Mẻ là một món ăn truyền thống xuất phát chủ yếu từ ngoài miền Bắc. Mẻ có vị chua, khá dễ ăn. Nhiều gia đình dùng mẻ thêm vào khi nấu các món ăn để ngon miệng hơn. Vậy liệu bà bầu có được ăn mẻ không? Để biết bà bầu ăn mẻ được không thì trước tiên các mẹ nên tìm hiểu xem mẻ có thực sự tốt cho sức khỏe chúng ta không? Mời các mẹ cùng đón xem bài viết dưới đây của Gia Đình Là Vô Giá để được lý giải.
Trả lời: Bà bầu có được ăn mẻ không – tác dụng của mẻ chua là gì?
Tác dụng của mẻ chua là gì?
Bà bầu ăn mẻ có tốt không là thắc mắc của nhiều chị em. Bởi vì mẻ được xem như một món gia vị truyền thống, có màu trắng tinh, thơm, vị chua thanh dịu nhẹ. Thành phần của mẻ bao gồm các chất axit amin bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể, kèm nấm men cơm và thêm các vi khuẩn lactic. Mẻ rất dễ ăn, kích thích vị giác và rất tốt cho hệ tiêu hoá của cơ thể. Tuy nhiên món ăn nào cũng đều có 2 mặt, mẻ cần phải được làm sạch sẽ và cẩn thận. Nếu không sạch sẽ rất dễ gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa hoặc thậm chí là ung thư.
Lý do là bởi nấm mốc lên men khi lên mẻ đem lại lượng vi khuẩn có lợi cho sức khỏe. Nó khác hoàn toàn với nấm mốc mọc lên ở cơm trước khi làm mẻ. Những loại nấm mốc này sẽ gây ra mầm mống bệnh ung thư.
Do đó, theo các chuyên gia an toàn thực phẩm, việc làm mẻ hay gây mẻ không đúng cách sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Bài viết cùng chủ đề
- Lý Giải: Bà bầu ăn đậu bắp được không mà cực ít mẹ biết
- Cẩm nang: Bà bầu uống sữa tươi có đường được không?
- Lý giải bà bầu ăn nhãn được không & Có bầu ăn nhãn được không?
- Nhạc cho bà bầu và thai nhi giúp con #Thông Minh #Khỏe Mạnh
Lý giải bà bầu có được ăn mẻ không?
Bà bầu ăn mẻ có tốt không? Theo GĐLVG thì các mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn mẻ. Bởi dấm mẻ rất tốt cho cơ thể bà bầu, giúp ổn định tiêu hoá, đồng thời bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng quá nhiều, vì mẻ như một con dao 2 lưỡi. Nó có thể khiến cho cơ thể mẹ cảm thấy mệt mỏi nếu ăn quá nhiều.
Mẻ thường được dùng để nấu canh chua giúp món ăn thơm ngon hơn. Và mặc dù có tác dụng giải nhiệt nhưng lạm dụng mẻ trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai sẽ khiến cơ thể mẹ bầu bị dư quá nhiều axit lactic. Dẫn đến việc mẹ sẽ có nguy cơ cao bị viêm loét, chảy máu dạ dày, đạu bụng, tiêu chảy và đường tiêu hoá bị suy giảm, nguy cơ dẫn đến ung thư cao hơn. Không những thế, ăn quá nhiều dấm mẻ còn gây hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi.
Ngoài dấm mẻ, những loại quả chua như dấm bỗng, chanh, me hay sấu cũng đều tốt cho sức khỏe bà bầu. Tuy nhiên, các chuyên gia cho hay nếu những loại quả này bị nấm mốc trước khi sử dụng thì mẹ nên bỏ đi và mua loại khác.
⇒ Kết luận bà bầu có được ăn mẻ không – Có được ăn các mẹ nhé, tuy nhiên phải ăn điều độ, 1 đến 2 tuần ăn một lần. Các mẹ đừng nên ăn quá nhiều hay ăn liên tục sẽ khiến cơ thể đau nhức nhất là trong quá trình mang thai vốn cơ thể đã mỏi và yếu.
Gợi ý 2 cách làm mẻ cho mẹ bầu ăn để đảm bảo sức khỏe
Làm mẻ từ nước cơm và cơm nát
Chuẩn bị nguyên liệu: Gạo tẻ, nước, hũ thủy tinh.
Cách làm:
- Vo gạo, cho nhiều nước rồi nấu cơm như bình thường với nồi cơm điện. Lưu ý đảm bảo cơm nấu phải nhão để tiến hành làm mẻ.
- Dùng một ít nước vo gạo, đun sôi để nguội và cho vào hũ thủy tinh đậy nắp kín.
- Xúc cơm ra để nguội hẳn, cho vào hũ thủy tinh có chứa nước gạo sao cho nước phủ đầy bề mặt cơm. Đậy nắp kín và để nơi khô thoáng khoảng 14 ngày đợi cơm lên men có mùi nồng và vị chua.
Thành phẩm: Sau 14 ngày cơm lên men. Khi lấy ra các hạt cơm sẽ chuyển sang dạng nhão, có màu trắng phau và mùi chua đặc trưng.
Xem thêm
- Bà bầu ăn hạt điều có tốt không & Tác dụng của hạt điều với bà bầu
- [Cần biết] Bà bầu ăn hạt hạnh nhân có tốt không mà cực ít mẹ biết
- Trả lời: Hạt macca có tốt cho bà bầu không mà cực ít mẹ biết
- Tác dụng của quả óc cho với bà bầu là gì & Hạt óc chó cho bà bầu có tốt?
Làm mẻ từ mẻ cái và cơm nát
Chuẩn bị nguyên liệu: ½ chén cơm nguội, ½ chén mẻ cái (có thể mua ở chợ) và hũ thủy tinh.
Cách làm:
- Cho ½ chén mẻ cái vào hũ thủy tinh rồi đậy nắp kín.
- Đem ½ chén cơm nguội đi rửa với nước, rồi cho vào hũ thủy tinh có chứa sẵn mẻ cái và đậy nắp. Để ở nơi ráo thoáng mát, nhiệt độ nên dao động từ 23 – 32 độ C trong thời gian 7 ngày.
Lưu ý:
- Tỉ lệ cơm nguội và mẻ cái là 1:1, nghĩa là nếu dùng 1 chén mẻ cái thì dùng 1 chén cơm nguội.
- Không nên sử dụng cơm cháy vì cơm cháy không kích thích được sự lên men của mẻ.
Thành phẩm: Sau 7 ngày, cơm sẽ có có tình trạng bấy và lên men chua vị thanh, thơm đặc trưng. Sau một thời gian sử dụng nếu thấy ít, bạn có thể tiếp tục cho thêm cơm nguội để tiến hành làm mẻ với cách làm như trên.
Qua bài viết trên, thắc mắc bà bầu có được ăn mẻ không của chị em chắc hẳn đã được làm rõ, từ đó chị em sẽ có cách ăn mẻ thích hợp hơn. Một chế độ dinh dưỡng khi mang thai hợp lý sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn. Chúc các mẹ luôn an toàn trong suốt thai kỳ!
Theo Cẩm Nang Gia Đình
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!