Tài khoản là gì? Số tài khoản là gì? Cách mở và sử dụng tài khoản ngân hàng?

Hiện nay, nhu cầu mở thẻ tài khoản ngân hàng đã ngày càng gia tăng. Việc lập một tài khoản ngân hàng và sử dụng được tiên hành rất nhanh chóng và đơn giản. Chính vì vậy, đa số người dân đều sẽ sử dụng tài khoản ngân hàng để cất giữ tiền và đồng thời thuận tiện cho quá trình đi lại, mua sắm…tránh việc bị đánh cắp, hay trộm cướp.

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Tài khoản là gì?

Tài khoản (account) là bản ghi chép các giao dịch giữa hai bên giao dịch. Các bên giao dịch có thể là cá nhân, bộ phận doanh nghiệp hay một tổ chức nào đó. Ví dụ, tài khoản tiền gửi của một cá nhân ghi chép giao dịch giữa một cá nhân và ngân hàng.

Theo đó, tài khoản ngân hàng là một dạng tài sản tại ngân hàng, cho phép khách hàng gửi tiền vào tài khoản này để thực hiện một số mục đích như tiết kiệm, thanh toán, chuyển tiền. Tài khoản ngân hàng giống như một “két sắt” của bạn, nhưng có một sự khác biệt so với “két sắt” thông thường là bởi nó có thể sinh lời.

2. Số tài khoản là gì?

Số tài khoản một cụm từ chúng ta thường hay nghe nhiều người nhắc đến và được sử dụng. Tuy nhiên, không ít người vân còn thắc mắc hay bị nhầm lẫn với tài khoản ngân hàng. Theo đó, số tài khoản ngân hàng chính là những con số được tạo thành một dãy số được ngân hàng cấp khi cá nhân hay tổ chức thực hiện mở tài khoản ngân hàng tại ngân hàng nào đó. Thông thường số tài khoản ngân hàng thể hiện đầy đủ các thông tin về: Mã chi nhánh, Loại tài khoản, Loại tiền tệ, Mã khách hàng.

Người lập tài khoản sử dụng số tài khoản này để thực hiện các giao dịch như chuyển tiền, nhận tiền, thanh toán với các giao dịch khác.

3. Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh

Tài khoản Account Số tài khoản Account number Ngân hàng Bank Tín dụng Credit

4. Các loại tài khoản ngân hàng hiện nay:

Hai loại tài khoản ngân hàng thông dụng nhất hiện nay thường được nhiều người sử dụng là tài khoản thanh toán và tài khoản tiết kiệm.

Tài khoản thanh toán: Khi nghe đến cụm từ thanh toán chúng ta sẽ hiểu được mục đích của tài khoản này chính là sử dụng cho mục đích thanh toán. Tài khoản này khách hàng muốn sử dụng phải gửi tiền vào tài khoản sau đó sẽ thực hiện các giao dịch khác liên quan đến thanh toán tiền và yêu cầu ngân hàng cung cấp các hóa dơn giao dịch…Thông thường tài khoản này được sử dụng để gửi tiền vào thanh toán các giao dịch, nhận lương, mau hàng hóa ….Trường hợp tiền gửi vào nhưng chưa được sử dụng sẽ được ngân hàng Tiền gửi trong tài khoản thanh toán nếu chưa sử dụng đều được ngân hàng trả lãi suất định kỳ. Trong đó, lãi suất được áp dụng là lãi suất của loại tiền gửi không kỳ hạn.

Tài khoản tiết kiệm: Đây là loại tài khoản rất khác về mục đích sử dụng so với tài khoản thanh toán. Tài khoản này dùng để nhận tiền gửi của khách hàng vào để mục đích sinh lời. Số tiền lời này khách hàng có thể được rút ngay hoặc có thể tiếp tục gửi vào ngân hàng để tăng số tiền gửi vào. Còn trường hợp muốn nhận liền thì có thể đợi đến kỳ hạn theo thỏa thuận với ngân hàng mà thực hiện rút Khác với mục đích thanh toán của tài khoản thanh toán, tài khoản tiết kiệm là tài khoản ngân hàng mà khách hàng gửi tiền vào để đầu tư sinh lời. Tiền lời này khách hàng có thể nhận ngay khi gửi hoặc nhận định kỳ theo thỏa thuận. Tài khoản tiết kiệm có thể được chia ra nhiều hạn mức, và không giới hạn số lượng đăng ký mở. Đối với số tiền tiết kiệm, nếu khách hàng rút sớm so với hạn định thì chỉ được trả lãi theo lãi suất gửi không kỳ hạn thấp hơn rất nhiều lãi suất gửi tiết kiệm có kì hạn.

5. Cách mở và sử dụng tài khoản ngân hàng:

Thứ nhất, thủ tục mở tài khoản ngân hàng

Xem thêm: Mức hình phạt tại Khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015

  • Đối với cá nhân
  • Từ 18 tuổi được phép mở tài khoản ngân hàng, nếu từ đủ 15 tuổi muốn mở tài khoản phải có tài sản riêng đảm bảo cho nghĩa vụ phát sinh từ dịch vụ tài khoản.
  • Bạn chỉ cần mang chứng minh nhân dân tới chi nhánh của ngân hàng để mở tài khoản thẻ hoặc tài khoản tiết kiệm (sổ tiết kiệm).
  • Đối với doanh nghiệp
  • Giấy đề nghị mở tài khoản ngân hàng (theo mẫu): Khách hàng cung cấp thông tin đầy đủ của doanh nghiệp về tên giao dịch, trụ sở chính, địa chỉ giao dịch, số điện thoại và fax, lĩnh vực hoạt động; thông tin người đại diện hợp pháp.
  • Giấy tờ chứng minh sự thành lập và hoạt động hợp pháp: Quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Giấy tờ chứng minh tư cách đại diện theo pháp luật của người đăng ký làm chủ tài khoản, chứng minh nhân dânhoặc hộ chiếu của người đó.

Thời điểm hiện tại các ngân hàng đang triển khai hai hình thức mở tài khoản thanh toán là online và trực tiếp.

Một, mở tài khoản ngân hàng trực tiếp

  • Bước 1: Mang CMND hoặc thẻ căn cước ra các điểm giao dịch của ngân hàng
  • Bước 2: Điền vào mẫu đơn đề nghị mở thẻ
  • Bước 3: Ngân hàng gửi lại thông tin số tài khoản cho khách hàng.

Hai, mở tài khoản ngân hàng online

  • Bước 1: Truy cập vào website mở tài khoản online của ngân hàng
  • Bước 2: Điền thông tin theo biểu mẫu và xác nhận gói mở tài khoản ngân hàng
  • Bước 3: Ra chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng để hoàn tất thủ tục mở tài khoản

Thứ hai, cách sử dụng thẻ ATM lần đầu để rút tiền

– Bước 1: Bước đầu tiên theo hướng dẫn rút tiền ATM đó là cho thẻ ATM vào khe nhận thẻ trên cây ATM. Bạn cần đút thẻ ATM đúng cách sau đó nhập mã PIN của thẻ

– Bước 2: Chọn lệnh “Rút tiền” trên các tùy chọn của máy ATM

– Bước 3: Màn hình máy ATM sẽ hiện lên một loạt các số tiền để bạn lựa chọn rút, hoặc bạn có thể chọn “Số khác” và nhập số tiền (là bội số của 10.000) để rút số tiền bạn cần

– Bước 4: Số tiền mà bạn cần rút sẽ được trả về trên khe trả tiền, bạn cũng có thể in hóa đơn nếu muốn.

Xem thêm: Có được thanh toán bằng tài khoản cá nhân cho hợp đồng thương mại của công ty?

Trên đây là hướng dẫn cách rút tiền thẻ ATM lần đầu chi tiết mà bạn có thể tham khảo và áp dụng khi chưa biết cách sử dụng thẻ ATM rút tiền như thế nào. Các bước rút tiền bằng thẻ ATM rất đơn giản nên chỉ cần thực hiện 1, 2 lần là bạn có thể rút tiền qua thẻ ATM bất cứ khi nào bạn muốn. Thông tin hướng dẫn rút tiền thẻ ATM trên đây áp dụng cho cả khi bạn cần rút ít hay rút nhiều tiền từ thẻ ATM. Nếu bạn muốn rút một số tiền lớn, bạn phải lần lượt rút nhiều lần vì máy ATM không cho rút số tiền quá 3 – 5 triệu đồng trong 1 lần giao dịch.

6. Phân biệt số thẻ và số tài khoản:

Khi mở thẻ và tài khoản ngân hàng, mỗi khách hàng sẽ được cung cấp một thẻ cứng và một số tài khoản để sử dụng. Số thẻ sẽ được in trên thẻ cứng này, còn số tài khoản thường được cung cấp trên một mẩu giấy hoặc qua email đăng ký (tuỳ vào ngân hàng).

Thứ nhất, số thẻ

Số thẻ thường được in nổi trên thẻ ngân hàng. Có 2 loại thẻ: 12 số và 19 số. Mỗi khách hàng sẽ được cung cấp một dãy số riêng trên thẻ. Trong dãy số thẻ, bốn chữ số đầu gọi là BIN (Bank Identification Numbers), được biết đến là số ấn định chung cho tất cả các ngân hàng. Hai chữ số tiếp theo trong dãy số thẻ tượng trưng cho ngân hàng nơi bạn mở tài khoản. Ví dụ: Vietcombank là 36, Techcombank là 07, v.v… Bốn chữ số sau đó là số mã khách hàng CIF (Customer Information File).

Mục đích của số thẻ chính là dùng trong các giao dịch trực tuyến trên mạng thương mại điện tử hoặc các ứng dụng mua sắm phổ biến hiện nay như shoppe, lazada, tiki…Sau khi chọn được sản phẩm ưng ý đáp ứng nhu cầu khách hàng tiến hành lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp.

Thứ hai, số tài khoản

Số tài khoản là những dãy ký tự số hoặc có một số ngân hàng sẽ có cả ký tự chữ cái, số này được ngân hàng cấp cho khách hàng mở thẻ tại ngân hàng đó. Số tài khoản này mang tính sỏ hữu vì mỗi khách hàng được cấp một số tài khoản khác nhaui. Số này thường được in ở mặt trong của 1 tờ giấy ghi số tài khoản mà khách hàng nhận tại thẻ ngân hàng. Số này thường có từ 9 đến 14 số tùy thuộc vào quy định của mỗi ngân hàng và nhiều ngân hàng sẽ in số này nổi trên thẻ, trong các số sẽ có 3 số đầu đại diện cho chi nhánh ngân hàng.

Mục đich chính của số này chính là dùng cho các trường hợp khách hàng thanh toán, nhận và chuyển tiền. Thông thường người sử dụng thẻ này sẽ sử dụng hết tất cả các tính năng này trong cuộc sống. Số tài khoản này sẽ bao gồm số tài khoản tên chủ tài khoản, tên chi nhánh ngân hàng mở thẻ được thể hiện trên mặt trước của thẻ.

Xem thêm: Quy định về việc trả lương cho người lao động qua tài khoản

7. Cấu trúc của Số thẻ ATM và Số tài khoản:

Thứ nhất, số Thẻ ATM

Hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam đều áp dụng số ấn định của mình, gọi là số BIN, mở đầu bằng 9704. Theo cấu trúc thông thường, số thẻ ATM của Việt Nam sẽ có 2 loại: 12 số và 19 số.

Trong đó, các ngân hàng có thẻ ATM với 19 số là Vietcombank và VIB.

Giả sử một thẻ Vietcombank có số thẻ là 9704 36 68 12345678 111, thì trong đó:

– Số 36 là mã ngân hàng Vietcombank

– 12345678 là số CIF của khách hàng

– 111 là dãy số ngẫu nhiên phân biệt các tài khoản của một khách hàng.

Việc thống nhất này giúp các ngân hàng có thể liên thông với nhau qua hệ thống giao dịch liên ngân hàng. Nhờ vậy, những người dùng thẻ có thể chuyển khoản cho nhau mà không phải chờ đợi giao dịch liên ngân hàng theo cách truyền thống.

Xem thêm: Cách lấy lại tiền khi chuyển nhầm tiền vào tài khoản doanh nghiệp

Riêng với trường hợp của Vietinbank thì dãy BIN là 6201 60, mặc dù vậy khi dùng dịch vụ chuyển tiền qua thẻ thì vẫn kết nối bình thường.

Thứ hai, số Tài Khoản

Hiện tại, mỗi ngân hàng đều có quy tắc riêng trong việc đưa ra một con số tài khoản nhất định, thông thường từ 9 đến 14 số.

Vietcombank: số tài khoản gồm 13 số, trong đó 3 số đầu đại diện cho 1 chi nhánh ngân hàng.

Ví dụ: Số tài khoản 007 100 1234567 (Trong đó 007 là chi nhánh Tp.HCM)

Vietinbank: số tài khoản với cấu trúc bao gồm 711A ở đầu và 8 số phía sau.

Ví dụ: Số tài khoản 711A 987654321

Techcombank: số tài khoản gồm 14 số, trong đó 3 số đầu đại diện cho 1 chi nhánh ngân hàng.

Xem thêm: Thanh toán bằng tài khoản cá nhân có được khấu trừ thuế không?

Lưu ý: Khi giao dịch qua số thẻ và số tài khoản

Tránh nhầm lẫn số thẻ và số tài khoản. Nếu đang thực hiện giao dịch nhưng nhận được thông báo là thông tin sai, nhớ kiểm tra lại xem bạn có đang nhầm số thẻ với số tài khoản hoặc ngược lại hay không. Số thẻ có 2 loại: 12 số và 19 số, số tài khoản thường có từ 9 – 14 số.

Không phải ngân hàng nào cũng cho phép chuyển tiền qua thẻ. Chỉ có những ngân hàng thuộc hệ thống Napas mới có thể chuyển khoản qua số thẻ cho nhau. Hiện tại có 27 ngân hàng, đó là:

Vietcombank, Vietinbank, Agribank, ACB, Sacombank, Eximbank, Techcombank, MB, VIB, VPBank, SHB, HDBank, TPBank, Ocean Bank, LienVietPostBank, ABBank, VietABank, BacABank, BaoVietBank, Navibank, OCB, GPBank, MHB, Hongleong Bank, SeaBank, PGBank, DongABank.