Dựa trên các mẫu hóa thạch và tàn tích còn sót lại, các nhà khoa học đã có sự mường tượng về một thế giới chưa từng biết đến – nơi tồn tại các loài sinh vật cổ đại với kích thước to lớn và hung dữ.
Họ đánh giá các loại động vật ăn thịt không phải trên thước đo kích thước hay chiều dài, mà dựa chủ yếu dựa vào khả năng săn mồi, cũng như cấu trúc của các bộ phận như móng vuốt, mồm, răng nanh… cho thấy những giống loài nhất định phù hợp nhất với công việc săn bắt, giết chóc.
1. Cá mập Megalodon
Cá Mập Megalodon có thể tích như một con tàu ngầm, nặng lên đến 50- 60 tấn là sát thủ kinh hoàng bậc nhất dưới đại dương cổ đại.
Với sự thông minh và cấu tạo cơ thể được sinh ra để trở thành quái vật thống trị đại dương, Megalodon gần như không có đối thủ.
Hiện hóa thạch của chúng được tìm thấy khắp các đại dương trên thế giới, càng chứng minh cho sự phát triển thịnh vượng của loài này.
Các nhà khoa học cũng khẳng định rằng sự tuyệt chủng của Megalodon đến từ thiên nhiên chứ không phải đối thủ cạnh tranh.
2. “Cỗ máy khát máu” Megatherium
Megatherium là một chi lười đất, sống trên cạn. Loài này có thể nặng đến 5 tấn, có kích cỡ như một con voi và sống vào khoảng 2 triệu đến 8.000 năm về trước.
Hóa thạch về loài này được tìm thấy khá đầy đủ. Nhờ đó các nhà khoa học đã có thể phân tích cấu trúc sinh học của Megatherium để rồi xếp vào hạng chúng vào hàng ngũ “cỗ máy khát máu” thời cổ đại.
3. Quái vật bay Quetzalcoatlus
Quán quân của loài ăn thịt biết bay thuộc về loài Quetzalcoatlus. Loài này có nhiều mô phỏng khác nhau về, dựa trên kích thước của các hóa thạch.
Do vậy, các nhà khoa học đặt giả thuyết rằng đã có nhiều loài Quetzalcoatlus khác nhau từng cư ngụ trên Trái đất, phân bổ ở những khu vực khác nhau.
Nếu như Megalodon thống trị dưới nước, thì Quetzalcoatlus được xem là ông vua bầu trời, và ít khi có kẻ địch nào có thể chống lại được.
4. Rắn khổng lồ Titanoboa
Loài rắn cổ đại kinh dị nhất trong lịch sử từng được ghi nhận là Titanoboa. Loài này từng sinh sống khoảng từ 60 tới 58 triệu năm trước, trong thế Paleocen (hay thế Cổ Tân).
Các nhà nghiên cứu ước tính rằng sinh vật này dài khoảng 13m, nặng khoảng 1,1 tấn, với điểm dày nhất trên cơ thể nó rộng tới 1m.
5. Thú săn mồi khổng lồ Mosasaurus
Loài Mosasaurus được coi là thú ăn thịt dưới biển to nhất thời kỷ phấn trắng. Đầu của nó khá giống với cá sấu, dài trên 18m và hàm răng có đến cả trăm chiếc sắc nhọn.
Hóa thạch của Mosasaurus được phát hiện ở… trên núi, thực ra là ở nó thời cổ đại là đáy biển và nhờ sự biến đổi địa chất chúng ta mới biết về sự có mặt của loài quái thú này.
6. Quái vật Gorgonopsid
Loài thú khổng lồ Gorgonopsid có ngoại hình như một quái vật đáng sợ, sống trong giai đoạn kỷ Permi muộn.
Ngoài thân hình khổng lồ, hàm của khủng long Gorgonopsid có rất nhiều răng to lớn, sắc nhọn. Loài này đã trở thành cảm hứng cho rất nhiều bộ phim ăn khách nói về các con quái vật.
7. Chim ăn thịt Phorusrhacidae
Phorusrhacidae – loài chim ăn thịt khổng lồ. Đây là loài chim khổng lồ ăn thịt ở Nam Mỹ, Loài này sống ở thời Miocen. Con chim có đầu to bằng đầu ngựa, mỏ quặp như mỏ chim đại bàng.
Sở dĩ gọi là chim vì Phorusrhacidae có họ hàng với loài này, nhưng thực tế chúng không biết bay do cánh quá bé để có thể nâng được một thân hình khổng lồ.
Chúng cũng sở hữu những ưu thế nhanh nhẹn của họ nhà chim và sự hung tợn sẵn có. Phorusrhacidae không “ngán” bất cứ sinh vật nào khi cơn đói của chúng tìm đến.
8. Cá heo cổ đại Thalattoarchon
Thalattoarchon là một quái vật biển có hình dạng giống như một chú cá heo khổng lồ.
Loài động vật ăn thịt kích thước lớn này có chiều dài khoảng 8,6m, sở hữu một hộp sọ lớn và hàm răng to, sắc cạnh để bắt và cắt con mồi. Trên thực tế, nó có thể tấn công cả những con mồi lớn bằng hoặc lớn hơn nó.
Chúng là một trong những loài “thằn lằn – cá” đời đầu, sống chủ yếu vào kỷ Trias, tồn tại cách đây khoảng 244 triệu năm, ngay sau khi trái đất chịu thảm hỏa diệt chủng Permian. Đây là sự kiện tuyệt chủng khủng khiếp nhất trong lịch sử, đã xóa sổ gần 95% sinh vật biển trên Trái đất.
9. Cá sấu cổ đại Sarcosuchus
Sarcosuchus, họ hàng xa của cá sấu sống cách đây 112 triệu năm. Nó có kích thước dài gần gấp đôi một con cá sấu hiện đại và nặng khoảng 8 tấn.
Sarcosuchus có một cái mõm dài, chiếm tới 75% kích thước hộp sọ, với 35 chiếc răng ở mỗi bên hàm trên và 31 ở mỗi bên hàm dưới.
Cứ nhìn sự hung dữ và khả năng săn mồi hiệu quả của cá sấu, sau đó nhân lên vài lần, là chúng ta đã có được cái nhìn chân thực về loài Sarcosuchus thời cổ đại.
10. “Ông vua biển cả” Liopleurodon
Liopleurodon là vua của những sinh vật biển sống ở kỉ Jura muộn. Chúng còn được biết đến với cái tên Predator X.
Loài quái thú này có những chiếc răng dài 7cm và có khoảng 100 – 210 chiếc răng trong mỗi hàm.
Với trang bị tối tân này thì không một sinh vật nào kể cả trên cạn lẫn dưới biển có thể sống sót được với một cú đớp của chúng.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!