Uống thuốc giảm mỡ máu có giảm cân không

Thông tin uống thuốc mỡ máu giảm cân khiến những người đang dùng thuốc hoang mang và lo lắng cho sức khỏe của mình. Một số người cả tin thì lại tự mua thuốc về uống với hy vọng có thể kiểm soát cân nặng nhanh chóng. Vậy, uống thuốc giảm mỡ máu có giảm cân không? Bạn hãy theo dõi nội dung dưới đây để tìm được đáp án.

Thuốc giảm mỡ máu là gì?

Thuốc giảm mỡ máu (hay thuốc hạ lipid máu) là những thuốc có tác dụng kiểm các soát các chỉ số chất béo trong máu như: cholesterol toàn phần, triglyceride, LDL-cholesterol và HDL-cholesterol ở mức an toàn.

Thuốc giảm mỡ máu là gì? 1
Thuốc giảm mỡ máu có khả năng kiểm soát cholesterol trong máu

Thuốc hạ mỡ máu thường được chỉ định cho những người bị rối loạn lipid máu hoặc có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, bệnh mạch vành, đái tháo đường…

Tùy vào tình trạng sức khỏe, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm mỡ máu thuộc các nhóm khác nhau, gồm:

  • Renins: Thường gặp như: cholestyramine (questran), colestipol (colestid)… Thuốc làm giảm mỡ máu bằng cách tăng chuyển hóa từ cholesterol sang acid mật, làm giảm cholesterol dự trữ trong gan và làm tăng hoạt tính của thụ thể LDL của gan.
  • Nicotinic acid (niacin): Có bản chất là vitamin B3 được bào chế ở hàm lượng phù hợp. Thuốc ngăn cản hoạt động sản xuất lipoprotein của gan, từ đó làm giảm LDL-C tới 25% và tăng HDL-C từ 15 – 35%.
  • Statin: Phổ biến như: simvastatin (zocor), pravastatin, lovastatin, fluvastatin, atorvastatin (lipitor). Thuốc có tác dụng ức chế men HMG-CoA reductase, từ đó ngăn cản gan tổng hợp cholesterol, tăng hoạt hóa thụ thể LDL dẫn đến làm giảm LDL-C trong máu.
  • Dẫn xuất fibrat (acid fibric): Bao gồm các thuốc: gemfibrozil (lopid), bezafibrate (benzalip) và fenofibrat (lipanthyl, tricor). Nhóm thuốc này làm giảm lipid máu bằng cách ức chế tổng hợp cholesterol ở gan, từ đó làm giảm lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) và rất thấp (VLDL) và làm tăng lipoprotein tỷ trọng cao (HDL).

☛ Chi tiết hơn trong bài: Máu nhiễm mỡ uống thuốc gì?

Uống thuốc giảm mỡ máu có giảm cân không?

Các bác sĩ cho biết, thuốc mỡ máu có thể gây giảm cân do tác dụng phụ của thuốc trên hệ tiêu hóa. Thường gặp nhất là gây rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng: khó tiêu, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy, đau bụng,… Những tác động này khiến người bệnh chán ăn, ăn không ngon nên sẽ tự giảm khẩu phần ăn. Mặt khác, thuốc cũng làm giảm hấp thu, giảm chuyển hóa dinh dưỡng dẫn đến giảm cân.

Uống thuốc giảm mỡ máu có giảm cân không? 1
Thuốc giảm mỡ máu có thể gây giảm cân

Ngoài tác dụng phụ lên cân nặng, thuốc giảm mỡ máu còn có thể gây tác dụng phụ trên các cơ quan khác của cơ thể.

Rối loạn chức năng gan

Thuốc giảm mỡ máu có thể gây rối loạn chức năng gan, tăng men gan dẫn đến hoại tử thế bào gan. Đặc biệt, khi men gan SGOT/SGPT tăng lên gấp 3 lần bình thường, người bệnh sẽ buộc phải dừng thuốc nếu không muốn gặp nguy hiểm. Đây cũng là lý do mà những người bị viêm gan hoặc men gan tăng cao không được sử dụng thuốc hạ mỡ máu.

Rối loạn chức năng gan 1
Thuốc hạ mỡ máu có thể làm suy giảm chức năng gan

Dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp phải tác dụng này gồm có: mệt mỏi, chán ăn, đau bụng trên, vàng mắt, vàng da, nước tiểu sẫm màu,…

Viêm gân

Một nghiên cứu tại đại học Rouen (Pháp) cho thấy, các trường hợp tổn thương gân chiếm đến 57% trong số những người bị tác dụng phụ do nhóm thuốc statin. Những tổn thương này thường xuất hiện trong vòng một năm sau khi sử dụng thuốc.

Viêm gân 1
Nhiều người bệnh bị viêm gân sau khi sử dụng thuốc giảm mỡ máu

Khi gặp phải tác dụng phụ này, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng: sưng, nóng đỏ, đau tập trung tại vùng gân, đặc biệt là vị trí gân gót Achilles. Cơn đau âm ỉ và tăng dần theo thời gian dùng thuốc. Nếu ngưng dùng thuốc, triệu chứng này cũng dần biến mất.

Tiêu cơ vân (rhabdomyolysis)

Là tác dụng phụ nguy hiểm do nhóm thuốc statin gây nên. Tiêu cơ vân là tình trạng tế bào cơ vân bị phân hủy và giải phóng ra các myoglobin. Chất này được bài tiết qua nước tiểu và là nguyên nhân gây nghẽn và suy thận. Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Tiêu cơ vân (rhabdomyolysis) 1
Tiêu cơ vân là tác dụng phụ nguy hiểm do thuốc hạ mỡ máu gây ra

Tiêu cơ vân có thể được nhận biết thông qua các triệu chứng: đau nhức bắp thịt, cơ bắp yếu, co cơ, nước tiểu đỏ,…

☛ Tham khảo thêm: Các tác dụng phụ của thuốc giảm mỡ máu

Hướng dẫn uống thuốc giảm mỡ máu an toàn hiệu quả

Thuốc giảm mỡ máu thuộc nhóm thuốc kê đơn nên chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Để thuốc phát huy được hiệu quả tối đa, người bệnh cần chọn đúng thuốc, uống đúng cách.

Hướng dẫn uống thuốc giảm mỡ máu an toàn hiệu quả 1
Người bệnh cần tuân thủ chỉ dẫn dùng thuốc để tránh gặp phải tác dụng phụ

Dưới đây là một số hướng dẫn để bạn có thể sử dụng thuốc mỡ máu một cách an toàn, hiệu quả:

  • Dùng đúng thuốc: Người bệnh cần mua đúng tên thuốc, đúng hàm lượng được bác sĩ kê trong đơn. Trường hợp không mua được đúng thuốc đó hoặc dược sĩ tư vấn một loại thuốc tương tự, bạn cần thông báo cho bác sĩ biết trước khi sử dụng.
  • Đúng liều lượng: Giúp thuốc phát huy được tối đa tác dụng. Việc tự ý giảm liều có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Ngược lại, việc tăng liều khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ có thể khiến bạn gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Đúng thời gian: Được quyết định dựa trên: nhóm thuốc, hoạt chất và các thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng. Bác sĩ sẽ cân nhắc lợi ích để chỉ định thời điểm uống thuốc giảm mỡ máu cũng như các loại thuốc khác. Bạn cần thực hiện đúng hướng dẫn để thuốc phát huy tối đa tác dụng và tránh tình trạng tương tác thuốc.
  • Không tự ý phối hợp thuốc khác: Do các thuốc có thể tương tác dẫn đến tăng hoặc giảm tác dụng của thuốc, tăng tác dụng phụ. Ví dụ như các thuốc: clarithromycin, amiodarone, itraconazole, … có thể tương tác với nhóm statin làm tăng nguy cơ tác dụng phụ. Vì vậy, nếu muốn dùng thêm thuốc nào đó, bạn hãy xin ý kiến của bác sĩ.

Fremo – Thảo dược an toàn cho bệnh nhân mỡ máu

Để giúp người bệnh mỡ máu thoát khỏi nỗi lo về tác dụng phụ của các loại thuốc, các nhà khoa học tại Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công công thức thảo dược giúp kiểm soát mỡ máu hiệu quả, gồm: cây xạ đen, giảo cổ lam và cây bụp giấm.

Fremo - Thảo dược an toàn cho bệnh nhân mỡ máu 1
Công thức thảo dược giảm mỡ máu được nghiên cứu thành công

Từ công bố của PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự, chế phẩm từ 3 loại thảo dược trên có tác dụng: giảm 41,37% cholesterol toàn phần, giảm 41,63% Triglycerid , giảm 27,77% LDL và làm tăng 9.87% HDL. Kết quả này cho thấy, thảo dược cũng có thể kiểm soát tốt mỡ máu, phòng ngừa các bệnh tim mạch hiệu quả mà không gây tác dụng phụ.

Fremo - Thảo dược an toàn cho bệnh nhân mỡ máu 2
Kết quả nghiên cứu chứng minh hiệu quả giảm mỡ máu của công thức thảo dược

Sau nghiên cứu này, công thức thảo dược của Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam được tiếp tục phát triển và ứng dụng trong sản phẩm FREMO. FREMO kế thừa hoàn toàn những ưu điểm của công thức gốc như: hiệu quả tương đương với các thuốc điều trị mỡ máu phổ thông, an toàn khi sử dụng lâu dài và không gây tác dụng phụ.

Fremo - Thảo dược an toàn cho bệnh nhân mỡ máu 3
FREMO là sản phẩm được phát triển từ nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam

Bên cạnh đó, sản phẩm FREMO còn được kết hợp thêm một số thảo dược để tăng khả năng hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu. Những công dụng của FREMO đối với bệnh nhân mỡ máu gồm:

  • Giảm chỉ số mỡ máu: Nhờ khả năng ức chế quá trình tổng hợp lipid và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể. Nhờ đó, sản phẩm làm giảm Cholesterol, Triglycerid, LDL và tăng HDL, đưa chỉ số mỡ máu về ngưỡng an toàn.
  • Phòng biến chứng: FREMO giúp ngăn cản sự tích tụ cholesterol tạo thành các mảng xơ vữa trong lòng mạch. Nhờ đó, sản phẩm giúp phòng ngừa biến chứng tim mạch, tai biến và đột quỵ ở người bệnh mỡ máu.

BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà

Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY

Trên đây là nội dung giải đáp cho câu hỏi: Uống thuốc giảm mỡ máu có giảm cân không?. Hy vọng bài viết có thể giải đáp hoàn toàn vướng mắc và giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích trong lựa chọn và sử dụng thuốc giảm mỡ máu.

Tài liệu tham khảo: