Danh sách các loại nhẫn thuật trong Naruto

Bộ truyện manga, anime Naruto nổi tiếng bởi mang lại những nội dung gần gũi, những bài học về tình anh em, bạn bè quý giá. Nhưng có một điều không thể phủ nhận đó là sức hút của các chiêu thức (nhẫn thuật) trong Naruto là thứ khiến khán giả “mãn nhãn” nhất với những trận đấu “long trời lở đất” trong Naruto.

Danh sách các loại nhẫn thuật trong Naruto

1. Nhẫn thuật

– Nhẫn thuật (Ninjutsu) là những chiêu thức sử dụng chakra bên trong cơ thể hoặc kết hợp với chakra để làm những việc mà người bình thường không thực hiện được. Nhẫn thuật là những kỹ năng thường được sử dụng trong Naruto và được các ninja khác nhau phát triển riêng cho bản thân họ. Ngoài nhẫn thuật thì chúng ta còn có các dạng thuật (Jutsu) phổ biến khác trong truyện là Ảo thuật (Genjutsu), Thể thuật (Taijutsu), Nhãn thuật (Dojutsu), Phong ấn thuật (Fuinjutsu), Hiền nhân thuật (Senjutsu), Cấm thuật (Kinjutsu), Huyết kế giới hạn (Hijutsu).

– Nhẫn thuật được phân loại là một thuật nhân tố gắn với các nguyên tố như (Phong, Lôi, Thủy, Hỏa, Thổ) và có thể kết hợp với thể thuật (Taijutsu) để tạo thành Nhẫn thể thuật (Nintaijutsu).

– Để phân cấp nhẫn thuật thì có các 6 cấp (Rank) dùng những kí tự như A, B, C, D, E, S để phân bậc. Trong đó:

+ Bậc E: Gồm những kỹ năng cơ bản dành cho ninja mới ở học viện như Kawarimi no Jutsu (thế thân), Bunshin no Jutsu (phân thân).

+ Bậc D: Là những kỹ năng nâng cao dành cho các ninja ở cấp độ Genin. Ví dụ: Kanashibari no Jutsu (bất động), Shunshin no Jutsu (dịch chuyển nhanh).

+ Bậc C: Dành cho các ninja cấp trung (Chunin). Ví dụ: Suiken (Drunken Fist), Shishi Rendan (Lion Combo).

+ Bậc B: Với bậc này thì yêu cầu ninja học viện phải đạt cấp thượng đẳng (Jonin) cùng với nguồn chakra trong cơ thể phải nhiều thì mới đủ để vận kỹ năng.

Ví dụ: Hiraishingiri (cú lướt thần tốc), Jigokuzuki (Nhất dương chỉ), Kage Bushin no Jutsu (Ảnh phân thân chi thuật).

+ Bậc A: Kỹ năng bậc này thường chỉ có các ninja thượng đẳng hoặc do các Kage sử dụng bởi trình độ cũng như lượng chakra dồi dào mới đủ khả năng sử dụng phép. Một vài kỹ năng bậc A có thể liệt vào dạng cấm thuật bởi nó có thể gây hại cho cả người khai triển kỹ năng đó. Ví dụ: Ittai Rendan (nhất đới liên đạn), Chikatsu Saisei no Jutsu (hồi sinh), Rasengan (Loa toàn hoàn).

+ Bậc S: Là những kỹ năng thuộc hàng bí thuật và một vài kỹ năng chỉ có thể khai triển bởi người sáng tạo ra nó. Ví dụ: Rasenshuriken (Loa toàn thủ lí kiếm), Yagai (Night Guy).

Ngoài ra còn có những thuật không được xếp bậc thường gọi là huyết kế giới hạn (Hijutsu). Đó là những thuật đặc biệt được lưu truyền trong dòng họ từ đời này sang đời khác và chỉ có người trong dòng họ mới sử dụng được. Ví dụ: Sharingan của nhà Uchiha, Byakugan của nhà Hyuuga.

2. Một số nhẫn thuật nổi tiếng trong Naruto

Byakugou No Jutsu (Tsunade)

Byakugou No Jutsu (Tsunade)

Tsunade là một trong những ninja huyền thoại với khả năng về y thuật đáng nể. Kĩ năng Byakugou no Jutsu chính là nhẫn thuật tái sinh giúp cho đối tượng có thể phục hồi 100% sức mạnh. Với nhẫn thuật này, Tsunade có thể sống sót trong cuộc đại chiến ninja lần 4 dù bị nội thương rất nặng.

Chakra Enhanced Strength (Sakura)

Chakra Enhanced Strength (Sakura)

Sakura được thừa hưởng tài năng y thuật từ Tsunade và cô có thể tập trung sức mạnh từ chakra tại 1 điểm và kết liễu đối thủ nhanh chóng.

Hirudora (Guy)

Hirudora (Guy)

Guy là người đầu tiên mở cổng số 8 (Tử môn) của Bát Môn Chi Thuật trong trận chiến với Madara. Kỹ năng Hirudora của Guy tạo ra một cú đấm dưới hình dạng một con hổ trắng với sức mạnh khủng khiếp. Để thực hiện kỹ năng này thì Guy phải mở đến cổng số 7 (Kinh Môn) thì mới có thể thi triển kỹ năng này.

Tsukuyomi (Itachi)

Tsukuyomi (Itachi)

Itachi với những màn ảo thuật Genjutsu độc nhất khiến các ninja khác vô cùng vất vả và khổ sở khi bị “dính chiêu”. Với sức mạng ảo thuật của mình, Itachi đặt đối thủ trong vòng mê hoặc của ma thuật để hắn có thể kiểm soát được không gian, thời gian trong đó. Kakashi từng bị dính chiêu của Itachi và phải chịu khổ ải trong suốt 72 giờ mới có thể hồi phục được.

Raikiri (Kakashi)

Raikiri (Kakashi)

Kakashi là một trong những ninja mạnh nhất làng Lá và từng là thầy hướng dẫn cho Naruto phát triển nhẫn thuật Rasenshuriken trứ danh. Tuyệt chiêu Raikiri của Kakashi là tập trung chakra vào bàn tay để tạo nên một luồng sét có thể cắt qua bất cứ vật thể nào.

Kage Bunshin No Jutsu (Naruto)

Kage Bunshin No Jutsu (Naruto)

Phân thân chi thuật Kage Bushin No Jutsu của Naruto được phát triển nhờ vào lượng chakra dồi dào của Naruto. Thay vì tạo một vài phân thân thì Naruto có thể dùng chiêu này và phân thân thành cả một đạo quân hơn hàng trăm bản sao. Với sức mạnh này thì trong đại chiến ninja lần 4, mỗi bản sao của Naruto có thể đánh bại một ninja cao cấp.

Hiraishin no Jutsu (Minato)

Hiraishin no Jutsu (Minato)

Minato là một trong những ninja huyền thoại của làng Lá với tốc độ nhạy bén nhanh như chớp. Kĩ năng Hiraishin no Jutsu của Minato có thể dịch chuyển nhanh tới khoảng cách ngắn bất kỳ (teleport) và tạo lợi thế trong trận chiến.

Rasengan (Jiraiya)

Rasengan (Jiraiya)

Jiraiya từng là một Sannin huyền thoại chung đội với Orochimaru và Tsunade. Kỹ năng Rasengan của Jiraiya đó là tập trung năng lượng chakra thành một quả cầu và tạo sát thương bằng cách di chuyển quả cầu đó vào đối thủ để tạo nên một vụ nổ.

Chidori (Sasuke)

Chidori (Sasuke)

Với kỹ năng này thì Sasuke tập trung năng lượng chakra ở tay thành một luồng sét mạnh mẽ có thể xoáy sâu vào vật thể. Sau khi được hấp thụ Sharingan thì Sasuke có thể thực hiện chiêu này và dễ dàng phá hủy được cả một thiên thạch

Kagemane no Jutsu (Shikamaru Nara)

Kagemane no Jutsu (Shikamaru Nara)

Kỹ năng trói bóng của Shikamaru giúp cho anh có thể liên kết bóng của mình với đối thủ và làm được rất nhiều điều phi thường. So với Naruto, Sakura cùng nhiều ninja đồng trang lứa thì Shikamaru sở hữu không nhiều kỹ năng nhẫn thuật nhưng với tài thông minh vượt trội thì Shikamaru vẫn vượt qua được nhiều đối thủ khác trong Đại chiến ninja lần 4.

Với những kiến thức chia sẻ trong bài viết về nhẫn thuật thì những bạn đang mới bắt đầu tìm hiểu về Naruto có thể làm quen và nhận biết những thứ cơ bản trong “thế giới nhẫn thuật” đa dạng, phong phú. Chúc các bạn ngày mới học tập và làm việc hiệu quả!