Trần thả là gì? Top 6 loại trần thả phổ biến hiện nay | Triệu Hổ

Trần thả là gì? Các loại trần thả phổ biến được khách hàng ưa chuộng và sử dụng hiện nay. Hãy đọc bài viết sau đây để cùng Triệu Hổ hiểu rõ về những khái niệm này. Trần thả thạch cao, trần thả nhựa, trần nhôm được gọi chung là La Phông trần nhà.

Theo nhịp cuộc sống hiện đại, các loại trần truyền thống được người ta thay thế bằng các tấm la phông. Vậy la phông là gì?

La phông là gì?

La phông là một loại vật liệu dùng để trang trí nội thất trần nhà. “La phông” có nguồn gốc từ tiếng Pháp là “plafond”. La phông trần nhà có rất nhiều loại: La phông gỗ, la phông nhựa, la phông thạch cao, la phông nhôm.

Tùy vào mục đích sử dụng và tính thẩm mỹ mà chủ đầu tư lựa chọn tấm la phông trần nhà cho phù hợp. Trần thả là một dạng của La Phông. Chúng ta sẽ được tìm hiểu sâu hơn ở các mục dưới bài viết này nhé!

La phông là gì

Sau khi hiểu về La Phông, chúng ta có thể tìm hiểu sâu hơn về Trần Thả. Một loại La Phông được ưa chuộng và rất phổ biến trên thị trường hiện nay.

Trần thả là gì?

Trần thả là trần thạch cao được thiết kế với một phần thanh xương bị lộ ra ngoài. Đây là loại trần nhà có tác dụng che đi các chi tiết kỹ thuật như đường dây điện, ống nước…dưới trần bê tông hoặc dưới mái tôn, mái ngói. Ưu điểm lớn nhất của loại trần này là tiết kiệm và dễ sửa chữa.

Thao tác lắp trần thả rất đơn giả. Khi đội xây dựng thi công xong phần khung xương, được định hình bằng các ô vuông hoặc chữ nhật. Có kích thước 600x600mm hoặc 600x1200mm. Đến lúc này, người thợ chỉ cần thả các tấm trần (tấm trần này bằng nhiều chất liệu khác nhau như la phông thạch cao) vào các ô.

Phân biệt trần thả và trần chìm

Theo như ở trên ta đã hiểu được “trần thả là gì”. Vậy “trần chìm là gì”, nó khác nhau như thế nào. Trần thả cũng có cách gọi khác là trần nổi. Phần nổi ở đây chính là khung xương, khi thi công xong người ta sẽ thấy một phần khung xương của trần.

Vậy trần chìm là loại trần mà các khung xương được giấu toàn bộ trong các tấm trần. Bàn nhìn bên ngoài sẽ không khác gì trần bê tông bình thường khác được phủ một lớp sơn mà thôi.

Ứng dụng của các loại trần thả hiện nay

Các loại trần thả hiện nay được ứng dụng rất nhiều và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.

Tấm trần thả giúp tiêu âm cho công trình của bạn

Khi những công trình có thiết kế để cách âm, và triệt tiêu âm thanh, không làm ảnh hưởng âm thanh giữa các trần với nhau. Ta nên thi công và sử dụng trần thả. Vừa giúp để che đi những đường dây điện, những thiết bị đèn vừa tạo nên sự đẹp mắt trong lúc trang trí nội thất.

Các công trình có thể ứng dụng thi công trần thả để cách âm, tiêu âm như: văn phòng làm việc, các trung tâm dạy học, trung tâm tiếng anh, quán cafe hay nhà hàng khách sạn,…

Trần thả nhà vệ sinh sạch sẽ

Thi công trần thả giúp trần nhà được đẹp mắt và sạch sẽ hơn. Khả năng chống bụi và bám bẩn của trần thả rất tốt nên bề mặt nó sẽ vô cùng sạch sẽ. Hơn thế nữa bạn có thể dễ dàng làm vệ sinh cho nó mà không mất nhiều thời gian, công sức.

Trần thả giúp văn phòng đẹp hơn

Khi chúng ta vào một văn phòng làm việc nào đó. Ta có thể bắt gặp người ta sử dụng trần thả để trang trí trần nhà. Vì các tấm trần được in nhiều họa tiết đẹp mắt khác nhau. Vừa giúp cách âm, tiêu âm giữa các trần với nhau. Vừa giúp nơi làm việc trở nên đẹp hợp và chuyên nghiệp hơn.

Trần thả chịu nước tốt

Trần thả có các tấm trần được làm bằng các chất liệu chịu nước tốt như: gỗ, nhựa, nhôm, sợi khoáng,…

Các loại trần thả phổ biến hiện nay

Hiện nay, có nhiều sự lựa chọn cho khách hàng bởi có rất nhiều loại trần thả với những chất liệu khác nhau. Như trần thả thạch cao, trần thả nhựa, trần thả nhôm, trần thả gỗ, trần thả xi măng, trần thả sợi khoáng. Cùng tìm hiểu đặc điểm cũng như những ưu nhược điểm của từng loại.

Trần thả thạch cao

Trần thả thạch cao được thi công bằng cách thả xuống những tấm thạch cao được cắt đúng kích thước vào ô khung xương.

Ưu điểm của việc thi công trần thả thạch cao là nhanh, tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí rẻ. Vì tháo lắp và sửa chữa dễ dàng nên khi trần có sự cố, chỉ cần tháo tấm bị hỏng ra và thay bằng tấm mới là xong. Các dây điện hay thiết bị điện trên trần cũng được lắp đặt dễ dàng hơn.

Nhược điểm: về mẫu mã không được đa dạng. Về kích thước, các tấm có kích thước nhỏ nên có thấy gây cảm giác chia vụn không gian. Về mặt tính thẩm mỹ không cao.

Trần thả nhựa

Trần thả tấm nhựa PVC với trọng lượng nhẹ, nhiều mẫu mã làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ cho không gian nội thất nhà bạn. Ưu điểm là vận chuyển dễ dàng, trần thả nhựa có thể hạn chế và giảm thiểu hiện tượng ẩm ướt gây mốc.

Vì những họa tiết và hoa văn được in trên nhựa nên về độ bền màu không cao. Và trần nhựa cũng có độ bền thấp nên rất dễ bắt bụi cần phải lau chùi vệ sinh thường xuyên. Có trọng lượng nhẹ nên tấm nhựa cũng dễ bị bay và rơi khi có gió lốc. Nên việc thi công cần chú ý kẹp lại kỹ càng khi mùa mưa đến.

Vì vậy nên khi lựa chọn trần thả như, chúng ta nên cân nhắc kỹ càng. Tránh tình trạng lại ảnh hưởng đến những thiết kế nội thất còn lại trong nhà bạn.

Trần thả nhôm

Chất liệu của trần thả bằng nhôm được sử dụng ở những nơi có yêu cầu cách nhiệt cao. Trần nhôm có độ bền cao, cách nhiệt tốt, dễ tạo hình. Tuy nhiên, ngược lại thì lại không có tính thẩm mỹ cho thiết kế nội thất căn nhà của bạn.

Trần thả gỗ

Chủ nhà thích sự mộc mạc, tinh tế nhưng không kém phần hiện đại thì trần thả gỗ là lựa chọn tuyệt vời. Gỗ là vật liệu rất thường được sử dụng tạo ra các dụng cụ nội thất như: bàn, ghế, kệ tủ, giường, các loại vách ngăn. Và nội thất gỗ cao cấp như: ốp tường, sàn, trần. Trần gỗ mang đến sang trọng và cao cấp cho căn nhà của bạn.

Ở những vùng khí hậu lạnh, người ta hãy sử dụng gỗ làm trần. Nhưng ở những nơi có nhiệt độ nóng hơn thì ít làm trần thả gỗ hơn. Vì sức nóng của không khí sẽ làm trần dễ bị cong vênh. Vì thế muốn làm trần thả gỗ nên lắp điều hòa để nhiệt độ được cân bằng. Một vài lưu ý sau để chọn lắp trần thả gỗ:

  • Bởi vì màu đặc trưng của gỗ là vàng, nâu hoặc nâu trầm, đều là những tông màu đậm. Thế nên việc lựa chọn nội thất cho ngôi nhà của bạn cũng nên hài hòa với không gian tổng thể. Ví dụ nếu sử dụng trần gỗ màu nâu, thì những vật dụng nội thất trong nhà bạn như bàn ghế sa lông hay tủ kệ đều có màu tương tự.
  • Độ dày của gỗ phải trung bình từ 8 – 12mm mới làm trần thả gỗ được nên xử lý trụ và móng nhà đảm bảo khả năng chịu lực của trần gỗ.

Bởi chi phí đắt đỏ của gỗ nên có thể thay thế bằng tấm vân gỗ. Nó được sơn những màu sơn giống màu gỗ và cũng có rất nhiều mẫu mã cho chúng ta nhiều sự lựa chọn.

Trần thả xi măng

Tùy theo thành phần cấu tạo nên chúng mà được phân loại thành 4 loại tấm trần thả xi măng:

Tấm xi măng cemboard

Thành phần: xi măng, dăm gỗ và cát. Hỗn hợp này được đưa vào lò áp suất cao với công nghệ Firm & Flex, giúp sản phẩm có độ bền cao hơn. An toàn với sức khỏe người tiêu dùng.

Ưu điểm: vì có thành phần xi măng cao nên tấm Cemboard có tính chống cháy tốt. Cách nhiệt tốt hơn nhờ có dăm gỗ. Chống mối mọt hiệu quả và chống thấm cao. Có rất nhiều kích thước nên độ phù hợp với các công trình cao. Trọng lượng nhẹ và dễ dàng thi công lắp đặt cũng là một ưu điểm của tấm xi măng cemboard.

Được ứng dụng để làm trần thả, ốp tường, lót sàn hay làm vách ngăn. Vì tấm xi măng này không được đẹp nên khó mà sử dụng để làm vật liệu trang trí.

Tấm xi măng smartboard

Thành phần: Xi măng + sợi gỗ Cellulose + cát mịn. Vì cùng nơi sản xuất với tấm xi măng cemboard nên ứng dụng của chúng cũng tương đối giống nhau.

Đây là một phiên bản nâng cấp hơn tấm cemboard nên nó cũng sẽ ưu điểm của nó cũng sẽ vượt trội hơn.

Vì có cấu tạo từ sợi gỗ cellulose nên tấm xi măng smartboard có độ liên kết cao hơn, độ bền cao hơn và màu sắc cũng bắt mắt hơn. Kế thừa tất cả những ưu điểm của tấm cemboard như chống nhiệt, chống cháy, chống thấm nước,…

Tấm gỗ nhân tạo smartwood

Có cấu tạo thành phần gần giống với tấm smartboard, nhưng chỉ khác thay đổi cát mịn thành cát tinh chế. Ứng dụng công nghệ tạo vân bề mặt nên cho ra những sản phẩm giả gỗ, đẹp như gỗ tự nhiên. Tuy nhiên nó bền chắc, tính chống chịu tốt hơn và giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên.

Tất cả những ưu điểm mà tấm xi măng smartboard có thì nó đều có. Tấm gỗ nhân tạo smartwood được ứng dụng rất rộng rãi cho những phong cách thiết kế nội thất của châu Âu. Nhiều mẫu mã cũng như màu sắc đa dạng khiến chúng được khách hàng ưa chuộng.

Tấm xi măng Duraflex

Đây là hàng của Việt Nam sản xuất. Thành phần gồm có xi măng, đá vôi cùng sợi gỗ xenluloze. Hỗn hợp được hấp lò áp suất cao với công nghệ Auto Claves. Ưu và nhược điểm cũng không khác tấm xi măng smartboard.

Vì tấm Duraflex nặng hơn những tấm xi măng khác nên sẽ khó khăn trong việc thi công và lắp đặt các công trình sàn, trần hay vách ngăn.

Tấm trần thả sợi khoáng

Có 2 loại khung xương để thi công trần thả sợi khoáng là loại khung xương thông thường và loại khung xương dành riêng cho sợi khoáng.

Ưu điểm của sợi khoáng là có trọng lượng nhẹ, mềm và xốp, được đục lỗ tạo nhám trên bề mặt nên nó có tác dụng tiêu âm và cách nhiệt tốt.

Tấm trần thả sợi khoáng có mẫu mã đa dạng, đẹp và chi phí cao hơn tấm thả nhựa PVC. Nên thường được sử dụng ở các công trình cao cấp hơn.

Mẫu trần thả đẹp quý khách hàng nên tham khảo

Trần thả bao nhiêu tiền 1m2

Như các bạn cùng đã tìm hiểu ở trên, có rất nhiều vật liệu tạo nên tấm trần thả. Vậy nên giá của từng vật liệu cũng sẽ khác nhau. Cần báo giá cụ thể và chi tiết nhất, xin liên hệ với chúng tôi. Cam kết giá tốt nhất thị trường.