Trong một vài năm trở lại đây, rộ lên trong giới trẻ một trào lưu “đốt film” có lẽ vì nhiều lí do nhưng phần đông chắc hẳn vì yêu thích cái “màu film”, hay cái “nước ảnh film”.
Vậy đối với một người mới bắt đầu chụp film, làm thế nào để lựa cho mình một cuộn film ưng ý? Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu tới các bạn một vài cách phân loại film dựa theo kích cỡ, chủng loại, và mục đích sử dụng cơ bản.
- Những loại film máy ảnh còn phổ biến
- Có nên chụp film hết date???
Phân loại film
Kích cỡ film
- Film 135 : thường được gọi là 35mm, khổ 24x36mm, 1 cuộn 24 đến 36 tấm.
- Film 120 : dùng cho medium format , chiều dọc 56mm , chiều ngang tuỳ back của máy.
- Film 220 : tương tự như film 120 nhưng dài gấp 2 lần.
- Film APS : hay còn gọi là fim 24mm , khổ 24x16mm.
Trên thị trường hiện nay, film 135 vẫn là loại film phổ biến nhất.
Chủng loại film
Film màu âm bản ( negative film, print film )
loại film thông dụng nhất. Thước film khi tráng xong màu sắc, sáng tối đều bị đảo ngược trên nền màu cam của thước film nên được gọi là film âm bản. Chỉ khi rửa ra ảnh hoặc scan lên file sẽ hiển thị màu chuẩn của ảnh.
Đặc điểm nhận dạng: Trên vỏ film ghi “COLOR” ví dụ như Fujicolor, Kodakcolor
Film màu dương bản ( slide, transparent, reversal film )
xem được ảnh trực tiếp trên thước film thường được dùng cho trình chiếu trên máy chiếu (projector)
– So với film âm bản, film dương bản có màu sắc đẹp hơn, độ tương phản cao, mạnh và độ nổi khối ở mức tương đối cao nên thường được giới nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sử dụng
– Đặc điểm nhận dạng: trên vỏ film có đuôi “CHROME” ví dụ như Fujichrome, Ektachrome
– Một đặc điểm khác mà chỉ có loại film màu dương bản mới có là có 2 loại Daylight và Tungsten tương ứng với chế độ cân bằng trắng trên máy kỹ thuật số. Film Tungsten thường chụp dưới ánh sáng vàng cam của đèn dây tóc còn Daylight lại thích hợp cho việc chụp ngoại cảnh.
Film trắng đen truyền thống: tráng/scan bằng hoá chất riêng
Film trắng đen mới
tráng bằng quy trình C41 như film âm bản, trên vỏ hộp sẽ có ghi “C41 only”. Hiện nay loại film này được dùng in ảnh monotone, loại film này sau khi chụp, tráng xong cũng cho ra âm bản trắng đen.
Đặc điểm nhận dạng: Có ký hiệu “PAN” trên vỏ film. Ví dụ như: Neopan,…
Film chụp “mỳ ăn liền” ( palaroid , instant film)
Được chụp bởi các máy ảnh polaroid, chụp xong đưa ra sáng 1 chút là ra ảnh.
Film dạng tấm ( sheet) , kích cỡ bắng tấm ảnh nhỏ: 3.25″x4.25″ , 4″x5″…
Người mới chụp nên chụp film gì?
Chắc hẳn ai khi bắt đầu với con đường “phơi sáng” này cũng rất bối rối và không biết nên bắt đầu với cuộn film nào cho “an toàn” vì thị trường film nó thật sự vô vàn từ giá cả cho đến các chủng loại màu. Nhưng theo cảm quan của mình thì mình sẽ recommend 2 loại film sau đây:
Kodak Colorplus
Mình dám chắc đến 80% là trên thị trường hiện nay, Kodak colorplus là loại film có giá “hạt dẻ” nhất (từ sau khi fuji tăng giá) và cũng vô cùng phổ biến, minh chứng là bất kì lab bán film nào cũng có và đặc biệt là một số lab còn tặng kèm combo film + tráng scan với giá vô cùng ưu đãi. Nhưng, điều khiến mình recommend em này cho các bạn mới chơi còn là vì dù giá thành rẻ nhưng film vẫn cho ra một nước ảnh vừa đủ, hơi ám vàng đặc trưng của Kodak và do đó hợp chụp ngoại cảnh hoặc nội thất.
Fujicolor C200
“Thường là vỏ hộp film màu gì thì film ám màu đấy” câu nói này đúng trong hầu hết các trường hợp và đối với em Fuji C200 này không phải là một ngoại lệ. Trong khi Kodak Colorplus mang một màu vàng cam đặc sệt Kodak thì Fuji C200 lại hơi hướng xanh lá. Em này có độ tương phản không quá gắt, white balance vừa đủ, thích hợp hơn chụp chân dung.
Và trên đây là một chút chia sẻ của mình về các chủng loại film cũng như review theo cảm quan của mình về những cuộn film mà người mới bắt đầu có thể thử. Hi vọng là các bạn có thể sớm tìm cho mình một cuộn film ưng ý và sau này có thật nhiều những thước film thật đẹp!
Nguồn: Colorme.vn
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!