Tạp Chí Tâm Lý Học

Có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến những mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái. Tuy nhiên, dù sự bất hòa này xuất phát từ bất kì lý do gì thì cả hai cũng cần phải biết cách giải quyết phù hợp để dung hòa tốt mối quan hệ gia đình.

Mâu Thuẫn Giữa Cha Mẹ Và Con Cái
Khi con bắt đầu trưởng thành chắc hẳn không thể tránh khỏi những mâu thuẫn với cha mẹ

Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái

Trong cuộc sống gia đình chắc hẳn không thể tránh khỏi những cuộc tranh cãi, bất hòa giữa các thành viên, đặc biệt là mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái. Thậm chí có một số trường hợp mâu thuẫn nghiêm trọng còn có thể dẫn đến các xung đột nặng nề làm để lại các hệ lụy đáng tiếc như con cái bỏ nhà đi, trộm cắp tiền của cha mẹ, các hành vi bạo hành hoặc tự tử.

Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái. Theo Thạc sĩ Nguyễn Bá Đạt – Khoa Tâm lý – Trường ĐHKHXH&NV cho biết rằng, một trong các nguyên nhân chính làm xuất hiện sự mâu thuẫn trong quan hệ cha mẹ và con cái đó chính là hiện tượng “lệch pha” trong suy nghĩ.

Điều này cũng khá dễ hiểu bởi phần lớn các bậc làm cha làm mẹ đều khá chủ quan và có tư tưởng hơi bảo thủ. Họ quen với những lối sống xưa cũ, có những quy tắc riêng biệt và thường đi theo các tư duy truyền thống. Các bậc phụ huynh thường muốn uốn nắn con cái theo đúng ý muốn của mình, họ luôn lấy uy quyền làm cha mẹ để răn đe, giáo dục con.

Sự lệch pha trong suy nghĩ chính là lý do gây ra các mẫu thuẫn giữa cha mẹ và con cái

Tuy nhiên, hiện nay con cái trẻ tuổi thường dễ bị tác động bởi những điều mới mẻ, trẻ nhạy cảm với những giá trị mang tính chất phong trào,..Đặc biệt là những trẻ đang ở độ tuổi vị thành niên lại có nhiều xu hướng muốn tự khẳng định bản thân, muốn được tôn trọng và hành xử giống như người trưởng thành. Lúc này trẻ cũng có sự hiểu biết nhất định, có nhận thức và ý kiến riêng của bản thân, nên đôi lúc sẽ ngang bướng, không chịu lắng nghe ý kiến của người lớn.

Bên cạnh đó, sự hạn chế về kiến thức, năng lực giáo dục còn gặp nhiều cản trở, sự chênh lệch về tuổi tác, cha mẹ không thống nhất về các biện pháp nuôi dạy con cái hoặc con cái thường xuyên tiếp xúc với những mối quan hệ xấu, không biết cách bày tỏ những quan điểm, khó khăn của mình với cha mẹ cũng có thể là nguyên nhân gây ra các mâu thuẫn không đáng có giữa cha mẹ và con cái.

Cách giải quyết mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái

Các mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái nếu không sớm được giải quyết sẽ khiến cho mối quan hệ cả hai bên trở nên căng thẳng, không khí gia đình buồn chán và không còn thể hiện nhiều sự yêu thương. Để hóa giải những sự hiểu lầm cần phải có sự cố gắng và thấu hiểu của cả hai phía, trong đó các bậc phụ huynh nên là người chủ động và bao dung hơn với con cái của mình.

Dưới đây là gợi ý về một số cách giải quyết mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái mà bạn có thể áp dụng:

1. Dành thời gian cho nhau nhiều hơn

Dành nhiều thời gian cho nhau hơn đó chính là giải pháp hữu hiệu nhất để có thể giải quyết được mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái. Việc cùng nhau làm việc, ăn uống, học tập, vui chơi hoặc tham gia các hoạt động giải trí thú vị sẽ giúp cho cả hai thấu hiểu và yêu thương nhau nhiều hơn.

Như đã chia sẻ ở trên, sự chênh lệch về tuổi tác cũng như các quan niệm sống chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự bất hòa trong gia đình. Khoảng cách thế hệ có thể giết chết đi tình cảm yêu thương của cha mẹ dành cho con cái và ngược lại. Do đó, để giảm thiểu những đợt cãi vả hoặc giải quyết tốt các mâu thuẫn thì đôi bên cần cố gắng thấu hiểu và dành thời gian để quan tâm nhau nhiều hơn.

Việc cùng nhau trải nghiệm cuộc sống, chia sẻ về những sở thích, ước mơ, hoài niệm sẽ khiến cho cha mẹ và con cái được gần gũi nhau hơn, từ đó dễ dàng xóa bỏ những mâu thuẫn không đáng có. Cha mẹ chính là nơi nương tựa vững chắc nhất cho con cái và ngược lại con cái chính là niềm tự hào và hạnh phúc nhất cuộc đời của bậc làm cha mẹ.

Hãy dành cho nhau những thời gian quý báu để cùng nhau lắng nghe tâm sự của đối phương. Chỉ có như thế mới giúp cho những hiểu lầm, tranh cãi của cha mẹ và con cái được tháo gỡ. Từ đó mà gia đình cũng giảm bớt được những lần xung đột, cãi vã.

2. Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau

Đa phần các bậc phụ huynh ở Việt Nam đều có xu hướng muốn con cái nghe theo những gì mà mình hướng dẫn, thậm chí có một số trường hợp áp đặt suy nghĩ của mình lên con cái mà ép buộc con phải sống theo quy chuẩn đó. Tuy nhiên, hiện nay giới trẻ lại có những lối tư duy mới mẻ hơn, lối sống cũng dần thay đổi, không còn nhiều quy cũ giống như thế hệ trước.

Mâu Thuẫn Giữa Cha Mẹ Và Con Cái
Để giải quyết mâu thuẫn thì cả cha mẹ và con cái cần phải lắng nghe ý kiến của nhau

Do đó, đôi khi những cuộc trò chuyện giữa cha mẹ và con cái không thể tìm được điểm chung, thậm chí nảy sinh các bất đồng, mâu thuẫn. Để có thể giải quyết tốt những nút thắt này đòi hỏi cả phụ huynh và con trẻ cần phải giảm bớt cái tôi của mình để có thể lắng nghe và tôn trọng ý kiến của đối phương.

Việc có thể cùng nhau ngồi lại trò chuyện, tâm sự sẽ giúp cho hai phía thấu hiểu và cảm thông cho nhau nhiều hơn. Khi bạn thực sự lắng nghe đối phương sẽ giúp cho bạn hiểu được họ đang nghĩ gì và mục đích của những hành động đó. Nhờ đó mà các mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái được giảm đi đáng kể, hai bên cũng sẽ trở nên gắn kết và yêu thương nhau nhiều hơn.

3. Giữ bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc

Để có thể giải quyết các mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái thì tốt nhất bạn cần phải biết cách giữ bình tĩnh và kiểm soát tốt cảm xúc của chính mình. Khi cả hai cùng nhau trò chuyện về bất kì vấn đề nào cũng cần phải có tinh thần thật thoải mái.

Cha mẹ cần phải là tấm gương tốt để con cái có thể noi theo. Việc bạn nóng giận, mất bình tĩnh hoặc to tiếng với con sẽ khiến con bị tác động tiêu cực và thậm chí có những hành vi, lời nói tương tự đối với bạn. Cha mẹ cần phải nhìn nhận vấn đề theo nhiều góc độ khác nhau, đặt mình vào vị trí của con để có thể thấu hiểu những gì mà con đang mong muốn.

Cũng bởi, mỗi khi tức giận, cáu gắt bạn sẽ không thể giải quyết tốt vấn đề, thậm chí có thể đưa ra những quyết định sai lầm. Các chuyên gia cho biết rằng, não bộ chỉ suy nghĩ và hành động theo cách mà chúng ta mong muốn, đặc biệt là khi bạn đang không thể giữ được bình tĩnh.

Do đó, nếu khi xảy ra những sự bất hòa khiến bạn cảm thấy nóng giận và mất bình tĩnh thì hãy đi ra một nơi khác, làm những việc khác để tâm trạng ổn định trở lại. Sau khi cả hai đã thực sự kiểm soát được cảm xúc thì hãy cùng nhau ngồi lại và giải quyết vấn đề. Lúc này bạn sẽ dễ dàng nhìn nhận mọi thứ một cách chính xác và khách quan hơn.

4. Cùng nhau thống nhất các quy tắc chung

Để hạn chế được các mâu thuẫn và giúp cho những bất đồng mau chóng được giải quyết thì giữa cha mẹ và con cái nên có những quy tắc được thống nhất cụ thể. Sau khi xảy ra những sự chênh lệch về quan điểm hay bất kì vấn đề nào trong cuộc sống gia đình thì cả đôi bên cần phải đặt ra những tiêu chuẩn nhất định để tránh tình trạng tái diễn.

Việc đưa ra những nguyên tắc cụ thể và được sự thống nhất của đôi bên sẽ giúp cho cả hai có được trách nhiệm với những việc mà mình làm. Đồng thời, điều này cũng sẽ giúp cha mẹ quản lý con một cách hiệu quả nhưng không quá kiểm soát hay khắc khe với con. Hơn thế, con cái cũng sẽ biết cách tự thay đổi và rèn luyện mình theo đúng kỷ cương, tránh những sai lầm không đáng có.

Hãy cùng nhau thống nhất các quy tắc chúng để tránh việc tiếp tục xảy ra mâu thuẫn

Tuy nhiên, những nguyên tắc, quy định đặt ra cần phải dựa trên sự đồng ý của cả cha mẹ và con cái. Người lớn tránh ép buộc con phải thực hiện theo những điều mà mình mong muốn để tránh gây thêm mâu thuẫn giữa hai phía.

Ví dụ như khi con đi chơi thì giờ quy định phải về nhà đó là 10 giờ, khi con về trễ hơn phải báo với cha mẹ và cần phải chịu hình phạt khi đã quy phạm quy tắc. Hoặc cha mẹ không được tự ý kiểm tra điện thoại, đồ dùng cá nhân của con khi chưa có sự đồng ý của con, lúc vào phòng con phải gõ cửa,…nếu vi phạm cũng sẽ có hình thức phạt hợp lý.

5. Cha mẹ nên chủ động giải quyết mâu thuẫn với con

Nhiều bậc phụ huynh thường có suy nghĩ rằng con cái luôn phải là người nhận sai trước cha mẹ, dù cha mẹ có những điều chưa đúng thì phận làm con cũng không được tranh cãi và phải biết nhận lỗi lầm. Mặt khác, con cái cũng sẽ rất ngại việc mở lời trước với cha mẹ, trẻ thường có suy nghĩ rằng bản thân không sai, cảm thấy uất ức và cho rằng cha mẹ không còn yêu thương mình nữa.

Tất nhiên, nếu cả hai phía không chịu nhường một bước thì mâu thuẫn mãi mãi sẽ không được giải quyết, thậm chí sẽ trở nên gay gắt hơn. Hoặc cũng có trường hợp tuy mâu thuẫn không được giải tỏa nhưng các thành viên trong gia đình vẫn có thể vui vẻ, nói chuyện với nhau sau một thời gian. Tuy vậy, trong tâm trí của họ vẫn luôn còn một nút thắt chưa thể tháo gỡ khiến cho tình cảm dành cho nhau không được trọn vẹn như trước kia.

Vì thế, để có thể giải quyết được mâu thuẫn giữa hai thế hệ thì cần phải có người chủ động và cha mẹ nên làm điều đó. Hãy mở lời trò chuyện trước với con và tạo điều kiện cho con giãi bày những suy nghĩ của mình, thẳng thắn nói với nhau về vấn đề khúc mắc của đôi bên.

Nếu con là người sai thì cha mẹ nên phân tích và giúp cho con hiểu ra vấn đề để có thể nhận lỗi một cách thoải mái. Còn trong trường hợp cha mẹ là người chưa đúng thì cũng cần phải xin lỗi và sửa chữa khuyết điểm của bản thân. Hãy luôn nhớ rằng phụ huynh chính là tấm gương tốt nhất để con cái có thể noi theo, do đó các cuộc tranh cãi cha mẹ nên là người chủ động để giải quyết vấn đề một cách thỏa đáng.

6. Gặp các chuyên gia tâm lý

Nếu đã thực hiện rất nhiều phương pháp nhưng vẫn không thể hóa giải được mẫu thuẫn của cha mẹ và con cái, gia đình có thể chủ động đến gặp các chuyên gia có chuyên môn về tâm lý. Các chuyên gia tâm lý sẽ giúp cha mẹ và con cái hiểu được mong cầu thực sự từ đối phương, gỡ rối và nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tích cực hơn. Từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp với gia đình mình.

Giải pháp Hòa hợp mối quan hệ tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam không chỉ là đơn vị đi đầu trong tâm lý trị liệu, chữa lành tâm bệnh như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, mất ngủ… mà còn là địa chỉ uy tín cho nhiều gia đình, cá nhân giải quyết mẫu thuẫn và hòa hợp mối quan hệ.

Đến với Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam, Trung tâm sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân gốc rễ từ những mẫu thuẫn, suy nghĩ, hành động, cảm xúc mà bạn thể hiện. Từ nguyên nhân gốc rễ, các chuyên gia sẽ xây dựng liệu trình trị liệu phù hợp để giúp bạn hòa hợp mối quan hệ với cha mẹ hoặc con cái. Về cơ bản, các chương trình trị liệu hòa hợp mối quan hệ sẽ giúp bạn:

  • Thấu hiểu vấn đề của chính mình: điều gì khiến bạn thực sự mong muốn từ đối phương, điều gì khiến bạn và đối phương trở nên xa cách nhau…);
  • Biết yêu thương bản thân và người khác đúng cách;
  • Nhìn nhận vấn đề trong cuộc sống dưới một góc nhìn tích cực hơn, nhận ra những điều tích cực từ hành động, lời nói, cảm xúc của đối phương;
  • Đánh đổ neo tiêu cực và xây dựng niềm tin, tư duy tích cực và tương hỗ cho việc xây dựng mối quan hệ bền chặt của bạn và đối phương nói riêng cũng như mối quan hệ khác của bạn nói chung.

Trung tâm có xây dựng các chương trình trị liệu gia đình dành cho tất cả các thành viên trong gia đình nhằm giảm chi phí và tối ưu hóa các vấn đề cần giải quyết cho tất cả các thành viên.

Phương pháp tâm lý trị liệu tại NHC Việt Nam hướng tới mục tiêu sức khỏe toàn diện cho khách hàng theo định nghĩa về sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới – WHO, đặc biệt là sức khỏe tinh thần và sức khỏe mối quan hệ xã hội. Vậy nên, bên cạnh các chương trình trị liệu chuyên sâu về hòa hợp mối quan hệ, các chương trình trị liệu trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, mất ngủ… đều hướng đến mục tiêu cải thiện mối quan hệ cho khách hàng và người thân của họ, đặc biệt là mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ở tuổi dậy thì.

Trước khi bước vào giai đoạn trị liệu, chuyên gia tâm lý cần tìm hiểu vấn đề hiện tại của bạn thông qua một buổi tham vấn tâm lý. Sau khi tham vấn, chuyên gia tâm lý sẽ tư vấn cho bạn gói trị liệu phù hợp.

Để đặt lịch tham vấn tâm lý cùng các chuyên gia tâm lý hàng đầu đến từ Ủy ban NLP Hoa Kỳ, các bạn có thể liên hệ hotline 096 589 8008 hoặc điền thông tin đăng ký tại đây.

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân gây ra mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái. Việc giải quyết những sự bất hòa đó chưa bao giờ là điều dễ dàng đối với cả hai phía. Hi vọng qua thông tin của bài viết này thì bạn đọc sẽ có được giải pháp phù hợp nhất để tháo gỡ những khúc mắc trong mối quan hệ gia đình của chính mình.

Tham khảo thêm:

  • Thực Trạng Cha Mẹ Bạo Hành Tinh Thần Con Cái Và Cách Xử Lý
  • 10 Nguyên Nhân Tạo Nên Khoảng Cách Giữa Con Cái Và Cha Mẹ
  • Kiểm Soát Con Cái Quá Mức Và Những Hệ Lụy Cần Biết