Bệnh tuyến giáp có nguy hiểm không? Các bệnh liên quan đến tuyến giáp

6. Bệnh bướu giáp hạt

Hạt giáp (bướu giáp hạt) hình thành từ những tế bào đột biến ở tuyến giáp. Chúng có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc thành cụm. Một số hạt giáp có thể lành tính, nhưng số khác lại có nguy cơ ung thư tiềm ẩn nên nhằm đảm bảo sức khỏe của bản thân, bạn nên để bác sĩ kiểm tra tất cả các hạt giáp khi chúng xuất hiện.

Bướu giáp hạt có thể liên quan đến nang giáp và bệnh Hashimoto nên người bệnh thường có biểu hiện suy giáp. Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể gặp các triệu chứng bệnh tuyến giáp khác không được đề cập. Do đó, nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

7. Bệnh ung thư tuyến giáp

Tuyến giáp bị ung thư chủ yếu xảy ra ở phụ nữ trung niên, chiếm 2/3 trường hợp tình trạng sức khỏe này. Ung thư tuyến giáp có thể gồm nhiều loại khác nhau, tùy vào loại tế bào đặc hiệu tại đây bị đột biến. Theo thống kê, hầu hết trường hợp ung thư ở tuyến giáp đều có tiên lượng tốt và tỷ lệ sống cao, đặc biệt nếu người bệnh phát hiện vấn đề ngay từ giai đoạn đầu.

>>> Bạn có thể tham khảo: Nguyên nhân ung thư tuyến giáp có thể bạn chưa biết

  • Các bệnh về tim mạch (suy tim, cholesterol cao…)
  • Loãng xương
  • Suy giảm tầm nhìn, mắt lồi
  • Tổn thương thần kinh ngoại biên
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần (mất ngủ, phiền muộn, trầm cảm…)
  • Tử vong.

Các xét nghiệm tuyến giáp là gì?

Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành một số thủ thuật xét nghiệm dưới đây để chẩn đoán các vấn đề ở tuyến giáp, ví dụ như:

  • Xét nghiệm máu dùng để kiểm tra hàm lượng hormone tuyến giáp cũng như hormone kích thích tuyến giáp TSH. Đôi khi, bạn cũng có thể cần định lượng anti-thyroglobulin, anti-thyroperoxidase hoặc các kháng thể kích thích thụ thể TSH.
  • Siêu âm thường được sử dụng với mục đích kiểm tra sự đồng nhất của mô tuyến giáp, đồng thời tìm kiếm sự hiện diện của nang hoặc tình trạng vôi hóa tại đây. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng siêu âm không giúp phân biệt hạt giáp lành tính hay ác tính. Thay vào đó, phương pháp xét nghiệm áp dụng iốt phóng xạ có khả năng làm được điều này.
  • Sinh thiết đôi khi cũng được kết hợp với siêu âm để chẩn đoán ung thư tuyến giáp.

>>> Bạn có thể tham khảo: 12 dấu hiệu của bệnh tuyến giáp bạn cần cảnh giác!

Mách bạn cách chữa bệnh tuyến giáp hiệu quả

Nếu vấn đề của bạn là suy giáp, sử dụng hormone tuyến giáp tổng hợp dưới dạng viên uống có thể là lựa chọn lý tưởng. Ngược lại, với trường hợp cường giáp, người bệnh có thể dùng thuốc đặc hiệu có tác dụng kiềm hãm quá trình sản xuất hormone tuyến giáp.

Ngoài ra, đôi khi một số loại thuốc khác cũng cần thiết để hỗ trợ kiểm soát triệu chứng bệnh tuyến giáp, ví dụ như tăng nhịp tim.

– Phẫu thuật tuyến giáp

Đối với những vấn đề như bướp tuyến giáp hoặc hạt giáp quá lớn, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Nếu tuyến hình cánh bướm bị cắt bỏ hoàn toàn, người bệnh sẽ cần được dùng hormone tuyến giáp tổng hợp hàng ngày.

Trong một số trường hợp, người mắc bệnh Basedow cũng có thể cắt bỏ một phần tuyến giáp.

Những thói quen sinh hoạt giúp phòng ngừa bị tuyến giáp ở cổ

  • Đảm bảo chế dinh dưỡng phù hợp, khoa học. Có thể chia ba bữa chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngày
  • Rèn luyện thể chất thường xuyên với những bài tập yoga, thiền, thở sâu… giúp giảm căng thẳng.
  • Chú trọng chất lượng cũng như thời gian ngủ (6-8 giờ mỗi ngày). Bạn có thể sắp xếp và giữ cho phòng ngủ mát mẻ, ấm áp, không dùng thức uống chứa caffeine sau 6 giờ tối để dễ ngủ hơn.
  • Tái khám thường xuyên và thực hiện các xét nghiệm tầm soát theo chỉ định của bác sĩ.
  • Rửa tay trước và sau khi chuẩn bị thức ăn hoặc chăm sóc người bệnh.

Qua đây, bạn đã biết bệnh tuyến giáp là gì cũng như các bệnh liên quan đến tuyến giáp nguy hiểm. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.