Tổng kết phần văn học – Ngữ văn 10

  • Có 2 bộ phận lớn: VH dân gian và VH viết .
  • Đặc điểm truyền thống của VHVN:
    • Tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm.
    • Tinh thần nhân văn.
    • Đề cao đạo lí, nhân nghĩa.
  • Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng).
  • Là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể).
  • Gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng (tính thực hành).
  • Các thể loại của văn học dân gian:

các thể loại của văn học dân gian

  • Ví dụ: Truyền thuyết kể về sự kiện, nhân vật lịch sử theo xu hướng lí tưởng hóa → nhằm thể hiện sự ngưỡng mộ tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước. Đó là nhân vật An Dương Vương trong truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy”. Nhân dân tôn vinh ông có công với nước nên trong con mắt họ ông là người bất tử, không chết mà theo Rùa Vàng rẽ nước xuống biển.
  • Truyện Tấm cám
  • Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy
  • Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa:

Trèo lên cây khế nửa ngày,

Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!

…Mình ơi có nhớ ta chăng?

Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời.

  • Ca dao hài hước:

Chồng người đi ngược về xuôi

Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo.

Lỗ mũi mười tám gánh lông

Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho….

Gồm VH từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (VH trung đại) & VH từ đầu thế kỉ XX đến nay (VH hiện đại)

  • Chủ nghĩa yêu nước
  • Chủ nghĩa nhân đạo
  • Cảm hứng thế sự
  • Nội dung yêu nước vừa phản ánh truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc, vừa chịu sự tác động của tư tưởng “trung quân ái quốc”.
  • Nội dung nhân đạo trong VH trung đại vẫn là truyền thống nhân đạo của dân tộc, vừa ảnh hưởng tư tưởng tích cực của Nho, Phật,Lão. Ví dụ: Nội dung nhân đạo Phật giáo qua bài thơ: Cáo bệnh, bảo mọi người; Lão giáo, Nho giáo qua Vận nước; Nho giáo qua Tỏ lòng, Nhàn,…
  • Tiếp thu VH nước ngoài về thể loại, thi liệu, cốt truyện, chữ viết (VH Trung Quốc ). Ví dụ: Nội dung Truyện Kiều – Nguyễn Du dựa theo tiểu thuyết “Kim Vân Kiều truyện”- Thanh Tâm Tài Nhân.

Sự khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại

  • Hai thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
  • Bốn giai đoạn:
    • Từ TK X → hết TK XIV.
    • Từ TK XV → hết TK XVII.
    • Từ TK XVIII đến nửa đầu TK XIX.
    • Nửa cuối TK XIX.
  • Những đặc điểm lớn về nội dung :
    • Chủ nghĩa yêu nước.
    • Chủ nghĩa nhân đạo.
    • Cảm hứng thế sự.
  • Nghệ thuật:
    • Tính quy phạm (và sự phá vỡ tính quy phạm).
    • Khuynh hướng trang nhã (và xu hướng bình dị)
    • Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài.

  • Đặc điểm chính: gồm120 hồi; kể chuyện lịch sử rồi hư cấu, tả cuộc đấu tranh của các tập đàn PK từ năm 184-200; vạch trần tội ác bọn thống trị, phản đời sống loạn li bi thương của nhân dân.
  • Lối kể chuyện: hấp dẫn, có đầu có đuôi, mỗi hồi là một sự việc.
  • Khắc họa tính cách nhân vật: qua hành động và đối thoại.