Các mẫu hình kỹ thuật đáng tin cậy trong chứng khoán – Đầu Tư Từ Đâu

Các mẫu hình (mô hình) đóng một vai trò quan trọng khi phân tích biểu đồ để giao dịch. Trong phân tích kỹ thuật, sự thay đổi của xu hướng được dự đoán trước bởi các mẫu hình này. Việc tìm hiểu về các mẫu hình đáng tin cậy trong chứng khoán giúp bạn giao dịch hiệu quả hơn.

Dưới đây là danh sách các mẫu hình kỹ thuật đáng tin cậy mà nhà đầu tư cần tìm hiểu khi giao dịch chứng khoán.

Mô hình cái cốc và tay cầm (Cup and handle)

Mô hình cái cốc và tay cầm được giới thiệu lần đâu bởi nhà đầu tư huyền thoại nước Mỹ- William J.O’Neil vào năm 1988. Ý nghĩa của tên gọi này đơn giản được hiểu vì mô hình này có hình dạng giống như một chiếc cốc có tay cầm.

mô hình cốc tay cầm
Mô hình cốc tay cầm

Theo lý thuyết mà J.O’Neil đưa ra, mô hình nêu trên thường hay xuất hiện sau một xu hướng tăng và dự báo giá sẽ tiếp tục đi theo xu hướng cũ. Tuy nhiên có môt vài trường hợp, nó cũng được hình thành ở cuối của một xu hướng giảm và là dấu hiệu của sự đảo chiều.

Các thành phần của mô hình cốc tay cầm

Nhìn vào hình bên trên các bạn cũng có thể thấy rõ mô hình Cốc và tay cầm bao gồm hai phần, phần cốc có dạng hình vòng cung hoặc hình chữ U, hai miệng cốc có thể bằng nhau hoặc không. Tiếp đến là phần tay cầm với thời gian hình thành ngắn hơn. thường là vài tuần.

1. Phần cốc (Cup)

  • Phần cốc được hình thành sau một xu hướng tăng tối thiểu là 30%. Đây có thể được xem là giai đoạn khởi đầu hoàn hảo cho sự bứt phá ngay sau khi tay cầm được xác nhận hình thành.
  • Ban đầu thị trường đang ở trong xu hướng tăng rồi bắt đầu giảm dần tạo thành phần thân cốc bên trái.
  • Một thời gian tiếp theo, giá di chuyển đến đáy cốc và bắt đầu chuyển đổi trạng thái đi lên để hoàn thiện nốt phần còn lại của chiếc cốc.

2. Phần tay cầm (Handle)

  • Khi phần “Cup” được hoàn thành, đường giá sẽ cần có một đợt giảm giá nhẹ với độ giảm giá xuống thường là bằng ⅓ chiều cao của cốc. Cần lưu ý rằng, độ sâu này không được dài quá ½ độ sâu của cốc.
  • Sau khoảng thời gian tích lũy vài tuần, giá điều chỉnh đi lên tạo thành hình tay cầm hoàn chỉnh. Sau đó nếu giá tiếp tục tăng để breakout ra khỏi tay cầm thì đây là thời điểm mô hình cốc và tay cầm được xác nhận.

Để vào một lệnh mua, chúng ta có thể quan sát cách sau đây:

Vào lệnh tại điểm đáy của phần tay cầm, cách giao dịch này khá phổ biến v. Vị trí tiềm năng để để có thể quyết định một lệnh mua trong trường hợp này là điểm cách đỉnh cốc một đoạn bằng ⅓ chiều cao của cốc.

mẫu hình cốc tay cầm

Mô hình 2 đáy

Mô hình 2 đáy (hay còn gọi là hình “đáy đôi“) được sử dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật. Đây là mô hình đảo chiều đường giá, thường xuất hiện ở cuối xu hướng giảm và có thể chuẩn bị hình thành xu hướng tăng. Điều này có nghĩa là khi bạn thấy mô hình hai đáy này thì dự báo xu hướng đảo chiều tăng có thể xảy ra.

mẫu hình 2 đáy

Mô hình hai đáy có hình dáng giống với ký tự “W”. Giá giảm xuống đáy thứ nhất và sau đó phục hồi cao hơn một chút trước khi quay trở lại tạo thành đáy thứ 2. Tiếp theo giá sẽ không thể đẩy xuống nữa, bên bán sẽ bỏ cuộc và giá tăng mạnh từ khu vực này.

Ví dụ về mô hình 2 đáy

Sau đây là một ví dụ về mô hình hai đáy. Trong ví dụ này chúng ta sẽ xem xét sự vận động của giá và cách xác định quá trình hình thành mô hình của cố phiếu CTCP Cao su Sao vàng:

ví dụ mô hình 2 đáy

Chúng ta quan sát thấy giá đang nằm trong xu hướng giảm. Thị trường đang biến động rất ổn định sau đó tạo thành 2 đáy có giá trị bằng nhau. Khi nối 2 đáy lại sẽ tạo thành đường kháng cự.

Ở trên ta thấy thị trường đã có đủ điều kiện để hình thành mô hình 2 đáy và giá bắt đầu tăng, nhà đầu tư có thể lập kế hoạch cho một lệnh mua.

  • Đặt lệnh buy khi giá phá vỡ vùng kháng cự 20 một chút.
  • Cắt lỗ dưới 2 đáy
  • Chốt lời ở bên trên

Ngược lại với mô hình hai đỉnh chúng ta áp dụng ngược lại với chiều bán ở mô hình hai đáy

mô hình hai đỉnh

Cách giao dịch với mô hình hai đỉnh

Ngược lại với hai đáy, đây là một mô hình đảo chiều xu hướng từ tăng sang giảm. Vậy khi mô hình hai đỉnh hình thành thì chắc chắn là chúng ta phải bán và chốt lời cổ phiếu.

Bán ngay khi giá phá vỡ đường neckline.

Khi giá giảm phá qua đường neckline thì mô hình hai đỉnh đã gần như được xác lập. Lúc này, bạn nên vào lệnh bán tại điểm nằm dưới đường neckline như hình vẽ để đảm bảo lợi nhuận của cổ phiếu tránh việc giá giảm sâu hơn.

Ví dụ về mô hình hai đỉnh

Trong thực tế, các mô hình thường không phải lúc nào cũng rõ ràng để chúng ta dễ nhận biết. Điều quan trọng là kinh nghiệm giao dịch kết hợp với khản năng phân nhận biết cũng như khả năng phân tích kỹ thuật của mỗi nhà đầu tư. Dưới đây mà một ví dụ về mô hình hai đỉnh rất phổ biến.

ví dụ mô hình 2 đỉnh

Mô hình lá cờ

Mô hình lá cờ (Flag) là một trong những mô hình phổ biến được nhiều NĐT ưa chuộng. Đây là mô hình báo hiệu giá tiếp tiếp diễn trong xu hướng tăng hoặc giảm. Mô hình giá Flag gồm 2 phần chính là: cán cờ và lá cờ.

mô hình lá cờ

Các loại mô hình lá cờ:

1. Mô hình cờ tăng

  • Mô hình cờ tăng xuất hiện tiếp sau một xu hướng tăng giá mạnh hoặc cũng chỉ có thể là tăng nhẹ với độ dốc không lớn
  • Cấu tạo gồm hai đường kháng cự và hỗ trợ song song với nhau tạo thành phần lá cờ.
  • Khi giá phá vỡ ra khỏi vùng kháng cự, thị trường sẽ tiếp tục tăng lên mạnh tiếp diễn xu hướng tăng trước đó.
cờ tăng giá

2. Mô hình cờ giảm

  • Ngược lại với mô hình cờ tăng, cờ giảm được hình thành trong một xu hướng giảm mạnh hoặc vừa.
  • Phần thân cờ cũng được tạo thành bởi hai đường trendline là hỗ trợ và kháng cự song song với nhau nhưng lại có xu hướng chếch lên phía trên một chút.
  • Ngay khi mô hình cờ giảm kết thúc, nó báo hiệu thị trường sẽ tiếp tục di chuyển theo xu hướng giảm giá ban đầu.
cờ giảm giá

Mô hình chữ nhật

Mô hình chữ nhật là mô hình được hình thành khi giá bị “kìm hãm” bởi hai đường xu hướng chạt nganh và nằm song song với nhau. Trong đó, đường xu hướng trên đi qua các đỉnh đóng vai trò là đường kháng cự, còn đường xu hướng dưới đi qua các đỉnh đóng vai trò là đường hỗ trợ.

mô hình chữ nhật

Các loại mô hình chữ nhật

1. Mô hình chữ nhật tăng dần

Đây là mô hình xuất hiện sau một xu hướng tăng và hình thành tại đỉnh của xu hướng tăng đó. Giai đoạn hình chữ nhật là giá đang giằng co giữa bên mua và bên bán. Khi mô hình chữ nhật được tích lũy càng lâu thì khi giá phá vỡ khỏi mô hình, nó sẽ đi theo xu hướng càng mạnh.

mô hình chữ nhật tăng dần

2. Mô hình chữ nhật giảm dần

Ngược lại với mô hình chữ nhật tăng, mô hình chữ nhật giảm được tạo ra khi giá đang trong một giai đoạn giảm. Tức là trước đó thị trường đã kéo dài một xu hướng giảm giá đến vùng quá bán, và chuyển sang giai đoạn đi ngang và có thể lấy đà cho xu hướng giảm tiếp tục của đường giá.

mô hình chữ nhật giảm dần

Lúc này, lời khuyên dành cho các nhà đầu tư là nên đứng ngoài thị trường, không nên thực hiện giao dịch mua lên trong thời điểm này.

XEM THÊM BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC:

  • Chỉ báo Keltner (KC) và ứng dụng trên thị trường chứng khoán Việt Nam
  • Chỉ báo lực Elder – EFI và ứng dụng trên thị trường chứng khoán Việt Nam
  • Chỉ báo Chaikin và ứng dụng trên thị trường chứng khoán Việt Nam
  • Chỉ báo MCDX và ứng dụng vào thị trường chứng khoán Việt Nam
  • Xác định điểm chốt lời chủ động và hiệu quả
  • Xác định điểm Stoploss và điểm mua bằng mô hình nến đảo chiều (P7)