗi lần có nước thủy lợi về, ông An phải be đắp bờ cho nước không chảy xuống ruộng nhà bà Lan để không làm mất màu của đất. Mỗi lần be bờ, đắp đất như vậy, ruộng nhà bà Lan nhận được một lượng nước rất ít, không bảo đảm canh tác. Bà Lan đã nhắc nhở, đề nghị ông An không be bờ, đắp đất để ruộng bà còn lấy nước nhưng ông An không nghe. Mỗi lần nước thủy lợi về là một lần hai bên xích mích, cãi vã nhau, nếu để kéo dài hậu quả sẽ khó lường. Bà Lan đã liên hệ với Tổ hòa giải đề nghị giúp đỡ bà. Được giao tiến hành hòa giải vụ việc này, ông/bà sẽ hòa giải như thế nào?

Gợi ý trả lời:

1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn: Mâu thuẫn giữa ông An và bà Lan là do ông An be đắp bờ cho nước không chảy xuống ruộng nhà bà Lan, ruộng nhà bà Lan được một lượng nước rất ít, không đảm bảo canh tác.

2. Căn cứ pháp lý:

Điều 253 Bộ luật dân sự năm 2015, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017 quy định quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác: “Người có quyền sử dụng đất canh tác khi có nhu cầu về tưới nước, tiêu nước, có quyền yêu cầu những người sử dụng đất xung quanh để cho mình một lối dẫn nước thích hợp, thuận tiện cho việc tưới, tiêu; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó; nếu người sử dụng lối dẫn nước gây thiệt hại cho người sử dụng đất xung quanh thì phải bồi thường.”

3. Hướng giải quyết: