Tắm rửa đúng cách để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi

  • Nhóm Sản Khoa
  • Lượt xem

Tắm rửa đúng cách để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi

Chọn thời điểm để tắm

Cơ thể chị em trong thời gian mang thai rất nhạy cảm, chính vì vậy các mẹ không nên tắm rửa bất cứ lúc nào trong ngày đặc biệt là khi vừa ngủ dậy hoặc đêm muộn. Mẹ bầu nên chọn thời điểm thích hợp nhất trong ngày khi cơ thể sẵn sàng nhất cho việc tắm rửa như buổi chiếu tối sau khi đi làm về. Lưu ý: Khi vừa vận động cơ thể xong thì nên ngồi nghỉ khoảng 30 phút để cơ thể thư giãn rồi mới tắm.

Khi mang bầu nên tắm bao lâu?

Lúc mang thai mệt mỏi, nhiều bà bầu thích thú với thời điểm được đi tắm bởi cơ thể được thư giãn, thoải mái và xua tan mệt mỏi. Tuy nhiên, không gian phòng tắm chật hẹp, lại thêm nhiệt độ nước khiến các mao mạch giãn nở, lượng máu lên não không đủ, dễ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ bầu nên tắm trong thời gian càng ngắn càng tốt, tối đa là 15 phút.

Bà bầu gội đầu như thế nào?

Những bà mẹ mang thai được bác sỹ khuyến cáo không nên ngồi xổm, hoặc đứng quá lâu, động tác gội đầu sẽ có thể ảnh hưởng tới phần tử cung phía dưới nếu bạn ngồi xuống.

Nếu có thể, hãy ra tiệm gội đầu trong giai đoạn mang thai, nhất là khi bụng đã to quá cỡ, hoặc bạn có thể gội ở nhà nhưng nhờ ai đó gội giúp trong lúc bạn nằm. Nhiệt độ nước gội đầu cũng không nên quá nóng hoặc quá lạnh.

Bà bầu nên tắm bằng vòi hoa sen

Các bác sỹ khuyên bà bầu chỉ nên tắm bằng vòi hoa sen chứ không nên sử dụng bồn tắm bởi việc ngâm mình trong bồn tắm quá lâu, sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập âm đạo, gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến thai nhi và nguy cơ sinh non. Tắm bằng vòi hoa sen, các tia nước mát-xa làn da mệt mỏi, sẽ khiến bà bầu sảng khoái hơn.

Không tắm khi tụt huyết áp Khi cơ thể mệt mỏi, huyết áp xuống thấp, tắm nước ấm sẽ làm mạch máu trong cơ thể người mẹ giãn nở, máu đưa lên não của mẹ cũng như đưa chất dinh dưỡng đến cho con không đủ, có thể gây đến những hậu quả khó lường.

Không tắm sau khi ăn no

Mẹ bầu cần ghi nhớ tuyệt đối không tắm sau khi ăn no (lúc da bụng căng). Tắm lúc này sẽ làm các mạch máu trong cơ thể nở to, máu dồn xuống hạ thể, lượng máu cung cấp cho khoang bụng không đủ cho hệ thống tiêu hóa hoạt động, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Nghiêm trọng hơn, từ những biểu hiện trên có thể dẫn đến việc hạ đường huyết một cách đột ngột. Do đó, dù đôi khi cảm thấy thật oi bức sau mỗi bữa ăn, chị em cũng đừng đi tắm mà hãy nghỉ ngơi để hạ nhiệt đã nhé.

Chú ý đến nhiệt độ nước tắm

Chị em cần nhớ một qhttps://lh3.googleusercontent.com/-FI534F_c1ww/VyGNnlcts6I/AAAAAAAAKIE/WHMnZo6-jb0rK-3KDyXOws_9Mz-T7SiwACCo/s800/image007.pnguy tắc khi pha nước tắm là xả vòi lạnh trước sau đó mới pha nước nóng vào, cần đảm bảo nhiệt độ nước tắm khoảng 36 độ C là chuẩn. Các mẹ có thể sử dụng nhiệt kế đo nước tắm để kiểm tra nhiệt độ của nước hoặc kiểm tra với khuỷu tay hoặc cánh tay của bạn vì đây là những vùng da nhạy cảm nhất. Nước tắm cần giữ ở nhiệt độ ấm, không quá nóng.

Với nước nóng: Nếu nước quá nóng, nhiệt độ của cơ thế mẹ cũng sẽ tăng cao, kéo theo đó là nhiệt độ của nước ối cũng tăng khiến cho quá trính cung cấp oxy đến thai nhi bị hạn chế. Ngoài ra, việc thường xuyên tắm nước quá nóng cũng vừa khiến mẹ bị tăng huyết áp vừa không tốt cho sự phát triển của thai nhi như: dị dạng, vẹo cột sống, hệ thần kinh bị tổn thương, vẹo cột sống…

Với nước lạnh: cảm lạnh, huyết áp, căng thẳng thần kinh, tăng nhịp tim… là nhưng nguy cơ có thể xảy ra nếu mẹ bầu tắm nước quá lạnh. Đặc biệt, các mẹ có sức đề kháng yếu khi gặp lạnh đột ngột còn có nguy cơ các mạch máu bị co lại, cản trở sự lưu thông máu gây ảnh hưởng cho cả mẹ và bé.

Gợi ý: Các mẹ nên tắm với nước ấm, thử nước bằng cách dùng cùi trỏ tay để kiểm tra và nên làm ướt người từ dưới lên trên để cơ thể quen dần với sự thay đổi nhiệt độ.

Uống nước trong khi tắm

Hãy chuẩn bị một chai nước lọc để cạnh bồn tắm. Nếu thời gian tắm kéo dài, các mẹ nên nhâm nhi nước lọc để tránh nguy cơ bị mất nước.

Tắm cùng chồng

Thông thường các cặp đôi gặp rất nhiều trở ngại trong chuyện chăn gối vợ chồng khi mang thai đặc biệt những tháng cuối. Vì vậy tắm cùng nhau không những giúp giải tỏa căng thẳng mà còn là cách để gắn kết tình yêu thương vợ chồng với nhau. Khi tắm cùng chồng, chị em có thể nhờ anh xã massage lưng, chân, tay – giúp giảm bớt mệt mỏi.

Cách tắm an toàn dành cho bà bầu

– Vệ sinh vùng ngực: Lau rửa nhẹ nhàng, không chà xát mạnh đầu ngực để tránh những cơn đau, có thể dẫn tới nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.

– Vệ sinh vùng rốn: Đây là phần mẹ bầu cần chăm sóc kỹ nhất khi tắm bởi nó là mối liên hệ trực tiếp giữa mẹ và bé. Cũng như vùng ngực, các mẹ tuyệt đối không chà mạnh mà có thể dùng tăm bông nhúng nước sạch và lau rửa.

– Vệ sinh vùng nách: Dùng nước ấm và xà phòng làm sạch một cách nhẹ nhàng.

– Vệ sinh vùng kín: Dùng nước sạch để rửa, hạn chế việc sử dụng dung dịch vệ sinh, hoặc sữa tắm.

Lưu ý

Nếu huyết áp xuống thấp các mẹ hãy ngừng ngay việc tắm rửa.

Hạn chế tuyệt đối việc tắm sau khi ăn no.

Cẩn thận khi đi tắm biển bởi nó có thể khiến mẹ bị cảm, hoặc nếu chẳng may các mẹ uống phải nước biển sẽ làm tăng nồng độ muối trong máu, dẫn tới việc hồng cầu bị vỡ hoặc co lại khiến lưu lượng máu giảm, không cung cấp đủ máu và oxi cho thai nhi.

Nguồn: