[Trần Tình lệnh] Về danh-tự-hiệu và ý nghĩa của những cái tên trong phim Trần tình lệnh

Theo Từ nguyên mục Danh tự:

Tầng lớp quí tộc thời xưa khi mới sinh thì đặt tên (danh), hai mươi tuổi trưởng thành thì làm lễ đội mũ và đặt thêm tên chữ (tự), gọi chung là danh tự. Về sau ngoài tên tự lại đặt hiệu, gọi chung là danh hiệu. Tên (danh) dùng để tự xưng, còn người khác muốn biểu thị sự tôn kính người mình gọi, thường gọi bằng tên tự hoặc tên hiệu.

Danh, tự và hiệu hay biệt hiệu tuy đều là tên người, nhưng khi sử dụng không thể tùy tiện mà phải tuân theo phép tắc nhất định. Do người xưa rất trọng lễ nghĩa, cách dùng danh, tự và hiệu cũng rất cầu kỳ. Trong giao tiếp, danh thường dùng trong trường hợp khiêm xưng, hoặc trên gọi dưới, còn những người ngang hàng chỉ gọi danh khi thật thân mật. Khi không được phép mà gọi thẳng danh của người đang nói chuyện là bất lễ, danh của cha mẹ mà nhắc tới là bất kính, còn danh của vua chúa mà nhắc tới là đại nghịch. Tự và hiệu dùng trong trường hợp người dưới gọi người trên, hoặc những người ngang hàng nhau.

(nguồn thông tin: https://nghiencuulichsu.com/2017/01/03/tim-hieu-ve-danh-tu-hieu-cua-nguoi-xua/)

Bởi vậy sau khi coi xong Trần tình lệnh, mình xà quần với đám tên của hai em nam chính: Danh– Ngụy Anh, Tự – Ngụy Vô Tiện, Hiệu – Di Lăng Lão Tổ (hiệu này hình như do người đời đặt cho Ngụy Anh); Danh – Lam Trạm, Tự – Lam Vong Cơ, Hiệu – Hàm Quang Quân

Cũng may, văn hóa phương đông có thời kỳ ảnh hưởng lẫn nhau nên sau khi lướt qua thông tin danh-tự-hiệu ở trên thì mình hiểu thêm một chút về cách xưng hô trong phim. Cụ thể khi Ngụy Anh và Lam Trạm gọi nhau đều dùng danh để gọi (hihi hint đó hint đó!!!), đám vãn bối trong Cô Tô Lam Thị đều rất mực cung kính gọi Hàm Quang Quân và Ngụy Vô Tiện. Khi Lam Hi Thần gọi Lam Trạm sẽ gọi tên tự Lam Vong Cơ. Cơ bản là thế!

Ngoài ra, đao kiếm sáo đàn của các đại hiệp đều có tên và thậm chí còn là đặc điểm để nhận diện người đó. Ngụy Anh có thanh kiếm Tùy Tiện (nhà ẻm ai cũng tên Tiện để dễ gọi à) và cây sáo Trần Tình. Lam Trạm có thanh Tị Trần. Dưới đây là thông tin từ Ma Đạo Tổ Sư Fanpage giải thích về ý nghĩa của những cái tên. Người xưa rất trọng tên hiệu nên khi đọc tiểu thuyết TQ, đặc biệt tiểu thuyết kiếm hiệp càng rõ ràng với việc đặt tên này.

  • Lam Trạm: Vong Cơ nghĩa là quên hết chuyện thế tục, Trạm nghĩa là “trong trẻo”, Tị Trần nghĩa là “tránh bụi”.
  • Ngụy Anh: Anh nghĩa là “đứa trẻ mới sinh”. Vô Tiện nghĩa là không có mong ước gì, Trần Tình nghĩa là tình xưa, tình cũ, Tùy Tiện thôi khỏi giải nghĩa nha!
  • Giang Trừng: Trừng nghĩa là “trong trẻo”, tự Vãn Ngâm nghĩa là thở dài muộn màng, roi Tử Điện nghĩa là luồng điện tím.
  • Lam Hi Thần: kiếm Sóc Nguyệt nghĩa là trăng non, tiêu Liệt Băng nghĩa là băng nứt.
  • Kim Quang Dao: Quang Dao là viên ngọc sáng, Liễm Phương nghĩa là thu mùi thơm lại
  • Tiết Dương: tự Thành Mỹ nghĩa là giúp người hoàn thành ước nguyện, kiếm Giáng Tai nghĩa là tai họa từ trên trời rơi xuống.
  • Kim Lăng: Như Lan nghĩa là giống hoa lan, tuy nhiên Lan đồng âm với Lam nên còn có cách giải thích là giống người họ Lam. Kiếm Tuế Hoa nghĩa là tuổi hoa.
  • Lam Nguyện: Nguyện nghĩa là thật thà trung hậu/hy vọng, kỳ vọng. Tư Truy thì nhiều người nói là Tư quân bất khả truy. Các bạn còn giải thích thêm về nguồn gốc cái tên Tư Truy – mười ba năm tìm kiếm vô vọng của Lam Trạm.
  • Ôn Ninh: Ninh nghĩa là yên bình, tự Quỳnh Lâm nghĩa là rừng hoa quỳnh.
  • Ôn Tình: Cả cái tên có nghĩa là tình cảm ấm áp.
  • Nhiếp Hoài Tang: Hoài Tang nghĩa là ôm chí tang bồng.

(nguồn thông tin: https://www.facebook.com/madaotosu/posts/1593327654059680/)

Phim coi xong rồi, sách mới đọc 9 chương, đang nghĩ nên làm gì tiếp theo, vì sau khi xem phim, mình hơi rụt rè khi đọc một bộ sách gây nhói lòng như vậy!

Tran-tinh-lenh-2019-big