Tẩy nốt ruồi kiêng gì? 10 Điều kiêng kỵ để da mau lành, ngừa sẹo

I/ Mới tẩy nốt ruồi kiêng gì?

Nốt ruồi nhiều trên mặt hoặc cơ thể khiến bạn trở nên kém duyên, mất tự tin khi tiếp xúc với mọi người hoặc diện quần áo. Dù bạn thực hiện làm mờ nốt ruồi bằng laser, đốt điện, thuốc… cũng cần đặc biệt chú ý tới chế độ kiêng khem để tránh để lại sẹo lõm không mong muốn.

Tẩy nốt ruồi kiêng gì là mối quan tâm của nhiều người khi mới thực hiện. Dưới đây là danh sách những thực phẩm cần tránh khi sau khi mới xóa nốt ruồi.

1- Tẩy nốt ruồi kiêng rau muống

Rau muống luôn nằm trong top đầu các thực phẩm cần kiêng tránh khi có vết thương hở. Sau khi tẩy nốt ruồi cũng vậy, ăn rau muống vào sẽ khiến các sợi collagen tăng sinh nhiều hơn và sắp xếp chồng chéo lên nhau dẫn tới hình thành sẹo lồi.

Đặc biệt trong khi mới hình thành da non, việc ăn rau muống sẽ khiến bạn có cảm giác ngứa nhiều hơn, bề mặt da sần cứng và màu sắc không đồng đều.

2- Tẩy nốt ruồi kiêng hải sản

Tương tự như rau muống, hải sản, đồ tanh (tôm, cá, ốc,..) có chứa khá nhiều đạm và sẽ làm ngứa trong quá trình hồi phục và lên da non. Đồng thời, hải sản còn làm vết tẩy nốt ruồi dễ để lại sẹo lõm thâm. Bạn hãy cẩn thận với loại thực phẩm này trong thời gian bong vảy sau khi điều trị xóa nốt ruồi.

3- Tẩy nốt ruồi kiêng đồ nếp

Tính nóng của đồ nếp sẽ là tác nhân khiến vết thương của bạn sưng nề, khó lành và dễ để lại sẹo. Các món làm từ nếp còn làm cho da dễ mưng mủ, làm trầm trọng thêm các phản ứng viêm, vết tẩy nốt ruồi sẽ lâu lành.

Do đó, tẩy mụn ruồi nên kiêng tất cả đồ nếp để sớm có được làn da sáng mịn, hồng hào như mong đợi.

4- Tẩy nốt ruồi kiêng thịt bò

Hàm lượng protein và các chất trong thịt bò có thể làm vết thương sau khi lên da non bị tăng sinh collagen dẫn tới nguy cơ sẹo lồi và thâm. Đây là thực phẩm tuy giàu dinh dưỡng nhưng bạn hãy tạm thời không sử dụng chúng trong thực đơn hàng ngày để có kết quả tẩy nốt ruồi tốt nhất.

5- Tẩy nốt ruồi kiêng trứng bao lâu?

Sau khi tẩy bỏ nốt ruồi, bạn nên kiêng ăn trứng trong khoảng 10 ngày bởi đây là loại thực phẩm khiến làn da lộ sẹo, màu sắc da non trắng bợt hơn so với bình thường. Điều đó gây ảnh hưởng lớn tới tính thẩm mỹ, bạn khó sở hữu làn da mịn màng và tươi sáng.

Nguyên nhân là vì trứng gà chứa nhiều protein làm thúc đẩy sự tổng hợp mô liên kết, cùng với các enzyme trong đó khiến sắc tố da phân bố không đồng đều.

6- Tẩy nốt ruồi kiêng thịt gà bao lâu?

Các vết thương sau khi tẩy mụn ruồi bằng đốt điện hay các phương pháp thủ công sẽ mất khoảng 1-2 tuần để lành lại hoàn toàn, nên bạn cần kiêng ăn thịt gà ít nhất 7 ngày.

Ăn thịt gà dễ gây nóng trong, bề mặt vết thương bị sưng viêm và khó đóng vảy. Thời gian vết thương lành càng kéo dài sẽ càng gia tăng nguy cơ bị sẹo.

7- Tẩy nốt ruồi kiêng mỹ phẩm bao lâu?

Bác sĩ khuyến cáo rằng cần phải kiêng mỹ phẩm, nước hoa, chất tẩy rửa… sau khoảng 1-2 tuần tẩy nốt ruồi để đảm bảo làn da không bị viêm loét hay nhiễm trùng.

Chưa kể tới việc sử dụng các loại đồ trang điểm kém chất lượng, làn da có thể bị sưng ngứa, đau nhức và ửng đỏ nghiêm trọng. Vì thế, kết quả tẩy nốt ruồi chắc chắn sẽ không được như ý.

8- Sau khi tẩy nốt ruồi có được rửa mặt không?

Đối với các nốt ruồi trên mặt, bạn không nên dùng sữa rửa mặt ngay trong ngày đầu tẩy mụn ruồi, đồng thời không được dùng nước nóng để vệ sinh da. Vì vị trí mới xóa nốt ruồi trở nên khá nhạy cảm, dễ kích ứng và gây ra cảm giác khó chịu.

Để đảm bảo an toàn, bạn nên dùng khăn thấm nước sạch và lau mặt nhẹ nhàng, sau đó dùng bông tẩy trang thấm nước trên da.

9- Tẩy nốt ruồi kiêng nước trong bao lâu?

Vết thương tiếp xúc quá lâu với nước có thể gây lở loét, mưng mủ, chảy dịch… nên bạn cần kiêng tiếp xúc với nước trong khoảng 5 ngày đầu sau khi trị mụn ruồi.

Tùy vào từng khả năng hồi phục của mỗi người mà thời gian kiêng khem có thể khác nhau, bạn hãy luôn theo dõi các phản ứng trên da để chủ động chăm sóc hiệu quả.

10- Tẩy nốt ruồi bằng laser kiêng gì?

Tẩy nốt ruồi bằng laser tuy không gây xâm lấn sâu trên da, nhưng bạn vẫn cần kiêng một số thực phẩm như: rau muống, hải sản, thịt bò, thịt gà, đồ ăn cay…

Ngoài ra, các thói quen như dùng sữa rửa mặt, tẩy trang, makeup… cũng phải được hạn chế trong khoảng 7 ngày, cho tới khi mô da đã lành lại hoàn toàn và không còn cảm giác ngứa ngáy.

Thêm nữa, tẩy mụn ruồi bằng liệu pháp laser có thể khiến làn da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời hơn, nên bạn cần đặc biệt chú ý cẩn thận trong việc chống nắng. Hãy che chắn kỹ lưỡng và hạn chế tối đa tiếp xúc với tia UV nhằm giúp làn da sáng mịn đều màu.

II/ Tẩy nốt ruồi phải kiêng ăn trong bao lâu?

Tẩy nốt ruồi nên kiêng gì đã có danh sách liệt kê chi tiết ở bên trên. Tuy nhiên, bạn cần kiêng những thực phẩm này trong bao lâu để vết thương không để lại sẹo thì không phải ai cũng nắm rõ được khoảng thời gian “vàng” này.

Thời gian 1 tuần đầu, vùng da mới xóa nốt ruồi sẽ đóng vảy rồi bung ra, xuất hiện da non. Lúc này, bạn tuyệt đối không nạp các thực phẩm có tính gây sẹo để có được kết quả làm đẹp như mong đợi.

Ngoài ra, sẹo vẫn trong quá trình phát triển liên tục trong vòng 30 ngày tiếp theo. Vậy nên bạn hãy hạn chế ăn các thực phẩm trên trong suốt giai đoạn này giúp phòng tránh các vết sẹo không đáng có.

III/ Tẩy nốt ruồi bao lâu thì bôi kem trị sẹo?

Kem trị sẹo có tác dụng tốt khi da bắt đầu hình thành mô sẹo, cụ thể là vào khoảng 1 tuần sau khi đốt mụn ruồi. Việc thoa kem quá sớm rất dễ khiến vết thương bị viêm, hay dùng kem quá muộn sẽ không đem lại hiệu quả điều trị.

Trước khi bôi kem đặc trị sẹo, bạn nên vệ sinh vị trí tẩy nốt ruồi sạch sẽ, thoa đều đặn 2-3 lần/ ngày và kiên trì trong khoảng 3-4 tuần để thấy sự cải thiện.

Bạn nên chọn các dòng kem chiết xuất thiên nhiên hoặc tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng nhằm hạn chế rủi ro.

IV/ Sau tẩy nốt ruồi nên ăn gì?

Bên cạnh tẩy nốt ruồi nên kiêng gì thì bạn cũng nên để ý tới những thực phẩm nên bổ sung vào cơ thể để giúp mau lành da. Dưới đây là 1 số thực phẩm bạn nên ăn sau khi đốt nốt ruồi bằng laser:

  • Nhóm thực phẩm giàu Vitamin A: cà rốt, rau bina, dưa hấu, bí đỏ….
  • Nhóm thực phẩm giàu Vitamin E: hạnh nhân, rau cải, hạt dẻ, bơ, đu đủ,..
  • Nhóm thực phẩm giàu Vitamin C: ổi, bông cải xanh, dâu tây, kiwi, cam, chanh,..
  • Một số nhóm thực phẩm khác: nấm, socola, hạt bí, hạt chia, hạt óc chó,…

Ngoài ra bạn có thể tham khảo và tuân thủ chế độ dinh dưỡng theo lời khuyên của bác sĩ để vết đốt mụn ruồi mau lành, bong vảy và đều màu với vùng da xung quanh.

IV/ Chế độ chăm sóc TRÁNH SẸO sau khi tẩy nốt ruồi

Mặc dù xóa mụn ruồi bằng công nghệ cao không gây xâm lấn, nhưng bề mặt làn da vẫn bị ửng đỏ nhẹ, xuất hiện bong tróc sau 2-3 ngày và cần phải được chăm sóc kỹ để ngừa sẹo.

Cách dưỡng da sau tẩy nốt ruồi khá đơn giản, bạn chỉ cần chú ý vệ sinh, tránh đụng chạm, thoa kem dưỡng hoặc kem chống nắng, kiêng nước hoặc uống thuốc kháng sinh nếu cần thiết. Cụ thể:

1- Không chạm hay gãi vào vùng da mới tẩy nốt ruồi

Vùng da mới trị mụn ruồi trở nên khá nhạy cảm, bạn cần tránh tác động trực tiếp vào bề mặt biểu bì để không gây tổn thương. Các thói quen như chà xát, chạm, gãi, miết… phải tuyệt đối hạn chế.

Nếu bạn không cẩn thận, các tác nhân gây hại (vi khuẩn, khói bụi…) rất dễ xâm nhập vào da qua tiếp xúc, làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm và khiến vết thương lâu lành.

Trong trường hợp cần bôi thuốc, bạn phải rửa tay thật sạch hoặc dùng đầu tăm bông thoa nhẹ nhàng lên da.

2- Giữ da mới tẩy khô ráo trong 24h đầu

Vùng điều trị mụn ruồi cần được giữ khô thoáng bởi nhiễm nước quá nhiều sẽ khiến cho bề mặt mô da dễ viêm loét và mưng mủ. Điều đó dẫn tới tình trạng thương tổn sâu vào bên trong, khó tránh khỏi sẹo xấu.

Nguyên nhân là bởi trong nước chứa khá nhiều vi trùng gây viêm, làm cản trở tới sự hồi phục bình thường của làn da.

3- Chăm sóc và vệ sinh da sạch sẽ

Giữ gìn vệ sinh cho làn da là điều cần thiết để giúp các tế bào biểu bì sớm liền lại, không có dấu vết sẹo xấu.

Vào 24-48h đầu tiên, bạn dùng bông mềm thấm nước muối để lau trên bề mặt da, sau đó lấy khăn thấm khô, nên thực hiện 2-3 lần/ ngày.

Đối với các mụn ruồi trên mặt, bạn không nên trang điểm trong vòng tối thiểu 5 ngày và hãy tránh để bọt xà phòng dính vào vùng da mới điều trị.

4- Uống thuốc kháng sinh theo chỉ định

Ở những người có cơ địa quá nhạy cảm hoặc vô tình bị nhiễm trùng sau khi tẩy nốt ruồi, bạn nên sử dụng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Các mẹo dân gian như: đắp thuốc, đắp lá cây, thoa dầu… rất dễ khiến mức độ viêm nặng hơn nên bạn hãy tuân thủ mọi yêu cầu của bác sĩ, không tự ý chữa trị tại nhà.

5- Sử dụng kem tái tạo chăm sóc da

Vào ngày thứ 3 trở đi, bạn có thể thoa kem dưỡng hoặc kem tái tạo nhằm thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh hơn của mô da. Hơn nữa, thoa kem còn hỗ trợ ngừa thâm, duy trì độ căng mịn và đàn hồi một cách hiệu quả.

Trước khi bôi kem dưỡng, bạn cần làm sạch bề mặt da để tránh gây tích tụ vi khuẩn, đảm bảo làn da sau khi trị mụn ruồi được sáng mịn tự nhiên.

6- Luôn sử dụng kem chống nắng

Vị trí mới tẩy nốt ruồi rất dễ bị đen lại hoặc hình thành sẹo thâm nếu bạn không chống nắng cẩn thận. Do đó, hãy chăm chỉ thoa kem chống nắng (SPF 50+/ 70+), đồng thời che chắn kỹ để bảo vệ làn da khỏi tia UV.

Tẩy nốt ruồi kiêng gì? Bệnh viện Kangnam đã giúp bạn giải đáp cụ thể, kèm theo là những thông tin hữu ích giúp bạn chăm sóc làn da đúng đắn. Đừng quên chọn cho mình một địa chỉ thẩm mỹ chất lượng để xóa bỏ khuyết điểm an toàn, sớm khôi phục nét tự tin về tướng mạo đẹp!