Hỏi đáp: 1 tháng có xét nghiệm HIV được không? | Medlatec

Sau khi tiếp xúc với HIV, có nhiều người lo sợ và muốn đi xét nghiệm lập tức để có thể giải tỏa tâm lý sợ hãi. Nhưng không phải ai cũng biết được thời điểm xét nghiệm HIV cho kết quả chính xác nhất. Chắc chắn sẽ có những người cùng chung câu hỏi 1 tháng có xét nghiệm HIV được không? Trong bài viết này MEDLATEC sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn đọc về câu hỏi 1 tháng xét nghiệm HIV được không?

13/11/2019 | Xét nghiệm HIV sau 6 tháng âm tính có cần thiết hay không? 29/10/2019 | 3 tháng xét nghiệm HIV có phải là thời điểm tốt nhất 29/10/2019 | Băn khoăn không biết 3 tháng xét nghiệm HIV có chính xác

1. Khi nào cần phải nghĩ đến việc xét nghiệm HIV

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo tất cả mọi người ở độ tuổi từ 13 đến 64 đều cần phải xét nghiệm HIV một lần trong đời như một sự chăm sóc sức khỏe định kỳ. Ở Hoa Kỳ, khoảng 7 người thì có 1 người mắc HIV mà họ hoàn toàn không biết rằng mình mắc bệnh.

Những người quan hệ tình dục không an toàn phải đi xét nghiệm HIV càng nhanh càng tốt

Những người quan hệ tình dục không an toàn phải đi xét nghiệm HIV càng nhanh càng tốt

Những người có nguy cơ nhiễm HIV cao thì cần đi kiểm tra thường xuyên hơn. Những đối tượng cần phải đi xét nghiệm HIV là những người có kết quả âm tính từ lần cuối cùng xét nghiệm hay đã xét nghiệm cách đây hơn 1 năm và là người có những đặc điểm sau thì cần đi xét nghiệm sớm.

  • Những người có quan hệ đồng tính nam;

  • Những người có quan hệ qua đường hậu môn hay âm đạo với người dương tính HIV;

  • Người quan hệ với nhiều người;

  • Người sử dụng bơm kim tiêm hay vật dụng khác chung với người khác;

  • Người từng bán dâm;

  • Người từng được chẩn đoán hoặc điều trị bệnh lây truyền bằng đường tình dục khác;

  • Người bị lao hoặc viêm gan virus C, B

  • Người có quan hệ tình dục với người khác và có 1 trong những đặc điểm ở trên.

Phụ nữ mang thai cũng cần phải xét nghiệm HIV để bảo đảm sự an toàn của cả mẹ và con. Ngoài ra, khi bị phơi nhiễm HIV cũng có thể có những triệu chứng như sút cân bất thường, ho dai dẳng không dứt, tiêu chảy và nổi mụn,… Những triệu chứng này thường không rõ ràng nên rất dễ bị nhầm lẫn với những chứng bệnh thông thường khác.

Bệnh nhân luôn có tâm lý lo sợ khi có “sự cố” xảy ra và tâm lý đó khiến cho họ lo lắng và muốn xét nghiệm HIV ngay lập tức. Tuy nhiên xét nghiệm HIV ngay khi phơi nhiễm có thể cho kết quả chính xác hay không và nếu như bị phơi nhiễm HIV thì nên làm gì trước tiên?

Những xét nghiệm phát hiện HIV

Những xét nghiệm phát hiện HIV

2. Một số xét nghiệm thường hay dùng để phát hiện HIV

Xét nghiệm axit nucleic (NAT)

Đây là xét nghiệm dùng để phát hiện người bệnh có bị nhiễm HIV hay không trong khoảng từ 10 đến 33 ngày tính từ khi tiếp xúc và có nguy cơ lây nhiễm HIV.

Xét nghiệm kháng nguyên – kháng thể

Xét nghiệm này có thể được thực hiện từ máu tĩnh mạch hoặc máu từ ngón tay người bệnh. Đối với xét nghiệm dùng máu tĩnh mạch, kết quả có thể phát hiện được người bệnh có nhiễm HIV hay không chỉ sau 4 tuần trở ra kể từ khi tiếp xúc với nguy cơ lây bệnh.

Xét nghiệm kháng nguyên – kháng thể sử dụng máu ngón tay cần nhiều thời gian hơn để có thể phát hiện được HIV, thường là từ 18 – 90 ngày sau khi người bệnh tiếp xúc với nguy cơ lây nhiễm HIV thì có thể xét nghiệm được.

Những trường hợp cần phải làm xét nghiệm để chắc chắn rằng người tham gia xét nghiệm không bị nhiễm HIV thì sự lựa chọn xét nghiệm kháng nguyên – kháng thể là lựa chonjd dược ưu tiên hàng đầu.

Cần bình tĩnh và gặp bác sĩ để được tư vấn sau khi bị phơi nhiễm HIV

Cần bình tĩnh và gặp bác sĩ để được tư vấn sau khi bị phơi nhiễm HIV

3. Cần làm gì ngay sau khi tiếp xúc với nguy cơ lây HIV?

Không có một xét nghiệm nào có thể phát hiện HIV ngay sau khi người bệnh bị phơi nhiễm. Nếu như không thể làm xét nghiệm ngay thì người bị phơi nhiễm HIV nên làm gì ngay sau khi tiếp xúc với nguy cơ lây bệnh?

Nếu như bạn nghĩ rằng mình đã bị phơi nhiễm HIV thì trong vòng 72 giờ bạn cần phải đến gặp bác sĩ để được có được sự điều trị bằng thuốc ARV trong vòng 28 – 30 ngày ngay sau khi bị phơi nhiễm.

Khoảng thời gian từ khi người bệnh bị phơi nhiễm HIV tới khi các xét nghiệm có thể cho kết quả chính xác rằng người đó có bị nhiễm hay không được gọi là giai đoạn cửa sổ. Thời gian này sẽ thay đổi đối với từng người và phụ thuộc cả vào các xét nghiệm mà người đó thực hiện để xét nghiệm HIV.

4. 1 tháng có xét nghiệm HIV được không?

Như đã nói ở trên, bạn có thể xét nghiệm HIV bằng những xét nghiệm ở trên tùy vào thời gian bị phơi nhiễm. Trên lý thuyết thì trong khoảng thời gian 1 tháng kể từ khi bị phơi nhiễm, người bệnh có thể đến bệnh viện để kiểm tra xem mình có bị nhiễm HIV hay không. Nhưng nếu như bạn đi xét nghiệm HIV sau khi bị phơi nhiễm và cho kết quả âm tính thì bạn cần phải đi kiểm tra lại sau một khoảng thời gian nhất định.

  • Xét nghiệm kháng nguyên kháng thể dùng máu tĩnh mạch: Nên xét nghiệm lại sau 45 ngày kể từ lần tiếp xúc, phơi nhiễm gần nhất.

  • Các xét nghiệm khác: Nên xét nghiệm lại sau ít nhất 90 ngày kể từ lần phơi nhiễm gần nhất.

1 tháng có xét nghiệm HIV được không

1 tháng có xét nghiệm HIV được không?

Hiện nay, với các sinh phẩm xét nghiệm HIV thuộc thế hệ 4, cho phép phát hiện đồng thời kháng nguyên/kháng thể (Combo), đặc biệt các xét nghiệm đang sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC trên các hệ thống máy phân tích hiện đại và mới nhất trên thế giới như máy Architec, máy Cobas 8000 có độ nhạy và độ đặc hiệu lên tới 99.99% giúp người bệnh rút ngắn được thời gian cửa sổ. Với các xét nghiệm trên thiết bị này cho phép phát hiện sớm nhất HIV dương tính từ 4 tuần.

5. Quy trình xét nghiệm HIV

Khi đến kiểm tra hay xét nghiệm HIV tại các cơ sở y tế, các nhân viên sẽ hướng dẫn cho người bệnh những thủ tục cũng như quy trình xét nghiệm HIV.

  • Đăng ký tại bàn tiếp đón, lấy phiếu tư vấn;

  • Nghe tư vấn từ bác sĩ tại phòng khám;

  • Nếu được yêu cầu xét nghiệm thì người cần thực hiện xét nghiệm sẽ phải đi lấy mẫu, có thể lấy mẫu máu hoặc dịch tiết trong cơ thể tùy từng phương pháp nhưng thông thường là lấy máu;

  • Nhân viên y tế kiểm tra và xử lý mẫu nếu cần thiết;

  • Chuyển mẫu về phòng thí nghiệm và tiến hành phân tích theo các quy định;

  • Điền phiếu kết quả và rà soát cẩn thận;

  • Trả phiếu kết quả cho bệnh nhân, bệnh nhân có thể yêu cầu tư vấn thêm về kết quả nhận được.

Thời gian xét nghiệm sẽ trong khoảng 20 – 30 phút hoặc lâu hơn tùy vào số lượng bệnh nhân thăm khám cũng như loại xét nghiệm được yêu cầu, có những xét nghiệm sẽ phải chờ vài ngày để lấy được kết quả.

Như vậy, 1 tháng có xét nghiệm HIV được không thì câu trả lời là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên MEDLATEC cũng khuyến cáo bạn rằng nếu kết quả xét nghiệm sau 1 tháng cho âm tính với HIV cũng chưa loại trừ được giai đoạn cửa sổ, do đó cần được xét nghiệm lại sau 3 tháng, 6 tháng.

Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ MEDLATEC để được hỗ trợ.