Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh nào của đối thủ có thể bị khiếu nại ?

Luật cạnh tranh năm 2018 tạo cơ sở pháp lý cho việc khiếu nại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của đối thủ,. Như vậy, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục khiếu nại như thế nào khi phát hiện có hành vi cạnh tranh không lành mạnh ? Bài viết sau sẽ cung cấp các thông tin cần thiết để doanh nghiệp tự bảo vệ mình trong bối cảnh thị trường cạnh tranh như hiện nay.

các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của đối thủ có thể thực hiện khiếu nại

Khi nào được hiểu là hành vi cạnh tranh không lành mạnh?

Theo khoản 6 Điều 3 Luật cạnh tranh 2018 quy định hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.

>>>Xem thêm: Thủ tục tố cáo đối thủ kinh doanh cạnh tranh không lành mạnh

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh nào của đối thủ có thể bị khiếu nại ?

Theo Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 có quy định những trường hợp là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm.

Xâm phạm thông tin bí mật

  • Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó. Là hành vi cố ý tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh của doanh nghiệp khác dưới bất kỳ hình thức nào bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó. Như hành vi ăn trộm công thức bí mật hay kế hoạch kinh doanh của một doanh nghiệp đối thủ.
  • Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó. Là hành vi sử dụng thông tin bí mật kinh doanh của các chủ thể khác hoặc tiết lộ thông tin khi chưa được sự cho phép của chủ sở hữu thông tin đó.

hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác

Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.

Là hành vi đe dọa có thể thực hiện bằng lời nói hoặc hành động khiến cho khách hành, đối tác của doanh nghiệp khác ý thức được hậu quả thiệt hại có thể xảy ra và buộc phải làm theo ý muốn của người đe dọa hay hành vi cưỡng ép, khiến cho đối tượng bị hạn chế về tự do ý chí và phải hành động theo mong muốn, mục đích là để ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đo.

Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác

Là hành vi cung cấp thông tin gian dối, thông tin không có thật về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục khiếu nại về hành vi cạnh tranh không lành mạnh của đối thủ

Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác

Gây rối bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.

Có thể như hành vi đập phá doanh nghiệp của người khác làm cản trở, gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.

Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:

  • Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;
  • So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung. Hành vi so sánh hành hóa dịch vụ của mình với một sản phẩm cùng loại khác không giới hạn phạm vi chỉ ở so sánh trong lĩnh vực quảng cáo, mà là bất cứ hành vi so sánh nào. Hành vi này không phân biệt trực tiếp hay gián tiếp, nếu như hành vi so sánh đó không chứng minh được nội dung thì sẽ được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.

Là hành vi bán hàng hóa hay cung ứng dich vụ giá rẻ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác.

hành vi cạnh tranh

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh

>> Xem thêm: Các điều khoản cơ bản trong hợp đồng chuyển nhượng hoặc sử dụng quyền sở hữu công nghiệp

Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh

Theo Điều 111 Luật cạnh tranh 2018 quy định mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là 2.000.000.000 đồng. Do đó, tùy mức độ vi phạm và hành vi vi phạm mà nhà nước đưa ra những khoản phạt phù hợp nhưng tối đa là 2.000.000.000 đồng.

Ngoài ra Mục 5 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh

Hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh

Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 000.000 đồng

Hành vi ép buộc trong kinh doanh

  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
  • Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp ép buộc khách hàng hoặc đối tác kinh doanh lớn nhất của đối thủ cạnh tranh.

Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác

  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
  • Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác

  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.
  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi trực tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.

Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính

Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng

Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ

Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.

Lưu ý: Những mức phạt trên sẽ bị phạt tiền gấp hai lần mức quy định này đối với hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

>>>Xem thêm: Thủ tục chào hàng cạnh tranh rút gọn

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi liên quan đến việc hỗ trợ giải thích các hành vi cạnh tranh không lành mạnh nào của đối thủ có thể bị khiếu nại. Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan nào hoặc cần sự giúp đỡ của TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP, hãy liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn cụ thể và chi tiết. Xin cảm ơn!

Scores: 4.6 (41 votes)