12 thực phẩm giàu axit folic và 10 lợi ích thần kỳ • Hello Bacsi

Cam không chỉ giúp giải khát mà còn đầy dưỡng chất vitamin C, cung cấp chất sắt và đáp ứng đến 20% nhu cầu axit folic mỗi ngày, giúp cơ thể ngăn ngừa ung thư và có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Để đảm bảo vệ sinh thực phẩm, bạn hãy tự mình pha chế cam để dùng, không nên mua loại cam đã được vắt sẵn nhé.

Quả bơ

Bơ có vị béo, thơm ngon và bổ dưỡng, thường được chế biến trong đa dạng các món ăn như sinh tố, sushi… Loại quả này không chỉ giàu folate mà còn chứa nguồn chất béo rất có lợi cho sức khỏe.

Dưa vàng

Một quả dưa vàng thơm ngon sẽ cung cấp 100 mg axit folic, rất giàu vitamin A và vitamin C, đáp ứng đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Trứng

Một quả trứng gà có chứa 25mg axit folic. Vì thế, bạn không nên bỏ qua món ăn này trong khẩu phần ăn của mình nhé.

Măng tây

Chỉ 1 cây măng tây có thể chứa hàm lượng khổng lồ axit folic, kali, chất xơ và không hề chứa chất béo hay cholesterol. Tuy nhiên, bạn không nên nấu măng tây chín quá nhé vì sẽ làm mất hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

10 lợi ích của axit folic trong việc điều trị bệnh

Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho bé trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh

Phụ nữ dự định có thai hoặc đang trong thời kỳ mang thai được khuyến khích sử dụng ít nhất 4mg axit folic hàng ngày. Các nghiên cứu đã chứng minh nếu thiếu axit folic, bé sẽ dễ gặp tình trạng dị tật bẩm sinh, đặc biệt là khuyết tật ống thần kinh.

Bổ sung máu cho cơ thể

Một trong những chức năng lớn nhất của axit folic là hỗ trợ cơ thể sản xuất và duy trì các tế bào máu mới, các tế bào hồng cầu tăng hay giảm cũng phụ thuộc vào lượng vitamin này.

Tăng cường sức khỏe tuyến giáp

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức folate thấp có thể dẫn đến chứng suy giáp. Hơn thế nữa, nếu thiếu axit folic, những bệnh nhân dùng hormone thay thế tuyến giáp cũng không thể phục hồi hoàn toàn tình trạng suy giáp.

Các bệnh về tim mạch và đột quỵ

Nồng độ homocysteine trong máu tăng có thể gây ra nhồi máu cơ tim, đột quỵ và sự tạo thành huyết khối (cục máu đông). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung axit folic có thể điều chỉnh mức homocysteine này và làm giảm đáng kể nguy cơ cao huyết áp dẫn đến đột quỵ.

Hỗ trợ điều trị thận

Đa số những người gặp tình trạng thận nghiêm trọng cũng có nồng độ hormone homocysteine cao. Khi uống đúng lượng axit folic, bệnh nhân có thể ngăn ngừa các vấn đề về thận và cải thiện tình trạng bệnh đáng kể.

Cải thiện tầm nhìn và thính giác

Một số nghiên cứu cho thấy việc bổ sung axit folic và các vitamin B khác như B6 và B12 có thể làm tăng thị lực, ngăn ngừa các loại bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Hơn thế nữa, những người lớn tuổi uống bổ sung axit folic hàng ngày thường có thính giác tốt hơn so với những người thiếu loại vitamin này.

Sống vui vẻ và lạc quan hơn

Mặc dù cần phải được nghiên cứu thêm, nhưng đa số mọi người đều phải thừa nhận axit folic có thể giúp cải thiện các triệu chứng ở những bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm. Mặt khác, axit folic cũng hỗ trợ bệnh nhân trong việc điều trị chứng mất ngủ, đem lại cảm giác thư giãn, thoải mái và vui tươi.

Vấn đề về nướu

Axit folic có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các vấn đề về lợi và nướu răng. Các chuyên gia đã nghiên cứu và thấy được tác dụng của axit folic trên tình trạng nướu răng do dùng phenytoin theo toa thuốc.

Ngăn ngừa ung thư

Hàm lượng vitamin cao có thể giúp cơ thể chống lại sự thay đổi DNA liên quan đến sự phát triển của các loại ung thư khác nhau. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ folate, vitamin B6, B12 và mức methionine cao có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Ngăn ngừa bệnh Alzheimer và chứng suy giảm trí nhớ

Một số bằng chứng cho thấy những người cao tuổi cung cấp đầy đủ hàm lượng axit folic hàng ngày thường rất ít gặp tình trạng bệnh Alzheimer và chứng suy giảm trí nhớ. Hơn thế nữa, axit folic cũng giúp tăng năng lực tư duy và cải thiện trí nhớ rõ rệt.

Axit folic có rất nhiều lợi ích trong việc điều trị bệnh, phải không? Tuy nhiên, loại vitamin nhóm B này cũng có những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe như gây tiêu chảy, phát ban, rối loạn giấc ngủ, buồn nôn… Vì vậy, tốt nhất bạn hãy tham khảo ý kiến ​​của các bác sĩ để đảm bảo hàm lượng nên dùng mỗi ngày nhé.