Mẹ bầu đã vỡ ối có nên đi lại nhiều không?

Đi lại nhẹ nhàng mang lại nhiều lợi ích cho thai kì và là việc làm được bác sĩ khuyến khích khi mang thai. Vậy mẹ bầu đã vỡ ối có nên đi lại nhiều không? Lưu ý cho mẹ những việc nên làm sau khi vỡ ối giúp thai nhi chào đời an toàn và khỏe mạnh.

Mẹ bầu đã vỡ ối có nên đi lại nhiều không?

Thai nhi được lớn lên và được bảo vệ trong túi ối trong suốt thai kỳ. Túi ối bị vỡ hay còn gọi là vỡ ối thường xảy ra khi thai nhi đã trưởng thành và sẵn sàng cho việc chào đời. Đây là hiện tượng bình thường, báo hiệu quá trình chuyển dạ sắp đến. Mẹ bầu đã vỡ ối cần làm gì và có nên đi lại nhiều không là thắc mắc cần được giải đáp.

Mẹ bầu đã vỡ ối có nên đi lại nhiều không?

Mẹ bầu bị vỡ ối nên nghỉ ngơi, tránh đi lại nhiều nhé

Túi ối cũng là màng chắn ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn xâm nhập vào bào thai. Mẹ bầu đã bị vỡ ối đồng nghĩa với việc màng bảo vệ thai nhi đã không còn. Nếu túi ối bị vỡ, mẹ sẽ cảm nhận được cảm giác “bục” của túi ối và nước tràn ra từ âm đạo khá nhiều. Có mẹ sẽ có cảm giác một dòng nước chảy ra nhanh và mạnh, đột ngột tuôn ra từ đường âm đạo nhưng không hề thấy đau đớn. Một số khác, thai phụ chỉ thấy nước ối vỡ và chảy ra thành dòng nhỏ, chầm chậm xuống dưới chân.

Vậy mẹ bị vỡ ối có nên đi lại nhiều không. Câu trả lời là không nên các mẹ nhé. Khi bị vỡ ối mẹ không nên đi lại nhiều sẽ làm cho nước ối chảy ra ngoài nhanh hơn khiến cho mẹ dễ gặp tình trạng cạn ối. Nước ối cạn khi mẹ chưa chuyển dạ có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

Những việc nên và không nên làm sau khi mẹ bị vỡ ối

Vỡ ối là không phải là hiện tượng hiếm gặp tuy nhiên nhiều mẹ còn khá lúng túng không biết xử lí như thế nào khi gặp tình trạng trên. Những việc mẹ nên làm và không nên làm khi bị vỡ ối bao gồm:

Những việc mẹ nên làm khi bị vỡ ối

Mẹ bầu đã vỡ ối có nên đi lại nhiều không?

Chuẩn bị sẵn sàng đồ dùng đi sinh giúp mẹ dễ dàng sử dụng khi cần đến

Nên làm gì khi bị vỡ ối chắc hẳn là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm. Khi bị vỡ ối, mẹ nên nhanh chóng thực hiện những việc sau:

  • Sử dụng miếng lót sạch để thấm nước ối và ngăn ngừa việc nước ối chảy quá mạnh.
  • Chuẩn bị giỏ đồ đi sinh đầy đủ và nhanh chóng đến bệnh viện. Nếu thai nhi đã đủ ngày, mẹ có thể sinh chuyển dạ sinh bé trong vòng 12-24h tới.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường năng lượng cho cuộc sinh. Mẹ nên uống thêm nước lọc, nước hoa quả, ăn canh, súp để bù lại lượng nước ối đã mất đi.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng giúp quá trình sinh nở diễn ra nhanh chóng và bớt đau đớn hơn.
  • Theo dõi cử động, nhịp tim của thai nhi, huyết áp và nhiệt độ của mẹ bầu.

Những việc mẹ không nên làm sau khi vỡ ối

Mẹ bầu đã vỡ ối có nên đi lại nhiều không?

Mẹ nên tránh sử dụng các loại thuốc khi chưa có chỉ định nhé

Bên cạnh những việc nên làm thì có những việc cần tránh sau đây mẹ cần lưu ý:

  • Không ngâm mình trong bồn nước nóng sau khi bị vỡ ối.
  • Khi bị vỡ ối tuyệt đối không quan hệ vợ chồng.
  • Không thụt rửa âm đạo, chỉ vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng.
  • Không di chuyển xa, tránh đi xe đường dài.
  • Không mang vác vật nặng hoặc làm việc quá sức.
  • Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ

Chăm sóc mẹ bầu sắp sinh đúng cách

Bà bầu những tuần cuối cùng cần chuẩn bị sẵn sàng tâm lí và vật chất để có thể chào đón em bé bất cứ lúc nào. Mẹ bầu sắp sinh cần được chăm sóc đúng cách giúp mẹ chuẩn bị chuyển dạ nhanh chóng và đón em bé chào đời khỏe mạnh.

Bổ sung vi chất cho mẹ sau sinh

Viên DHA, sắt và canxi cho bà bầu nhập khẩu từ Châu Âu

  • Bổ sung các vi chất cần thiết: Càng về cuối thai kì, thai nhi càng tăng nhanh về cân nặng và chiều dài, mẹ cần bổ sung đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển, giúp phổi trưởng thành nhanh chóng, Các dưỡng chất như sắt, canxi, DHA cần được bổ sung mỗi ngày qua cả chế độ ăn và viên uống. Bổ sung vi chất trong thai kì đầy đủ cũng giúp mẹ giảm nguy cơ thiếu sắt và canxi cho mẹ sau sinh, giúp mẹ phục hồi tốt hơn.
  • Tham khám thai thường xuyên: Phù nề, tiền sản giật, bất thường ngôi thai, bánh nhau…..đều có thể phát hiện qua siêu âm và xét nghiệm. Do đó, mẹ nên khám thai thường xuyên giúp phát hiện các bất thường sớm nhất nhé.
  • Nắm rõ các dấu hiệu chuyển dạ: Mẹ bầu 37 tuần có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào vậy nên các mẹ nên nắm rõ các dấu hiệu chuyển dạ điển hình để giúp cho mẹ có thể kịp thời xử lí.
  • Vận động vừa sức: Đi bộ nhẹ, yoga bầu, tập bài tập cơ sàn chậu…là những bài tập phổ biến mẹ có thể áp dụng vào thời điểm sắp sinh. Tập luyện với cường độ phù hợp giúp các mẹ có sức khỏe dẻo dai, tăng cường lưu thông máu, giúp cổ tử cung mở nhanh khi bước vào chuyển dạ nhé.

Mẹ bầu đã vỡ ối có nên đi lại nhiều không đã được trả lời trong bài viết trên. Những mẹ bầu về cuối thai kì cần chú ý hơn nữa trong việc quan sát các dấu hiệu của bản thân và thai nhi. Trao dồi thêm kiến thức về cách chuyển dạ nhanh và mẹo dân gian chăm sóc mẹ sau sinh để giúp cho mẹ nhanh chóng phục hồi, ngăn ngừa các bệnh hậu sản không mong muốn nhé.