Đối với những mẹ đã quen với bình trữ sữa, túi trữ sữa thì việc sử dụng và vệ sinh dụng cụ trữ sữa đúng cách và an toàn là rất dễ dàng. Tuy nhiên với các mẹ lần đầu tìm hiểu hoặc sử dụng các dụng cụ này có thể sẽ lúng túng trong việc vệ sinh, tiệt trùng, sắp xếp khi bảo quản trong tủ đông. Mẹ đừng lo, bài viết này sẽ hướng dẫn mẹ các kiến thức cơ bản như có phải rửa túi trữ sữa trước khi dùng không? Túi trữ sữa có tái sử dụng được không?Có nên đổ đầy sữa vào túi trữ không?
1. Có phải rửa túi trữ sữa trước khi dùng không?
Câu trả lời là không cần rửa túi trữ sữa trước khi dùng vì túi trữ sữa được sản xuất trong môi trường an toàn, tiệt trùng, trước khi đóng hộp đã được tiệt trùng, khử khuẩn bằng công nghệ tia gamma. Vậy nên mẹ có thể lấy trực tiếp túi từ trong hộp đóng sẵn ra để sử dụng mà không cần rửa bằng nước rửa bình hay tiệt trùng như bình trữ sữa.
Có 1 lưu ý nhỏ là mẹ cần rửa sạch tay trước khi cầm vào túi trữ sữa để tránh vi khuẩn từ tay mẹ bám vào bề mặt túi
2. Hướng dẫn sử dụng túi trữ sữa đúng cách
Để chuyển sữa từ bình trữ vào túi trữ sữa và bắt đầu quá trình bảo quản sữa mẹ, mẹ cần làm theo các bước sau nhé!
– Bước 1: Rửa sạch tay
– Bước 2: Lấy túi trữ sữa trong hộp, dùng ngón trỏ và ngón cái tác động vào 2 bên rìa túi để túi mở miệng, tay còn lại nới rộng chân túi sao cho túi có thể đứng vững chắc trên bề mặt phẳng. Tuyệt đối không dùng miệng thổi vào túi để tạo độ phồng
– Bước 3: 1 tay giữ lỏng túi trữ sữa, 1 tay đổ sữa từ bình trữ vào miệng túi. Lưu ý, đổ sữa đủ cho 1 cữ bú của con, 1 ngày hoặc cùng lắm đến vạch chia tối đa, không đổ đầy đến mép khóa zip vì như vậy rất khó đóng khóa, túi sữa dễ bị bật miệng, chảy sữa ra ngoài
– Bước 4: Dùng tay đẩy không khí trên miệng túi ra ngoài sau đó dùng 2 ngón tay miết chặt miệng khóa zip để khóa túi lại
– Bước 5: Đặt túi trữ sữa nằm trên mặt phẳng, thu hẹp chân túi lại 1 chút sau đó dùng bút lông viết lên bề mặt túi trữ sữa ngày tháng năm bảo quản sữa
– Bước 6: Cho các túi trữ sữa đã được niêm phong, ghi chú thời gian vào 1 chiếc khay phù hợp. Lưu ý, dựng thẳng túi trữ sữa để ít bị dính lại trong thời gian bảo quản. Khi sắp xếp vào tủ đông, đảm bảo các túi bảo quản trước để ngoài cùng cho bé dùng trước.
3. Một số điều lưu ý khi sử dụng túi trữ sữa mẹ không được quên
– Luôn chừa lại ít nhất 2,5cm khoảng cách từ khóa zip đến bề mặt sữa trong túi, điều này giúp túi sữa không bị quá đầy, dễ bị thủng hoặc tràn sữa ra ngoài
– Tùy theo lượng sữa con dùng mà mẹ mua loại túi trữ sữa có dung tích phù hợp. Hiện tại có các loại túi trữ sữa dung tích: 120ml – 250ml
– Chứa sữa đủ ăn cho bé trong 1 cữ bú, 1 ngày ăn hoặc bằng vạch chia sữa tối đa của túi. Tuyệt đối không nên đổ sữa mới vào túi trữ sữa cũ
– Trước khi sử dụng sữa cho con, mẹ cần rã đông sữa từ tối hôm trước bằng cách chuyển túi trữ sữa từ ngăn sữa trữ đông qua ngăn mát tủ lạnh. Tuyệt đối không rã đông cấp tốc bằng lò vi sóng hoặc nước nóng
– Khi cần dùng sữa, cho túi trữ sữa đã rã đông ngâm trong nước ấm hoặc hâm trong máy hâm sữa. Tuyệt đối không dùng lò vi sóng để làm ấm sữa vì hầu hết các loại túi trữ sữa đều chịu được nhiệt tối đa khoảng 80 độ C, nếu mẹ cho vào lò vi sóng có thể sẽ làm túi bị biến chất, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe
– Túi trữ sữa đã chuyển xuống ngăn mát để rã đông sẽ chỉ dùng được trong khoảng 24h và không thể trữ đông lại
– Không cho con bú trực tiếp trên túi trữ sữa, ngay cả khi bé đã lớn
– Túi trữ sữa đã đựng sữa không nên tái sử dụng để đựng sữa cho lần tới ngay cả khi mẹ đã rửa sạch bằng nước rửa bình và tiệt trùng cẩn thận
– Nếu trữ sữa trong túi và để ở nhiệt độ phòng thì chỉ sử dụng được trong 4 tiếng, quá 4 tiếng cần bỏ sữa vì vi khuẩn có thể đã xâm nhập vào sữa mẹ rồi
Trên đây là hướng dẫn mẹ sử dụng túi trữ sữa đúng cách và giải đáp thắc mắc túi trữ sữa mua về có cần rửa mẹ nên nhớ khi sử dụng sản phẩm này. Mayvatsuame.com chúc mẹ sẽ có 1 tủ “chiến lợi phẩm” đủ để con bú mà không cần đến sữa ngoài mẹ nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!