Các hình thức bán hàng phổ biến, chiếm lĩnh thị trường hiện nay

Các hình thức bán hàng đóng vai trò duy trì và mở rộng thị trường hàng hóa, giúp đa dạng hóa sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Vậy đâu là hình thức bán hàng chiếm lĩnh thị trường, được dự đoán trở thành xu thế trong tương lai? Bài viết sau đây sẽ cho bạn câu trả lời đầy đủ và chi tiết về chủ đề này.

1. Khái niệm bán hàng

Bán hàng được định nghĩa là quá trình người bán tìm hiểu, sáng tạo và điều chỉnh sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của người mua, đem lại quyền lợi cho cả hai bên. Ngoài ra, vẫn còn có những khái niệm bán hàng khác như:

  • Bán hàng là quá trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng, hiểu nhu cầu của họ, từ đó trình bày và chứng minh sản phẩm của mình phù hợp với khách hàng, thực hiện giao dịch mua bán và tiến hành giao hàng, thanh toán.

  • Bán hàng là sự phục vụ, trợ giúp khách hàng với mục đích mang đến những thứ mà họ muốn có.

  • Bán hàng là nền tảng trong kinh doanh, với mục đích tạo ra cuộc gặp gỡ thuận lợi giữa khách hàng và doanh nghiệp, thực hiện đàm phán trao đổi sản phẩm, quyền lợi thành công.

Khái niệm bán hàng ra đời để đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa, lợi ích giữa người mua và người bán.

Khái niệm bán hàng ra đời để đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa, lợi ích giữa người mua và người bán.

2. Phân loại các hình thức bán hàng

Các hình thức bán hàng phổ biến được chia thành 3 nhóm chính với những đặc trưng cơ bản:

2.1 Các hình thức bán hàng không thông qua công nghệ kết nối

Đây là những hình thức bán hàng truyền thống, ra đời từ trước khi có sự xuất hiện của công nghệ kết nối trực tuyến.

2.1.1 Bán hàng trực tiếp – Direct Selling

Bán hàng trực tiếp xuất hiện từ thế kỷ thứ 19 với phương thức phục vụ trực tiếp đến khách hàng mà không thông qua bên trung gian. Hình thức này tồn tại trong thời gian dài, thay đổi linh hoạt theo sự phát triển của nền kinh tế.

Ưu điểm nổi bật của bán hàng trực tiếp là tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Cụ thể, người bán không phải tốn phí cho nhân công hay các hoạt động thu nhập dữ liệu khách hàng.

2.1.2 Hình thức bán lẻ – Retail Selling

Đây là hình thức bán hàng thông qua bên trung gian là nhà phân phối. Ví dụ, hàng hóa được bán cho các kênh phân phối như siêu thị, cửa hàng. Sau đó, những địa chỉ này sẽ cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Điểm mạnh của hình thức bán lẻ là đa dạng các đơn vị bán lẻ với nhiều quy mô hoạt động từ cửa hàng nhỏ đến chuỗi cửa hàng nhiều chi nhánh. Ngoài ra, bên trung gian cũng dễ dàng kiếm lợi nhuận nhờ xác định được nhu cầu người mua. Hình thức này có ưu điểm lớn về giá cho người tiêu dùng cũng như giúp nhà bán lẻ có lợi nhuận cao hơn nhà bán buôn.

Dù vậy, nhà bán lẻ thường là các công ty nhỏ quản lý số lượng ít hàng hóa, chưa có quy mô bán hàng lớn như nhà bán buôn.

2.1.3 Hình thức bán hàng tận nhà – Door To Door Selling

Hình thức bán hàng tận nhà khá phổ biến tại các khu chung cư. Đây là hoạt động người bán đến tận nhà để tư vấn, cung cấp trực tiếp mặt hàng cho người tiêu dùng. Ví dụ điển hình cho hình thức này là các nhân viên tư vấn bất động sản, khóa học anh văn thường đến nhà tư vấn về sản phẩm, dịch vụ với khách hàng.

Hình thức Door To Door Selling tiếp cận, tư vấn và thuyết phục khách hàng tận nhà.

Hình thức Door To Door Selling tiếp cận, tư vấn và thuyết phục khách hàng tận nhà.

2.2 Các hình thức bán hàng gián tiếp

Hình thức bán hàng gián tiếp ra đời tận dụng lợi ích của các thiết bị kết nối như điện thoại, website và ứng dụng bán hàng trực tuyến.

2.2.1 Bán hàng qua điện thoại – Telesale

Mạng điện thoại phát triển là nền tảng thuận lợi cho hình thức bán hàng gián tiếp hoạt động. Thông qua việc gọi điện thoại trực tiếp cho khách hàng, bên kinh doanh có thể tư vấn, thuyết phục khách hàng mà không cần gặp trực tiếp.

Ưu điểm của hình thức này là sự tiện lợi, có thể thực hiện ở bất kì đâu, chỉ cần có một chiếc điện thoại đã được kết nối. Đồng thời telesale còn giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nhược điểm của bán hàng qua điện thoại là cần sự kiên nhẫn trong quá trình tư vấn, cũng như đòi hỏi khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng.

>> Tham khảo ngay: Bí quyết chốt đơn hàng tinh tế bằng điện thoại

2.2.2 Bán hàng online – Online Selling

Không thể phủ nhận mạng xã hội có tốc độ phát triển mạnh mẽ tạo điều kiện thuận lợi để bán hàng trực tuyến tiếp cận khách hàng dễ dàng. Đây cũng là hình thức bán hàng chiếm lĩnh thị trường hiện nay, được dự đoán sẽ ngày càng phát triển hơn trong tương lai.

Điểm mạnh của hình thức bán hàng online là không tốn nhiều chi phí mặt bằng, chỉ cần tập trung phát triển website để thu hút khách hàng. Ngoài ra, đây còn là hình thức có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai vì số lượng người dùng Internet ngày một nhiều.

Tuy nhiên, điểm hạn chế của bán hàng online là khả năng bảo mật kém và dễ bị xâm nhập, đánh cắp dữ liệu.

Hình thức bán hàng online hiện được rất nhiều người áp dụng.

Hình thức bán hàng online hiện được rất nhiều người áp dụng.

2.3 Các hình thức bán hàng khác

Các hình thức bán hàng khác được áp dụng giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng:

2.3.1 Hình thức bán hàng giữa các doanh nghiệp – B2B Selling

Đây được xem là hình thức kinh doanh, giao dịch trực tiếp giữa các doanh nghiệp. Ưu điểm của hình thức này là lượng hàng lớn và tỷ lệ chuyển đổi cao hơn. Bên cạnh đó, hình thức bán hàng B2B cũng gặp trở ngại khi thời gian quyết định mua hàng của doanh nghiệp khá lâu, thị trường hạn chế và khách hàng tiềm năng không nhiều.

2.3.2 Hình thức bán hàng giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp – B2C Selling

B2C là hình thức bán hàng mà doanh nghiệp sẽ trực tiếp giao sản phẩm đến tận tay khách hàng. Theo đó, hàng hóa sẽ được đàm phán về giá cả cũng như đặc tính kỹ thuật cụ thể. Mô hình bán hàng này thường được ứng dụng trong lĩnh vực E-commerce (thương mại điện tử). Nhược điểm của hình thức bán hàng này là phía doanh nghiệp luôn cần phải đưa ra giải pháp bán hàng, chăm sóc khách hàng thật tối ưu; tính cạnh tranh cao; cần nhiều nguồn nhân lực và trang thiết bị hỗ trợ.

Nhìn chung, các hình thức bán hàng được ra đời để đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa thuận tiện, hiệu quả. Chọn cho mình một hình thức kinh doanh phù hợp giúp bạn bán hàng tối ưu và tăng trưởng doanh thu tốt hơn. Thế nhưng, dù chọn hình thức bán hàng nào, yếu tố quan trọng nhất để quyết định thành công vẫn là quản lý hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Hiện nay, Haravan được đánh giá là ứng dụng quản lý bán hàng tối ưu toàn bộ hoạt động kinh doanh, tạo ưu thế cạnh tranh, gia tăng doanh thu được nhiều doanh nghiệp tin chọn.

Haravan là ứng dụng hỗ trợ tối đa hoạt động bán hàng, thúc đẩy gia tăng doanh số.

Haravan là ứng dụng hỗ trợ tối đa hoạt động bán hàng, thúc đẩy gia tăng doanh số.

Với minh chứng là con số 50.000 doanh nghiệp tin dùng, có thể thấy Haravan là ứng dụng mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Điểm nổi bật nhất của ứng dụng là tính năng đồng bộ dữ liệu tất cả đơn hàng từ các kênh giúp rút ngắn thời gian xử lý đơn hàng. Dù có khả năng cung cấp lượng thông tin lớn nhưng thiết kế của Haravan khá đơn giản và đa năng, dễ sử dụng với một trình duyệt duy nhất xử lý toàn bộ hoạt động kinh doanh.

Song song đó, doanh nghiệp còn có thể dễ dàng kiểm kê doanh thu, tình hình kinh doanh thông qua báo cáo cuối ngày, báo cáo ca bán hàng, báo cáo tài chính. Chưa kể, Haravan còn giải quyết tình trạng đơn hàng đến tay khách hàng chậm nhờ tính năng tự động đẩy đơn hàng cho các nhà vận chuyển uy tín (DHL, NinjaVan, GrabExpress,…).

Haravan giúp doanh nghiệp xử lý đơn hàng nhanh chóng nhờ tính năng tự động đẩy đơn hàng cho các nhà vận chuyển.

Haravan giúp doanh nghiệp xử lý đơn hàng nhanh chóng nhờ tính năng tự động đẩy đơn hàng cho các nhà vận chuyển.

>> Đăng ký và trải nghiệm giải pháp bán hàng tối ưu của của ứng dụng Haravan TẠI ĐÂY:

Các hình thức bán hàng phổ biến, chiếm lĩnh thị trường hiện nay

>> Đọc thêm các bài viết liên quan:

  • FBA là gì? Tại sao lại giúp tăng doanh số bán hàng trên Amazon
  • Hiểu về IPO (Chào bán chứng khoán lần đầu) theo cách đơn giản
  • Kinh nghiệm trong xây dựng chuỗi bán lẻ