1. Vảy nến ở mặt là bệnh gì?
Vảy nến là một bệnh da mạn tính phổ biến trong đó có sự tăng sinh của tế bào biểu bì, khiến các tế bào sừng tích tụ trên da. Sự tích tụ tạo thành các mảng có vảy trắng gây đau và ngứa. Mặc dù vảy nến thường xuất hiện ở các vùng tì đè như khuỷu tay, đầu gối, lưng nhưng nó cũng xuất hiện trên khuôn mặt. Tuy nhiên, hiếm khi người bị vảy nến chỉ có triệu chứng ở mặt. Phần lớn những người bị vẩy nến ở mặt cũng bị vẩy nến ở da dầu và một số bộ phận khác của cơ thể.
Vảy nến ở mặt thường xuất hiện ở các vị trí: Lông mày, vùng da giữa mũi và môi trên, trán và chân tóc. Tùy thuộc vào vị trí trên khuôn mặt mà bệnh có biểu hiện khác nhau. Phân loại theo đặc điểm tổn thương, vảy nến thể mảng là dạng phổ biến nhất, xuất hiện dưới dạng các mảng vảy gồ lên. Mặt khác, vẩy nến thể giọt có các sẩn màu hồng nhỏ và ít dày hơn.
Mí mắt có vảy bao phủ cả lông mi. Kết mạc mi bị đỏ, viêm trong thời gian dài. Mắt bị khô, viêm và kích ứng, thậm chí là nhìn kém. Tai có vẩy tích tụ làm tắc ống tai ngoài, gây mất thính lực. Thông thường bệnh vẩy nến không ảnh hưởng đến tai trong. Quanh miệng có lớp vảy màu xám hoặc trắng. Tổn thương vẩy nến ở lưỡi, niêm mạc má, mũi dưới dạng đốm, sung loét. Chân tóc xuất hiện đường viền phủ đầy vẩy trắng bạc. Da đầu tróc vảy, sưng và ngứa.
2. Nguyên nhân nào dẫn đến vảy nến ở mặt?
Bệnh vẩy nến được hình thành do nhiều yếu tố kết hợp. Gen và hệ thống miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong bệnh vẩy nến. Khoảng 40% những người mắc bệnh vẩy nến có người thân trong gia đình mắc bệnh. Các gen liên quan đến bệnh vẩy nến là những gen giúp vận hành hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, bệnh vẩy nến và các đợt bùng phát bệnh có thể được kích hoạt bởi:
– Hút thuốc.
– Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và cháy nắng.
– Nhiễm nấm men, chẳng hạn Malassezia.
– Béo phì.
– Tác dụng phụ của thuốc như lithium, hydroxychloroquine và prednisolon.
– Thời tiết lạnh, khô.
– Nhiễm trùng.
– Rượu.
– Thiếu vitamin D.
– Dị ứng thực phẩm.
– Stress.
– Chấn thương.
– Môi trường ô nhiễm.
Đặt khám trước qua tổng đài 1900638367 hoặc qua ứng dụng IVIE – Bác sĩ ơi để được tiếp đón ưu tiên, giảm thời gian chờ đợi hay xếp hàng tại các bệnh viện tuyến trung ương và phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa!
3. Vảy nến ở mặt có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
Vảy nến luôn được biết đến là một bệnh lý lành tính, không lây lan nhưng tồn tại dai dẳng. Trên thực tế, vảy nến tác động rất lớn đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Vảy nến ở mặt còn ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ, làm trở ngại trong công việc và cuộc sống.
Về mặt sức khỏe, da ở vùng bị vảy nến sưng đỏ, tróc vảy liên tục, thô ráp và rất dễ chảy máu. Vảy nến ở mặt không chỉ khiến người bệnh đau rát, ngứa ngáy khó chịu mà còn tăng khả năng nhiễm khuẩn thứ phát, dẫn đến tình trạng viêm loét trầm trọng hơn trên da. Ngoài ra, điều trị vảy nến ở mặt không đúng cách sẽ làm bệnh nặng hơn, ảnh hưởng đến khớp, móng tay chân, hệ tim mạch và đa cơ quan.
Vảy nến trên mặt tác động không nhỏ vào tâm lý người bệnh. Những thương tổn trên gương mặt khiến người bệnh mặc cảm, vô cùng tự ti về vẻ ngoài. Họ thường thu mình lại, ngại tiếp xúc với những người xung quanh. Không ít trường hợp cộng đồng chưa hiểu rõ về bệnh đã vội vàng xa lánh người bệnh. Điều đó đem lại cảm xúc tiêu cực và khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng nề hơn.
4. Điều trị vảy nến ở mặt như thế nào?
Hiện nay không có cách chữa trị dứt điểm vảy nến ở mặt, bởi đây là một bệnh lý tự miễn mạn tính. Tuy nhiên hầu hết người bệnh đều kiểm soát được vẩy nến ở mặt bằng các thuốc bôi ngoài da. Chăm sóc da tổng quát bao gồm: Chất tẩy rửa nhẹ nhàng không xà phòng, kem dưỡng ẩm, kem chống nắng.
Steroid tại chỗ giúp giảm viêm và ngứa cho vảy nến trên mặt mức độ nhẹ hoặc trung bình. Tuy nhiên cần sử dụng liều theo kê đơn của bác sĩ, bởi tác dụng phụ của thuốc xuất hiện khi dùng quá liều và trong thời gian dài. Đó là viêm da, dễ bị bầm, rách da, giãn mạch, làm làn da mỏng lại, trong suốt, đặc biệt là ở mi mắt. Bôi steroid quanh mi mắt thời gian dài tăng nguy cơ nhãn áp và đục thủy tinh thể.
Kem ức chế calci và thuốc mỡ thực sự hiệu quả khi điều trị bệnh. Đặc biệt là khi dùng cho da mi mắt. Ngoài ra, còn có các chế phẩm bôi ngoài da khác như: Axit salicylic, dẫn xuất vitamin D, kem bôi nhựa than đá. Sử dụng chất ức chế Crisaborole được chứng minh có hiệu quả đối với vảy nến trên khuôn mặt.
Một lựa chọn điều trị khác là liệu pháp ánh sáng, hay còn gọi là quang trị liệu, có mục tiêu làm chậm sự phát triển của tế bào da.
Vảy nến ở miệng và mũi cần thường xuyên súc rửa bằng dung dịch nước muối để giảm đau. Cần dùng các kem hoặc thuốc mỡ steroid chuyên dùng cho các vùng da ẩm ướt, phối hợp corticoid hiệu lực thấp như thuốc mỡ hydrocortisone 1%.
Hãy thật cẩn thận khi điều trị bệnh vẩy nến quanh mắt. Bởi da trên mi mắt mỏng và dễ bị tổn thương. Hơn nữa vảy nến ở mắt khiến mắt bị khô, đau đớn. Thuốc kháng sinh được dùng để điều trị nhiễm trùng mắt nếu có. Thuốc chữa cho vảy nến rất nguy hiểm cho màng nhĩ. Vì vậy cần thận trọng khi dùng bất kỳ loại thuốc nào ở bên trong tai.
5. Lời khuyên để sống chung với vảy nến ở mặt
Tự chăm sóc tại nhà là điều cơ bản để sống chung với vảy nến. Các mẹo sau giúp làm dịu các vùng bị tổn thương và hỗ trợ cho quá trình điều trị vảy nến.
a. Đừng gãi
Hãy nhẹ nhàng với làn da của bạn. Chườm lạnh lên vùng da bị vảy nến cũng giúp giảm cảm giác khó chịu. Để thực hiện, bạn cần một miếng vải được làm ẩm trong nước lạnh, sau đó vắt sạch. Bạn cũng có thể dùng một túi đá nhưng không được để trực tiếp lên da, có thể gây bỏng lạnh. Dưỡng ẩm cho vùng da bị vẩy nến cũng rất hữu ích, nó không thể chữa lành bệnh nhưng giúp cân bằng độ ẩm, giảm ngứa và bong tróc, …
b. Thoa kem chống nắng mỗi ngày
Ngay cả khi không bị vảy nến, bôi kem chống nắng có tác dụng ngăn ngừa ung thư da và nếp nhăn. Người bị vẩy nến ở mặt cần tránh tiếp xúc với ánh nắng vì có thể làm bệnh nặng hơn.
c. Chọn lựa kĩ mỹ phẩm trang điểm
Nếu muốn che giấu vết vảy nến của mình, bạn cần hỏi bác sĩ về nhận được lời khuyên về loại mỹ phẩm nên dùng để che khuyết điểm. Người bệnh không nên chủ quan và dùng mỹ phẩm một cách tùy ý. Bởi nhiều sản phẩm tác động xấu đến làn da và làm giảm hiệu quả trong quá trình điều trị.
d. Kiểm soát căng thẳng
Căng thẳng là một yếu tố nguy cơ gây ra bệnh vảy nến. Có nhiều cách lành mạnh để xử lý căng thẳng, chẳng hạn như tập thể dục, thiền, dành thời gian để thư giãn và dành thời gian cho việc bạn thích. Cân bằng tốt tâm lý sẽ giúp bạn giảm thiểu những đợt bùng phát và tạo ra năng lượng tích cực trong cuộc sống.
Nếu bạn tự ý thức về bệnh vảy nến trên khuôn mặt của mình và nó đang ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, hãy cân nhắc trò chuyện với một nhà tâm lý học được cấp phép. Họ có thể xem liệu bạn có bị trầm cảm hay không và nếu có, bạn có thể điều trị. Trị liệu cũng có thể giúp bạn bắt đầu xây dựng sự tự tin để tiến về phía trước, mà không có cảm giác bị căn bệnh vảy nến kìm hãm.
Nhìn chung, vảy nến ở mặt ngoài ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nó còn đem lại cảm giác đau đớn, ngứa ngáy và dễ kích ứng. Người bệnh cần kiên trì và tin tưởng vào sự điều trị của bác sĩ để bệnh sớm thuyên giảm và sớm hòa nhập với cuộc sống. IVIE – Bác sĩ ơi hi vọng rằng các thông tin trên đây hữu ích cho người mắc bệnh vảy nến nói chung và người có vẩy nến ở mặt nói riêng.
Cẩm nang IVIE – Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!