Mô hình dạy học kết hợp (Blended learning) đã được nhiều trường, đặc biệt là các trường đại học ứng dụng nhiều trong những năm gần đây. Vậy, điểm mạnh của mô hình này so với những phương thức chỉ dạy trực tuyến hoặc trực tiếp là gì? Cùng ViewSonic tìm hiểu ngay nhé!
1. Khái niệm mô hình dạy học kết hợp (Blended learning)
Trước khi so sánh với các phương thức giảng dạy khác, bạn cần hiểu rõ khái niệm chuẩn chỉnh của mô hình phương pháp dạy học kết hợp là gì, cụ thể là:
Theo định nghĩa Thông tư số 12/2016/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, “Đào tạo kết hợp (Blended learning) là việc kết hợp phương thức học tập điện tử (e-Learning) với phương thức dạy – học truyền thống (theo đó người dạy và người học cùng có mặt) nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và chất lượng giáo dục”.
Trong đó, phương pháp học tập e-Learning nghĩa là người học sẽ truy cập vào bài giảng, tài liệu và tiếp xúc với người dạy thông qua các thiết bị điện tử có kết nối Internet.
Một hình thái đang phát triển hiện nay của e-Learning là m-Learning (m là mobile – di động), có nghĩa người học có thể học bất cứ nơi đâu thông qua các thiết bị như điện thoại, laptop, máy tính bảng,…
2. Điều kiện thực hiện mô hình dạy học kết hợp
Để thực hiện được mô hình dạy học kết hợp, cơ sở giáo dục cần đảm bảo rằng:
- Có thiết bị học tập thông minh: Người học và người dạy đều có đủ các thiết bị học tập thông minh để có thể tham gia các lớp học trực tuyến.
- Có Internet: Hoạt động giảng dạy trực tuyến sẽ diễn ra qua Internet, vì vậy cần đảm bảo đường truyền ổn định, không gây ảnh hưởng đến trải nghiệm học tập và giảng dạy của các thành viên trong lớp.
- Cơ sở hạ tầng hiện đại: Cơ sở giáo dục sẽ cần có một số công cụ tối thiểu để xây dựng một lớp học có mô hình dạy kết hợp như màn hình tương tác thông minh, máy chiếu, hệ thống âm thanh, máy tính,…
- Các phần mềm quản lý đánh giá hiện đại, thông minh, thân thiện: Cần sử dụng một số phần mềm để đánh giá mức độ tương tác của người học, đồng thời chịu trách nhiệm thống kê kết quả để đánh giá hiệu quả học tập của từng người.
3. 3 mức độ phương pháp giảng dạy kết hợp
Hiện nay, các mô hình giảng dạy kết hợp được tổ chức theo 3 mức độ:
3.1. Mức độ 1
- Chủ yếu vẫn sử dụng hình thức dạy học trực tiếp, người học chỉ sử dụng các phương tiện công nghệ để tìm kiếm tài liệu liên quan tới học tập. Qua đó thực hiện các nhiệm vụ được giao như làm slides thuyết trình, báo cáo bài tập nhóm,…
3.2. Mức độ 2
- Người dạy thiết kế các bài giảng trực tuyến và gửi cho người học, song song đó vẫn kết hợp với giảng dạy trực tiếp trên lớp. Người học sẽ căn cứ vào tài liệu được gửi và các nguồn thông tin trên Internet để thực hiện nhiệm vụ học tập trực tuyến mà người dạy cung cấp.
Mọi thắc mắc, trao đổi giữa người dạy và người học sẽ được giải quyết trên lớp hoặc qua email, forum,…
3.3. Mức độ 3
- Người dạy cần có kế hoạch đánh giá, tạo bài kiểm tra và quản lý lớp học trực tuyến, vì vậy mức độ ứng dụng của công nghệ sẽ cao hơn. Mặt khác, lớp học trực tiếp vẫn sẽ được duy trì để giải đáp thắc mắc của người học.
Phần tiếp theo sẽ giúp bạn hiểu được vì sao hình thức này lại xuất hiện và dần thay thế các lớp học truyền thống.
4. Ưu nhược điểm mô hình dạy học kết hợp
Mô hình giảng dạy kết hợp sẽ có ưu điểm của cả hai hình thức học trực tiếp và trực tuyến, đồng thời sẽ có một số hạn chế riêng. Vậy, các ưu nhược điểm nổi bật là:
4.1. Đối với người học
Mô hình giúp người học có thể linh hoạt về thời gian, địa điểm học và kiểm soát được tốc độ học tập của mình, có thể xem lại những bài giảng chưa hiểu rõ. Nhờ đó nắm rõ được nội dung học hơn.
Tuy nhiên, nhược điểm là mô hình sẽ đòi hỏi người học cần chủ động tìm kiếm tài liệu và tự học, vì mô hình ưu tiên tính linh hoạt nên sẽ không có nhiều theo dõi sát sao như học tập truyền thống. Vì vậy, nếu người học không tập trung và nghiêm túc thì có thể sẽ không theo kịp bài giảng.
4.2. Đối với người dạy
Người dạy vẫn sẽ đứng lớp và không cần phải thay đổi hoàn toàn thói quen dạy học của mình. Nhờ đó có thể tập trung và truyền tải nội dung bài tốt hơn đến người học.
Nhược điểm là người dạy sẽ cần học thêm kỹ năng và thao tác để tạo các bài giảng trực tuyến thú vị cho người học, điều này gây mất thời gian và công sức. Giải pháp là người dạy nên sử dụng các phần mềm đề cao tính đơn giản và tiện dụng, một gợi ý là phần mềm hỗ trợ giảng dạy myViewBoard.
Phần mềm này cho phép người dạy thực hiện các thao tác vẽ, viết, xóa, chèn tệp đa phương tiện, chia nhóm,… chỉ thông qua việc nhấn vào các biểu tượng, rất đơn giản để hiểu và sử dụng. Bạn có thể hình dung thêm qua video dưới đây.
4.3. Đối với các cơ sở giáo dục
Cơ sở giáo dục sẽ giảm thiểu được cá chi phí như đi lại, ăn uống,… Ngoài ra, việc ứng dụng mô hình mới và mang lại chất lượng đào tạo tốt hơn sẽ nâng cao uy tín của cơ sở, giúp thu hút thêm học viên.
Tuy nhiên, để tạo nên một mô hình phương pháp dạy học kết hợp đủ tiêu chuẩn thì cơ sở giáo dục sẽ cần đầu tư thêm chi phí cho trang thiết bị, phần mềm, trang web,…
5. 6 mô hình giảng dạy kết hợp chính
Hiện nay, có 6 mô hình giảng dạy kết hợp đang được nhiều cơ sở giáo dục ứng dụng và mang đến hiệu quả, đó là:
5.1. Mô hình dạy học kết hợp Face-to-Face Drive
Mô hình vẫn xem trọng vai trò dẫn dắt lớp học của người dạy, chỉ sử dụng các thiết bị công nghệ để phụ trợ cho hoạt động giảng dạy trên lớp.
- Khả năng ứng dụng: Phù hợp với các lớp học có học viên trình độ hiểu biết chênh lệch nhiều, vì người dạy sẽ dẫn dắt và theo dõi từng bạn, hỗ trợ các bạn yếu để các bạn có thể theo kịp bài giảng.
- Ưu nhược điểm: Mô hình sẽ giúp trình độ lớp học được cân bằng hơn, các bạn học yếu sẽ không bị thiếu kiến thức. Tuy nhiên, hiệu quả lớp học sẽ phụ thuộc rất lớn vào người dạy, đồng thời việc người dạy dừng lại để giảng dạy rõ hơn cho các bạn yếu vô tình sẽ gây mất thời gian cho lớp học, khiến năng suất học tập không cao.
5.2. Mô hình phương pháp dạy học kết hợp Rotation
Mô hình Rotation được thiết kế bào gồm lịch học trực tiếp và trực tuyến xen kẽ nhau, mỗi nhóm người học sẽ có lịch trình khác nhau.
- Khả năng ứng dụng: Mô hình phù hợp với các bậc tiểu học, trung học vì có thể linh hoạt học tập, vừa giúp các em phát triển khả năng tự học, vừa có thể theo dõi sát sao để các em không chểnh mảng việc học.
- Ưu nhược điểm: Ưu điểm là người dạy có thể hỗ trợ người học tốt hơn, lịch trình được thiết kế rõ ràng, giúp người dạy thuận tiện soạn tài liệu và tổ chức lớp học. Nhược điểm là mô hình này vẫn phụ thuộc nhiều vào người dạy, chưa kích thích được tính chủ động của người học.
5.3. Mô hình dạy học kết hợp Flex
Mô hình này chủ yếu là học tập trực tuyến, người dạy chỉ đóng vai trò là người định hướng, tư vấn và giải đáp thắc mắc của người học trong những giờ học trực tiếp.
- Khả năng ứng dụng: Phù hợp với các trường đại học, nơi người học đã có thể tự theo dõi và làm chủ quá trình học tập của mình. Ngoài ra, đây là môi trường sẽ có nhiều hoạt động nhóm, mô hình này giúp tối ưu hóa tính độc lập và tự chủ của các nhóm học tập này.
- Ưu nhược điểm: Mô hình giúp người học linh động, có thể ghi lại màn hình để xem thêm nếu chưa theo kịp bài, ngoài ra còn rèn luyện tính tự học và khả năng hoạt động theo nhóm của người học. Tuy nhiên, hình thức này sẽ khiến những ai không chủ động học tập sẽ không theo kịp các bạn trong lớp.
5.4. Mô hình giảng dạy kết hợp Online Lab
Mô hình này sẽ cho phép người học học tập trực tuyến trong suốt khóa học tại những phòng máy tính chuyên dụng. Tại đây sẽ có giám sát viên quản lý toàn bộ quá trình học tập của người học.
- Khả năng ứng dụng: Phù hợp với những học viên không sở hữu thiết bị điện tử đủ yêu cầu để học trực tuyến hoặc cần thêm người giám sát trong quá trình học.
- Ưu nhược điểm: Mô hình này không linh động, người học cần di chuyển đến phòng máy tính mỗi khi có lịch học. Tuy nhiên sẽ giúp giảm thiểu yêu cầu về cơ sở vật chất (xây dựng trường, lớp,…) và nguồn lực (giảm thiểu số lượng người dạy, trợ giảng,…).
5.5. Mô hình phương pháp dạy học kết hợp Self-Blend
Mô hình này đề cao tính cá nhân hóa và vai trò của người học trong quá trình giáo dục. Theo đó, người học có thể đăng ký bất cứ khóa học trực tuyến nào nằm ngoài chương trình học chính thống, miễn là có hứng thú và cam kết theo học.
- Khả năng ứng dụng: Phù hợp với cấp học đại học, nơi người học có nhu cầu rèn luyện đa dạng về kỹ năng mềm, nâng cao trình độ chuyên môn,…
- Ưu nhược điểm: Ưu điểm là mỗi cá nhân đều có thể lựa chọn môn học theo sở thích của mình, nhờ đó có hứng thú theo học hơn. Tuy nhiên, mô hình yêu cầu người học hiểu được khả năng của mình để đăng ký vào những lớp học có ích cho bản thân.
5.6. Phương pháp dạy học kết hợp Online Driver
Với mô hình này, người học sẽ tham gia vào một nền tảng quản lý giáo dục trực tuyến, khi đó cũng sẽ chỉ tương tác trực tuyến với người dạy.
- Khả năng ứng dụng: Phù hợp với cấp bậc đại học và sau đại học, hoặc những người cần trau dồi một kỹ năng nhất định. Ví dụ: nền tảng Cambly cung cấp nơi để người học tiếng Anh học và trao đổi 1:1 với người bản xứ, giúp nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh.
- Ưu nhược điểm: Người học có thể tham gia vào các lớp học phù hợp với mình trên nền tảng và lựa chọn thời gian phù hợp, tiện lợi cho những người học cần sự linh hoạt trong lịch học hằng ngày. Tuy nhiên, mô hình này sẽ đòi hỏi người học biết tự học và lựa chọn đúng khóa học, người dạy phù hợp với mình.
Như vậy, 6 phương pháp dạy học kết hợp sẽ phù hợp với những cấp học khác nhau, bạn nên dựa theo yêu cầu của người học để xây dựng đúng mô hình. Tiếp theo, cùng tìm hiểu xem tại sao hình thức dạy học kết hợp dần thay thế được lớp học truyền thống.
6. So sánh mô hình dạy học kết hợp với giáo dục truyền thống và trực tuyến
Bạn có thể nhận ra điểm vượt trội của mô hình dạy học kết hợp so với dạy theo từng mô hình riêng lẻ qua bảng so sánh dưới đây.
Dạy học truyền thống Dạy học trực tuyến Dạy học kết hợp Vai trò của giáo viên Người giảng dạy, dẫn dắt, quản lý lớp học. Người truyền đạt kiến thức. Người hướng dẫn và hỗ trợ Mức độ tham gia của học sinh Cao Không cao do khó tập trung Cao Yêu cầu về cơ sở vật chất Thấp Yêu cầu có thiết bị kết nối Internet Yêu cầu cao với cơ sở giáo dục Yêu cầu về chất lượng bài giảng
- Có độ tương tác với người học.
- Cần soạn trước những nội dung sẽ giảng dạy.
- Cần tạo bài giảng có độ tương tác cao
- Âm thanh, hình ảnh tốt
- Bài giảng sinh động, sáng tạo
- Có đầy đủ nội dung để giải đáp thắc mắc của người học
Nhược điểm
- Một số hiện tượng thực tế không thể thực hiện trong lớp và không thể chiếu video để người học xem, dẫn đến thiếu trực quan.
- Có thể bị gián đoạn vì thiên tai, dịch bệnh,…
- Độ tập trung của người học không cao, dễ gây buồn chán và khiến người học không hiểu bài.
- Đường truyền không tốt gây khó khăn cho buổi học.
- Khuyết thiếu tương tác trực tiếp.
Tốn nhiều chi phí đầu tư cho cơ sở vật chất.
Như vậy, có thể thấy giáo dục kết hợp tập hợp được ưu điểm của cả 2 hình thức giáo dục truyền thống và e-Learning, vì vậy sẽ trở thành một xu hướng giáo dục hiện đại. Cùng tìm hiểu rõ thêm về nguyên nhân dưới đây nhé!
7. 4 Lý do dạy học kết hợp trở thành xu hướng giáo dục hiện đại?
Nguyên nhân khiến học tập kết hợp sẽ trở thành xu hướng giáo dục hiện đại là:
- Sự phát triển của khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ đang tạo ra càng nhiều công cụ giúp bài giảng thêm sinh động và trực quan, truyền tải kiến thức tốt hơn. Bên cạnh đó, nhiều kiến thức khoa học mới được đưa ra trên mạng Internet mỗi ngày, người học và người dạy đều cần tận dụng để trau dồi kỹ năng chuyên môn của mình.
- Đáp ứng nhu cầu học tập linh hoạt: Người học ngày càng có nhiều nhu cầu học tập về ngoại ngữ, kỹ năng mềm, kiến thức chuyên môn,… Vì vậy, một số mô hình học tập kết hợp cho phép người học lựa chọn môn học mình muốn, tăng tính cá nhân hóa cho giáo dục, giúp người học hứng thú hơn.
- Tăng sự chủ động tham gia bài giảng của người học: Với sự hỗ trợ của công nghệ, bài giảng sẽ càng thêm sinh động, thu hút được sự chú ý của người học, nhờ đó tăng tương tác khi tham gia học tập. Ngoài ra, trong những buổi học giải đáp trên lớp, người học đã được trang bị kiến thức nền và có thể hỏi thêm về những thắc mắc của mình, nhờ đó tăng sự chủ động.
- Đảm bảo tương tác trực tiếp: Phương pháp dạy học kết hợp vẫn cho phép tương mọi thành viên trong lớp tương tác với nhau, nhờ đó vẫn phát triển được các kỹ năng giao tiếp, EQ,…
Ví dụ: Một mô hình dạy học kết hợp đã thực hiện thành công tại Đại học Trung Nguyên (Chung Yuan Christian University) tại Đài Bắc, Đài Loan. Trường kết hợp công nghệ màn hình tương tác của myViewBoard để sinh viên có thể gửi câu hỏi, câu trả lời, tham gia thảo luận nhóm,… dù ở tại lớp hay đang học trực tuyến.
Ngoài ra, mô hình còn cho phép người dạy không cần thay đổi cách dạy truyền thống của mình, màn hình bài giảng và hình ảnh các học viên học trực tuyến sẽ được chiếu cuối lớp. Người dạy chỉ cần tập trung giảng dạy mà không cần liên tục nhìn lại bảng trắng.
Bên cạnh đó, màn hình tương tác myViewBoard được kết hợp với phần mềm myViewBoard, cho phép người dạy viết, vẽ, xóa, ghi chú,… trực tiếp lên màn hình. Thêm nữa còn có thể chèn tệp video, giọng nói, đưa ra câu hỏi trắc nghiệm, đưa ra khảo sát, chia nhóm học,… giúp lớp học sinh động và đem đến trải nghiệm tương tác tựa như lớp học truyền thống.
Bạn có thể hình dung thêm về tính vượt trội của giảng dạy kêt hợp ở trường Đại học Trung Nguyên qua video dưới đây.
Như vậy, mô hình dạy học kết hợp thực sự sẽ là xu hướng cho tương lai. Vì vậy, các cơ sở giáo dục hãy sớm tìm và xây dựng cho mình một mô hình phù hợp, trước là để nâng cao trải nghiệm và hiệu quả học tập của người học, sau là để đón đầu xu hướng, tăng uy tín và chất lượng giảng dạy cho cơ sở.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!