Van điện từ là gì? Đây là câu hỏi được đặt ra khá nhiều trong các diễn dàn cơ điện, bởi tính phổ biến của van điện từ. Chúng ta có thể bắt gặp van điện từ ở mọi nơi từ các phòng xông hơi, các hệ thống xả nước tự động trong nhà vệ sinh đến các hệ thống trong các nhà máy công nghiệp. Để trả lời câu hỏi trên chúng ta cùng tìm hiểu về van điện từ qua bài viết này nhé. Nào chúng ta cùng bắt đầu.
1. Định nghĩa van điện từ là gì:
Van điện từ là một thiết bị cơ điện được sử dụng để kiểm soát dòng chảy chất lỏng hoặc khí. Van điện từ hay còn gọi là solenid valve được điều khiển bởi dòng điện 220V hoặc 24V được điều hành thông qua một cuộn dây. Khi cuộn dây được cấp điện, một từ trường được tạo ra, tạo thành lực tác động lên pít tông bên trong các cuộn dây sẽ làm pít tông di chuyển. Tùy thuộc vào thiết kế của van, pít tông tác động hoặc sẽ mở hoặc đóng van. Khi dòng điện được ngắt từ các cuộn dây, các van sẽ trở về trạng thái của nó lúc ban đầu.
Trong van solenoid trực tiếp hành động, pít tông trực tiếp mở ra và đóng một lỗ bên trong van. Trong van thí điểm hoạt động (còn gọi là servo-type), pít tông, đóng mở một lỗ thí điểm. Áp lực inletline, được dẫn qua các lỗ thí điểm, mở ra và đóng con dấu van.
Van điện từ phổ biến nhất có hai cổng: một cổng vào và một cổng ra. Thiết kế đặc biệt, cao cấp có thể có ba hoặc nhiều cổng. Một số mẫu thiết kế sử dụng một thiết kế đa dạng kiểu.
Van điện từ làm cho tự động hóa các kiểm soát chất lỏng và khí có thể.
Van điện từ sẽ giúp hệ thống hoạt động nhanh, độ tin cậy cao, tuổi thọ cao đặc biệt là thiết kế của nó rất nhỏ gọn.
Van điện từ là gì?
2 . Cấu tạo của van điện từ
Mỗi loại vân điện từ đều có thiết kế và cấu tạo khác nhau, nhưng chúng cũng có những điểm chung là được cấu tạo từ các thành phần riêng lẻ rồi được lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh, các thành phần này bao gồm:
1. Thân van: bằng đồng hoặc inox
2. Môi chất: Chất lỏng (nước, dầu) hoặc khí ( khí nén, gas, v,v)
3. Ống rỗng ( Chưa có lưu chất qua)
4. Vỏ ngoài cuộn hít ( Bảo vệ cuộn điện)
5. Cuộn từ ( Cuộn dây sinh từ)
6. Dây điện kết nối với nguồn điện bên ngoài
7. Trục van làm kín ( trạng thái bình thường lò xo 8 sẽ tác động ép kín, giúp van ở trạng thái thường đóng)
8. Lò xo
9. Khe hở giúp lưu chất đi qua
Cấu tạo van điện từ
3. Phân loại van điện từ:
Như chúng ta đã biết van điện từ có rất nhiều loại khác nhau về, hoạt động, chức năng, vật liệu chế tạo, điện áp… Mỗi lại van điện từ đều phục vụ cho các ứng dụng khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng. Chúng ta có thể phân thành các loại van điện từ cơ bản như sau:
a. Phân loại theo chức năng: có 2 loại van điện từ
Van điện từ thường đóng
Là van điện từ mà ở trạng thái chưa cấp điện thì van sẽ luôn đóng, khi cần van mở thì chúng ta phải cấp điện cho van, khi đó van sẽ sinh ra lực từ trường từ cuộn hút ( cuộn điện) và sẽ làm cho van trở về trạng thái mở, để duy trì mở thì chúng ta cũng phải duy trì nguồn điện cấp vào. Khi chúng ta muốn đóng van thì ngưng cấp điện thì van sẽ tự động trở về trạng thái ban đầu của van ( tức là trạng thái đóng)
Van điện từ thường đóng là loại van rất thông dụng trên thị trường, và đại đa số người ta thường sử dụng van này. Vì thực tế chúng ta cũng thấy rằng không chỉ van điện từ nói riêng mà các loại van cơ thông thường khác cũng thế thường ở vị trí thường đóng, thường khóa, thời gian chúng ở trạng thái này nhiều hơn rất nhiều so với thời gian chúng ở trạng thái mở
Vậy van điện từ thường đóng có những nhãn hiệu gì:
Rất nhiều hãng sản xuất loại van này: Unid, Round star, TPC, SMC, Danfoss, ODE, v,v…
- Vật liệu: Đồng, inox, nhựa
- Gioăng làm kín: EPDM, NBR, Teflon, Vitton
- Dải kích thước: 15A đến 150A
- Môi trường sử dụng: Nước, khí nén, dầu, gas
- Điện áp: 24V. 220V, 110V
- Áp lực: PN10 ( 10kgf/cm2), PN16, PN25
- Xuất sứ: Đài Loan, Hàn Quốc (Korea), ITALY
Xem thêm [/col] [/row]
Van điện từ thường đóng và thường mở
Van điện từ thường mở:
Là van điện từ mà ở trạng thái chưa cấp điện thì van luôn luôn mở, khi cần đóng lại thì chúng ta cấp điện cho van, khi đó van sẽ sinh ra từ trường đẩy trục làm kín đang ở xa vị trí làm kín tiến đến vị trí làm kín và giúp van đóng lại.
Van điện từ thường mở rất hiếm trên thị trường do nhu cầu sử dụng rất ít, nếu có trường hợp bất đắc dĩ do thiết kế mới cần phải sử dụng tới van thường mở này. Hiện nay hãng duy nhất có mặt tại Việt Nam có dòng van thường mở này là hãng: ODE – ITALY ( Sản phẩm này chúng tôi đang là nhà cung cấp)
b. Phân loại theo vật liệu chế tạo van
– Van điện từ đồng : Unid, TPC, STNC, Round Star v.v.
Đây là loại van phổ biến nhất và cũng thông dụng nhất, dải sản phẩm cũng đa dạng và đa số các hãng đều có dòng sản phẩm này
Van dùng cho nhiều môi trường khác nhau, phổ biến là môi trường nước, khí nén, hơi
– Van điện từ inox : Unid, STNC, Round Star
Thường được sử dụng cho môi trường có tính đặc trưng cao: nước thải, nước có hóa chất, v.v.
– Van điện từ nhựa: K-rain
Loại van này thường được dùng cho môi trường bên ngoài không khí, chịu ăn mòn cao, hoặc dùng cho nước thải, nước có hóa chất
c. Phân loại theo điện áp
Van điện từ 220V, 24V – AC/DC
Trên thị trường hiện nay có 3 loại van điện từ sử dụng các điện áp khác nhau:
– Điện áp 24 V : Loại điện áp này khi sử dụng sẽ an toàn cho người vận hành
– Điện áp 220V: Điện áp này phổ biến ở Việt Nam do nguồn điện cung cấp tiện lợi, và việc sử dụng nó ở nhiều vị trí, địa điểm khác nhau
– Điện áp 110V: ít được sử dụng, và cũng rất ít sản phẩm này trên thị trường
d. Phân loại theo Kiểu lắp:
– Kiểu lắp ren – rắc co: Phổ biến nhất thường dùng cho các size bé: từ DN10 ( Ống D13mm) đến DN50 ( Ống D60mm)
– Kiểu lắp bích : Thường ít người dùng, thường dùng cho các size lớn từ DN50 trở lên đến DN150. Những size lớn hơn nữa thường người ta sẽ sử dụng van bướm điều khiển điện
4. Nguyên lý hoạt động
Vì van điện từ có nhiều loại nhiều thiết kế, cũng như nhiều kiểu hoạt động khác nhau như: van điện từ thường đóng, van điện từ thường mở, van hoạt động giá tiếp, van hoạt động trực tiếp ….
Vì vậy chúng tôi không thể trình bày hết được nguyên lý hoạt động của từng loại van điện từ trong bài này. Ở đây chúng ta chỉ tìm hiểu về hoạt động cơ bản của loại van này.
Khi cung cấp dòng điện 24v, 220v… cho van thì cuộn dây điện từ sẽ sinh ra từ trường tạo thành 1 nam châm điện, hút lõi từ gắn với màng van đi lên, mở hoàn toàn lỗ thoát, lúc này lưu chất chảy tự do qua van.
Khi ngắt nguồn điện từ trường biến mất không còn lực hút, Lực đàn hồi của lò xo trên đầu đẩy lõi từ và màng van bịt kín lỗ thoát không cho cho lưu chất chảy qua van.
Để hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động, chúng ta có thể xem vi deo dưới đây:
5. Ưu điểm và nhược điểm của van điện từ
Ưu điểm
Van điện từ đã trải qua một quá trình không ngừng phát triển để cải các chức năng. Quá trình này đã tạo ra một loại van an toàn và hiệu quả.
Van điện từ là một lựa chọn cực kỳ linh hoạt, đặc biệt là trong các hệ thống tự động, Thời gian đóng và mở của van điện từ làm cho nó trở thành giải pháp lý tưởng cho nhiều ứng dụng mà tốc độ là một yếu tố quan trọng. Dưới đây là một số ưu điểm chính của van điện từ:
- Mức độ tiêu tốn điện năng thấp thấp
- Điều hành từ xa
- Tiết kiệm chi phí để bảo trì và bảo dưỡng
- Tương thích với điện áp AC và DC
- Thời gian đóng mở cực nhanh
- Có khả năng hoạt động trong nhiệt độ khắc nghiệt
- Các ứng dụng van điện từ là vô cùng đa dạng, nhờ vào tính linh hoạt của chúng.
Nhược điểm
Những nhược điểm rõ ràng nhất của van điện từ liên quan đến đến sự ổn định của nguồn điện. Nếu nguồn cấp điện áp không ổn định, từ trường có thể bị ảnh hưởng và do đó van sẽ không hoạt động tốt.
Điện áp không ổn định cũng có thể ảnh hưởng đến cuộn dây điện từ, dẫn đến hư hỏng nhanh hơn và cần phải thay thế. Một số nhược điểm phổ biến nhất của van điện từ là:
- Cuộn dây điện từ dễ bị hư hỏng phải kiểm tra và thay thế thường xuyên.
- Sự cần thiết phải duy trì tín hiệu điều khiển trong quá trình hoạt động của van điện từ.
- Nhạy cảm với sự dao động hoặc thay đổi điện áp.
- Từ trường có thể ảnh hưởng đến các thiết bị xung quanh.
cuộn dây điện từ dễ bị chập cháy
6. Ứng dụng của van điện từ
Ngày nay công nghệ rất được ứng dụng rộng rãi cho rất nhiều lĩnh vực cũng như cho cả lĩnh vực dân dụng vì vậy van điện từ được sử dụng khá nhiều nơi, chúng ta có thể biết đến nó được sử dụng để tưới cây, tưới sân vườn, đôi khi còn được lắp trong cả máy giặt quần áo, hay sử dụng bơm nước sinh hoạt, cấp thoát nước cho những nhà máy, v.v..
Van điện từ thường được thấy trong các ứng dụng ngành nước và trong công nghiệp. Các ứng dụng van điện từ phổ biến bao gồm các đơn vị làm lạnh và điều hòa không khí, xe cộ, các hệ thống thủy lực và khí nén.
Trên đây là toàn bộ bài viết giới thiệu về van điện từ là gì?. Bài viết được thực hiện bởi đội ngũ biên tập nội dung công ty THP. Mọi ý kiến đóng góp của Quý khách hàng xin gửi về hòm thư công ty. Xin trân thành cảm ơn !
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!