Rơ le thời gian là gì? Sơ đồ chân Rơ le thời gian | UNIDUC

Rơ le thời gian là gì? Sơ đồ chân Rơ le thời gian, nguyên lý hoạt động, cấu tạo, ứng dụng như thế nào? Bài viết này sẽ tổng hợp đầy đủ và chi tiết các thông tin về Rơ le thời gian để bạn hiểu rõ về nó nhé!

Rơ le thời gian thường được gọi với thuật ngữ là Timer là một bộ định thời gian. Đây là thiết bị được dùng để tạo thời gian trễ đối với cả một hệ thống hoạt động lúc chuyển mạch trong mạch giữa các khí cụ với nhau. Tuy nhiên, các bạn cũng cần nắm được về thời gian chuyển mạch của Timer có thể nằm trong khoảng từ vài giây cho đến vài giờ đồng hồ. Không những thế, vấn đề về thời gian trễ bao lâu còn ảnh hưởng bởi các kỹ sư, những người thiết kế và tính toán để đặt ra cho hệ thống điện vận hành theo ý muốn của mình.

Rơ le thời gian là gì?

Relay thời gian có vai trò quan trọng trong việc tạo ra thời gian để có thể duy trì sự cần thiết khi tiến hành truyền tín hiệu từ thiết bị điện này sang thiết bị điện khác. Đặc biệt, Rơ le thời gian là một thiết bị với tiếp điểm châm hơn về mặt thời gian nhận tín hiệu điều khiển. Nhờ đó mà các kỹ sư có thể điều chỉnh dễ dàng về độ trì hoãn của thời gian đối với bộ định thời gian này.

Chính vì vậy mà nó được đưa vào ứng dụng cho các sơ đồ bảo vệ, tự động và trong những hệ thống điều khiển với các quá trình công nghệ hiện nay. Trên thị trường Rơ le thời gian có nhiều dạng khác nhau như: Relay thời gian dùng khí nén, Relay thời thời dùng cơ khí – đây là loại dùng lò xo xoắn hoặc dây thiều, Rơ le thời gian dùng mạch điện tử hay sử dụng các linh kiện điện tử bán dẫn tạo thời gian trễ.

2. Cấu tạo chung của Rơ le thời gian là gì?

Một Rơ le thời gian sẽ có cấu tạo bao gồm: Bộ định thời gian được làm bằng linh kiện điện tử, mạch từ của nam châm điện, hệ thống tiếp điểm chịu dòng điện nhỏ và bộ phận vỏ bảo vệ các chân ra tiếp điểm. Cụ thể:

Cấu tạo chung của Rơ le thời gian là gì?

  • Bộ định thời gian gồm có bánh răng dẫn động (18) nối cứng với thanh hãm (4). Bánh răng này với chức năng chính trong việc truyền đồng nhờ vào lò xo. Không những thế nó còn truyền chuyển động cho bánh răng (22) và khiến cho tiếp điểm động (21) quay.
  • Các bộ phận chính của cơ cấu thời gian là chuỗi hệ thống các bánh răng (16), (15), (13) được nối tới phần trục quay tiếp điểm động bởi một bánh ma sát (17). Đồng thời cùng lúc sẽ quay bánh răng 3 để truyền chuyển động tới cơ cấu con lắc có bánh cóc (14), quả rung (2) và móc (1). Con lắc được sử dụng để giúp cho tốc độ quay của tiếp điểm động được đều, nó cũng giống với cơ cấu ở đồng hồ vậy.
  • Nam châm điện có vai trò nhận điện áp từ nguồn điện thao tác, hay chính là nguồn điện được cấp cho mạch. Nó bao gồm: mạch từ tĩnh (11), cuộn dây điện áp (12), lò xò (9) và lõi thép động (12).
  • Tiếp điểm chính bao gồm: Đầu xúc tĩnh (22), đầu tiếp xúc động (21) và hai tiếp điểm phụ có nhiệm vụ đóng, cắt không thời gian: tiếp điểm thuận (5 – 8) và tiếp điểm nghịch (5 – 7).

3. Rơ le thời gian được phân loại như thế nào?

Trong mạch điều khiển tử động hiện nay, người ta thường dùng 2 loại Rơ le thời gian chính là On Delay và Off Delay, ngoài ra thì còn có loại Rơ le thời gian 24h và thường được ứng dụng để bật tắt các thiết bị điện theo giờ trong ngày như máy bơm, đèn chiếu sáng,..

Rơ le thời gian được phân loại như thế nào?

Đặc điểm chung của những loại Rơ le này là:

  • Thứ nhất, cuộn dây Rơ le thời gian: Nguồn điện áp đặt vào đầu của hai cuộn dây Timer được ghi trên nhẫn và thường có công suất 110V – 220V.
  • Thứ hai, cấu tạo của một Rơ le thời gian loại nào đi thì cũng có nam châm điện, mạch điện tử đếm thời gian, hệ thống tiếp điểm, vỏ bảo vệ.

Cùng tìm hiểu cụ thể về Relay On Delay và Off Delay nhé!

3.1. Rơ le thời gian tác động trễ hay On-delay Relay Timer

3.1.1. Cấu tạo

Rơ le thời gian tác động trễ trong tiếng Anh sử dụng với thuật ngữ On-delay Relay Timer. Cấu tạo nó gồm có 2 bộ tiếp điểm là không định thời và tiếp điểm có định thời theo các chân được bố trí phù hợp.

Trên thị trường hiện nay thường có loại Rơ thời gian với 8 chân. Nhiệm vụ chính của 8 chân này là để kết nối và có thêm một lỗ khóa ở giữa mục đích dùng để cố định vị trí đặt của Rơ le thời gian vào các thiết bị điện hoặc hệ thống điện hiện nay.

3.1.2. Sơ đồ chân Rơ le thời gian và cách đấu các chân

Sơ đồ chân Rơ le thời gian như sau:

Sơ đồ chân Rơ le thời gian

Trên mỗi chân của Rơ le thời gian đều được gắn với một số thứ tự cụ thể. Thông qua đó mà các kỹ sư có thể dễ dàng dùng để đấu Timer vào hệ thống điện một cách nhanh chóng giúp chúng hoạt động được tốt nhất. Việc kết nối 8 chân này vào hệ thống không hề đơn giản, các bạn cần biết cách đấu 8 chân của Rơ le thời gian như sau:

  • Đối với chân số 7 và số 2 là hai chân cấp nguồn cho cuộn dây bên trong của Rơ le thời gian. Chân số 7 được nối với cực dương (+) và chân số 2 nối với cực âm (-).
  • Đối với chân số 8 và chân số 1 là các chân khung cho hai bộ tiếp điểm.
  • Đối với chân số 3 kết nối với chân số 1 để tạo thành tiếp điểm thường mở.
  • Đối với chân số 4 kết nối với chân số 1 để tạo thành tiếp điểm thường đóng.
  • Đối với chân số 5 kết nối với chân số 8 để tạo thành tiếp điểm thường đóng.
  • Đối với chân số 6 kết nối với chân số 8 để tạo thành tiếp điểm thường mở.

3.1.3. Nguyên lý hoạt động

Thông qua 2 chân nguồn là chân số 7 và chân số 2, nguồn điện được đưa vào cuộn dây Relay thời gian. Đồng thời các tiếp điểm của Timer ngay sau khi được kích hoạt sẽ chưa thay đổi trạng thái ban đầu. Sau một khoảng thời gian định trước – Đây chính là khoảng thời gian được cài đặt để Relay trễ theo thiết kế của kỹ sư. Khoảng thời gian trễ này được tính từ lúc cấp điện.

Bảng ký hiệu của On-delay Relay Timer

Tiếp đó, dòng điện trong cuộn dây sẽ di chuyển đến các tiếp điểm của Rơ le thời gian và dần chuyển trạng thái từ đang mở thành đóng hoặc chuyển đổi trạng thái từ đóng thành mở. Trong thời điểm tiếp điểm thực hiện việc chuyển đổi trạng thái thì hệ thống sẽ truyền động vẫn hoạt động bình thường và hoàn toàn không có hiện tượng bị ngắt trong quá trình delay thời gian hoạt động theo chu kỳ được thiết kế sẵn.

Khi ta tiến hành ngắt điện hoặc ngừng cung cấp điện năng cho hệ thống khỏi cuộn dây dẫn trong Rơ le thời gian thì lúc này các tiếp điểm của nó sẽ quay về lại trạng thái ban đầu.

3.1.4. Phân loại đối với các tiếp điểm của Rơ le thời gian tác động trễ

On-delay relay timer hay Rơ le thời gian tác động trễ có hai loại tiếp điểm là:

  • Tiếp điểm mở với nhiệm vụ đóng chậm và ngắt nhanh.
  • Tiếp điểm đóng với nhiệm vụ đóng nhanh và mở chậm.

3.2. Rơ le thời gian dừng (ngắt) trễ hay Off-delay Relay Timer

Loại Rơ le thời gian này về cấu tạo đều giống với Re le thời gian tác động trễ ở trên, nhưng khác nhau trong nguyên lý hoạt động và các tiếp điểm có nhiệm vụ khác một chút. Cụ thể:

3.2.1. Nguyên lý hoạt động

Đối với loại Rơ le thời ngắt trễ thì khi bạn cấp điện cho cuộn dây, các tiếp điểm của Timer lập tức chuyển trạng thái từ đóng thành mở hoặc ngược lại từ mở thành đóng. Thời gian thực hiện chuyển đổi trạng thái của Relay thời gian ngắt trễ lúc này sẽ chuyển từ động sang bình thường.

Bảng ký hiệu của Off-delay Relay Timer

Khi tiếp điểm của Relay thời gian chuyển trạng thái cũng có nghĩa là hệ thống sẽ hoạt động bình thường. Trạng thái của Relay thời gian ngắt trễ sẽ qua trở lại lúc đầu nếu ngắt điện. Trong khoảng thời gian cài đặt lên thiết bị Rơ le thời gian đó, các tiếp điểm mới sẽ quy về lúc ban đầu, tức là tính từ lúc ngắt nguồn điện đến cuộn dây tại chân số 7 và số 2.

3.2.2. Phân loại

Tiếp điểm của On-delay relay timer được chia thành 2 loại như sau:

Tiếp điểm mở với hoạt động đóng nhanh và ngắt chậm.

Tiếp điểm đóng với hoạt động đóng chậm và mở nhanh.

4. Chia sẻ về ứng dụng Timer với điều khiển bóng đèn

Hiện nay, Timer được đưa vào ứng dụng rất đa dạng và phong phú. Nổi bật nhất chính là ứng dụng cho hệ thống điều khiển bóng đèn tại các khu vực công cộng như cầu thang đi bộ, hành lang chung cư.

Nó được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực này bởi hệ thống chiếu sáng thường phải hoạt động 24/24, nhờ Relay thời gian mà bài toán về kiểm soát đèn chiếu sáng với các khu vực này được giải quyết một cách dễ dàng, thông qua đó tiết kiệm điện năng, tiện dụng khi dùng.

Chia sẻ về ứng dụng Timer với điều khiển bóng đèn

Cụ thể thì các ứng dụng của Relay thời gian với điều khiển hệ thống bóng đèn như sau:

  • Đèn tại các khu vực công cộng thì thời điểm bật và tắt đèn là rất cần thiết, thường thì các công tắc sẽ được đặt tại vị trí hành lang hoặc cầu tháng dễ quan sát và dễ bật tắt khi cần. Ngoài ra thì còn sử dụng cảm biến chuyển động để bật tắt hệ thống đèn.
  • Còn được dùng tại các khu vực cần bật 24/24 giờ mỗi ngành thì sử dụng Timer chính là một cách để tiết kiệm thời gian và tiện dụng cho người dùng trong các khu dân cư đông đúc, các khu vực công cộng nhiều người dùng.

Sử dụng Timer dạng On-delay relay timer và kết hợp với cảm biến chuyển động sẽ giúp các bạn tiết kiệm điện năng, hiệu nghiệm và chỉ bật sáng khi có chuyển động của con người.

5. Các loại Rơ le thời gian phổ biến trên thị trường hiện nay

Hiện nay trên thị trường Rơ le thời gian phổ biến hiện nay gồm có: Rơ le thời gian cơ, Rơ le thời gian điện tử và Rơ le thời gian 24h hay Timer 24h camsco. Đặc biệt loại Rơ le thời gian 24h được dùng nhiều cho hệ thống chiếu sáng và các ứng dụng đa dạng hiện nay.

Các loại Rơ le thời gian phổ biến trên thị trường hiện nay

Như vậy, với những thông tin hữu ích trong bài viết này đã giúp bạn hiểu Rơ le thời gian là gì? Sơ đồ chân Rơ le thời gian cùng với những thông tin hữu ích khác. Hy vọng lượng kiến thức bổ ích này sẽ giúp các bạn ứng dụng và lắp đặt Timer hiệu quả cho thiết bị điện hoặc hệ thống điện của mình.

Bạn có thể xem thêm đèn học chống cận rất hữu ích cho các bạn làm việc nhiều với máy tính, học tập, đọc sách đèn sử dụng rất tốt bạn có thể xem sản phẩm hoặc bạn có thể để tên số điện thoại để nhân viên shop tư vấn cho bạn tại đây

Chúc bạn thành đạt trong công việc và hạnh phúc trong cuộc sống !

Hotline / Zalo: 089 6688 629

-////-////-

HUMANOID ROBOT CỦA CÔNG TY UNIDUC SẢN XUẤT PHÁT TRIỂN.