Nhiễm trùng giun sán là tình trạng xảy ra phổ biến ở mỗi người. Theo thời gian cùng chế độ ăn uống sinh hoạt, giun có thể xuất hiện nhiều hơn và lúc này bạn cần phải thực hiện tẩy giun định kỳ. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc rằng nếu như đang có kinh nguyệt có tẩy giun được không? Có ảnh hưởng gì tới sức khỏe hay không? Để giải đáp những thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin chia sẻ có trong nội dung bài viết dưới đây.
Đôi nét cơ bản về các loại giun
Giun sán là thuật ngữ chung và khái quát chỉ về những sinh vật có cấu tạo đa bào lớn. Theo năm tháng chúng có thể phát triển lớn dần, nhìn thấy bằng mắt thường; chúng có lối sống ký sinh trùng trong cơ thể người, động vật.
Theo chuyên gia, giun sán có thể ký sinh ở nhiều vị trí trong cơ thể, chủ yếu là đường ruột. Có nhiều loại giun sán khác nhau, chúng có đặc điểm khác nhau và sự nhạy cảm với các loại thuốc cũng có sự khác nhau. Dưới đây là một số loại giun phổ biến thường gặp, chúng ký sinh ở người, như sau:
– Giun đũa: Đây là loại giun có kích thước lớn, khi chúng trưởng thành có thể lên tới 20 cm. Đặc biệt chúng có khả năng sinh sản rất tốt, đẻ khoảng 200 ngàn trứng mỗi ngày. Thông thường những người sinh sống khu vực nông thôn có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn khu vực thành thị và trẻ em có nguy cơ cao mắc bệnh hơn người lớn.
– Giun móc: giun này ký sinh trùng ở người, loại giun này có kích thước chỉ khoảng 10mm nhưng nó có thể đẻ trứng khoảng 10-25 ngàn trứng/ngày.
– Giun tóc: Giun tóc khá phổ biến ký sinh ở người, chúng thường có màu màu hồng nhạt, hoặc trắng sữa. Giun cái dài khoảng 30-50 mm, giun đực dài khoảng 30-45 mm. Loại giun này sinh trưởng nhanh, với giu trưởng thành có thể đẻ đến 2 ngàn trứng/ngày và có vòng đời từ 5-6 năm nếu không được điều trị.
– Giun kim: Giun kim phổ biến ký sinh ở người, chúng nhỏ hơn các loại giun khác, đặc điểm có đuôi dài và nhọn. Giun kim có khả năng đẻ 4 ngàn – 16 ngàn trứng, tuy nhiên với loại giun này sau khi đẻ trứng giun teo lại và chết.
Nguyên nhân nhiễm giun ở người
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhiễm giun ở người kể cả trẻ em và người lớn. Trong đó có những nguyên nhân điển hình dưới đây:
– Nước ta nằm trong nền khí hậu nhiệt đới ẩm, thuận lợi cho giun sản phát triển
– Thói quen vệ sinh kém như: không cắt móng tay, mút tay, không rửa tay sau khi đi vệ sinh….
– Nguồn nước vệ sinh không đảm bảo sạch sẽ, thói quen ẩm thực ăn hàng quán lề đường, không rõ nguồn gốc, thực phẩm không đảm bảo, sử dụng rau sống, đồ ăn chưa chín….
– Thói quen đi bộ bằng chân đất cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho ấu trùng giun có thể xâm nhập vào cơ thể qua da.
Những dấu hiệu nhiễm giun thường gặp
Thông thường trong cơ thể người có chứa giun. Nếu như số lượng giun ít chỉ một vài con thì hầu như không gây ra hiện tượng bất thường khiến bạn khó có thể nhận biết. Tuy nhiên, nếu như nhiễm giun số lượng nhiều một cách quá mức sẽ xuất hiện những triệu chứng nhiễm trùng điển hình, cụ thể như sau:
- Người nhiễm trùng giun thường có biểu hiện đau bụng, cơn đau tập trung nhiều ở phần rốn. Bệnh nhân có biểu hiện gầy yếu, có thể nôn ói, cơ thể mệt mỏi và đi đại tiện ra giun. Đau bụng do nhiễm giun thường tái đi tái lại nhiều lần; cơn đau âm ỉ khó chịu diễn ra thường xuyên.
- Đối với những trường hợp bị nhiễm giun kim thường, bệnh nhân thường có biểu hiện bị ngứa ở vùng hậu môn về đêm; thậm chí có những trường hợp nhiều giun có thể chui ra từ hậu môn;
- Người bệnh có biểu hiện rối loạn đường tiêu hóa ở mức độ nhẹ đến nghiêm trọng tùy vào lượng giun nhiều hay ít
- Trẻ nhiễm giun thường biếng ăn, khó chịu, đau bụng, hay quấy khóc và khó ngủ về đêm;
- Biểu hiện khó tăng cân, cơ thể gầy yếu….
Tác hại nhiễm giun như thế nào?
Nhiễm giun thường gặp, nếu như không tẩy giun thường xuyên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống đường tiêu hóa của bạn. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc hấp thu các dưỡng chất nuôi dưỡng cơ thể. Một số hậu quả mà nhiễm giun gây ra cho sức khỏe, có thể kể đến như:
– Giun ăn chất dinh dưỡng khi thức ăn nạp vào cơ thể, giun có thể làm ảnh hưởng gây mất chất sắt.
– Một số loại giun còn có thể dẫn tới biến chứng mất máu đường ruột mãn tính.Thậm chí dẫn tới tình trạng thiếu máu trầm trọng hơn.
– Một số trường hợp nhiễm giun có thể dẫn tới rối loạn hệ tiêu hóa, tiêu chảy, kiết lỵ thường xuyên xảy ra.
Và để phòng tránh tình trạng giun sán ở người, hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó phổ biến hiện nay mọi người thường lựa chọn tẩy giun với nhiều loại thuốc khác nhau mang lại nhiều hiệu quả.
Vậy, đối với trường hợp đang có kinh nguyệt có tẩy giun được không?
Nhiều chị em phụ nữ gặp phải tình trạng nhiễm giun và muốn tẩy giun hoặc tẩy giun định kỳ hàng năm. Tuy nhiên, nhiều chị em còn khá băn khoăn, lo lắng không biết nếu như đang có kinh nguyệt có tẩy giun được không? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay khả năng sinh sản hay không?
Với vấn đề này, chuyên gia giải đáp thuốc tẩy giun chỉ tác động lên hệ tiêu hóa và giun sán. Nó có thể làm tê liệt các hoạt động của giun đồng thời đào thải giun ra khỏi cơ thể. Vì thế, thuốc tẩy giun sẽ không làm ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt và bạn hoàn toàn có thể tẩy giun khi đang có kinh. Vì thế, chị em không nên quá lo lắng về điều này, hãy tẩy giun định kỳ để đạt được hiệu quả cao nhất.
Tần suất tẩy giun hợp lý
Tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo tẩy giun là biện pháp dự phòng quan trọng và cần thiết được thực hiện thường xuyên. Đặc biệt cần thực hiện và chú trọng hơn đối với nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh; bên cạnh các biện pháp vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh cá nhân.
Thuốc tẩy giun thuộc nhóm thuốc bao gồm hoạt chất có tác dụng tiêu diệt những loại giun, sán ký sinh trong đường ruột. Cơ chế hoạt động phổ biến của thuốc là ngăn cho giun sán sử dụng nguồn chất dinh dưỡng gây chết hoặc làm tê liệt chúng và từ từ đào thải ra khỏi cơ thể một cách an toàn nhất.
– Đối tượng cần tẩy giun định kỳ: mọi lứa tuổi từ 12 tháng tuổi trở lên
– Chống chỉ định của tẩy giun:
– Người đang mắc các bệnh cấp tính, biểu hiện toàn thân sốt > 38,5° C
– Có tiền sử dị ứng với bất kỳ các thành phần của thuốc tẩy giun
– Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy có thể kết luận và khẳng định, đối với phụ nữ đang có kinh nguyệt hoàn toàn có thể tẩy giun được mà không cần lo lắng bất kỳ điều gì.
Chú ý: đối với nhóm trẻ em và người lớn sẽ có những loại thuốc tẩy giun khác nhau. Chính vì thế, tùy vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe mà bác sĩ có chỉ định sử dụng những loại thuốc tẩy giun phù hợp nhất.
Tham khảo thêm nhiều kiến thức khác liên quan đến kinh nguyệt:
- + Có kinh nguyệt ăn dưa hấu được không?
- + Bị kinh nguyệt có nên ăn kem không?
Một số thắc mắc về tẩy giun – có thể bạn chưa biết
Ngoài băn khoăn về thuốc tẩy giun có dùng khi đang có kinh nguyệt hay không, nhiều người có những câu hỏi xung quanh vấn đề tẩy giun, phổ biến như sau:
Nên tẩy giun vào thời điểm nào thích hợp nhất?
Hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại đã cho ra đời rất nhiều loại thuốc tẩy giun khác nhau, chỉ định liều dùng cũng như cách thức sử dụng khác nhau. Theo đó, bạn chỉ cần dùng đúng hướng dẫn, có thể dùng thuốc tẩy giun vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày ngay sau khi ăn. Và thời điểm tốt nhất được khuyến cáo đó là sau bữa ăn khoảng 2h đồng hồ.
Uống thuốc tẩy giun bao lâu sẽ phát huy tác dụng?
Theo chuyên gia y tế, tùy vào thể trạng từng người mà thuốc tẩy giun có thể phát huy tác dụng khác nhau. Tuy nhiên, thông thường từ khi uống thuốc tẩy giun từ vài tiếng đến vài ngày bạn sẽ có triệu chứng muốn đi đại tiện để tống giun sán ra ngoài theo đường hậu môn.
Đối với trước đây, giun có thể còn nguyên trong phân và bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường.Tuy nhiên, ngày nay thuốc tẩy giun được cải tiến rất nhiều, thường giun sẽ tự tiêu trước khi đào thải ra môi trường bên ngoài. Do vậy bạn sẽ không nhìn thấy sự xuất hiện của giun nữa. Điều này khiến nhiều người lầm tưởng thuốc tẩy giun chưa phát huy tác dụng.
Một số tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc tẩy giun
Bất kỳ loại thuốc tây nào khi sử dụng cũng có thể dẫn tới một số tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra và thuốc tẩy giun cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ phổ biến thường gặp khi dùng thuốc tẩy giun thường chỉ dừng lại ở mức độ nhẹ, có thể kể đến như:
– Biểu hiện khó chịu vùng dạ dàng
– Biểu hiện đầy hơi
– Người bệnh cảm giác buồn nôn và có thể tiêu chảy
Một số biện pháp chủ động phòng ngừa bệnh
Đối với tình trạng nhiễm giun sán khá phổ biến. Để phòng tránh căn bệnh này hiệu quả hơn, bạn cần nghiêm túc thực hiện:
– Ăn chín, uống sôi, nếu là trái cây tươi sống cần phải xử lý sạch, an toàn trước khi sử dụng
– Luôn luôn giữ môi trường sống sạch sẽ, tránh để tình trạng ẩm ướt trong khu vực sinh sống
– Cần thiết phải giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh thân thể một cách tốt nhất.
– Tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
– Sử dụng nguồn nước sạch, thường xuyên cắt móng tay, vệ sinh vùng sinh dục và hậu môn hàng ngày sạch sẽ.
– Thường xuyên tẩy giun định kỳ 1 lần/năm để loại bỏ giun sán khỏi cơ thể.
Trên đây là những thông tin chia sẻ giải đáp thắc mắc đang có kinh nguyệt có tẩy giun được không. 1trieuview.com mong chia sẻ từ bài viết hữu ích cho bạn.
Chúc bạn sức khỏe.
Bài viết có tham khảo tài liệu tại:
+ Các loại giun có thể ký sinh trong cơ thể người https://www.vinmec.com/vi/tieu-hoa-gan-mat/thong-tin-suc-khoe/cac-loai-giun-co-the-ky-sinh-trong-co-the-nguoi/ Truy cập ngày 29/3/2022
+ Tẩy giun vào thời điểm nào là tốt nhất? https://suckhoedoisong.vn/tay-giun-vao-thoi-diem-nao-la-tot-nhat-16976204.htm Truy cập ngày 29/3/2022
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!