Đổ ghèn thì phổ biến ở trẻ sơ sinh và thường do ống tuyến lệ bị tắc không gây biến chứng viêm. Trường hợp này chúng ta có thể điều trị cho trẻ ở nhà.
Tuy nhiên, ghèn xuất hiện cùng với các triệu chứng khác ở mắt, chẳng hạn như đỏ, sưng hoặc đau, có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc một bệnh lý về mắt khác. Khi trẻ sơ sinh với những triệu chứng này sẽ cần đi khám bác sĩ.
Trẻ đổ ghèn có bình thường hay không?
Đổ ghèn mắt ở trẻ sơ sinh là phổ biến và hiếm khi là một vấn đề lo ngại. Một nguyên nhân phổ biến của chảy nước mắt là một ống tuyến lệ bị nghẽn. Nước mắt hình thành trong tuyến lệ, ngay phía trên mắt có nhiệm vụ giúp làm sạch và bôi trơn bề mặt của mắt. Ống dẫn nước mắt, là một ống nhỏ nằm ở góc mắt gần mũi. Khi chớp mắt, mí mắt đẩy dịch nước mắt vào những ống dẫn này, sau đó chảy vào mũi.
Nếu ống dẫn nước mắt bị tắc, dịch không thể chảy ra khỏi bề mặt của mắt. Tắc nghẽn có thể gây chảy nước mắt và dịch nhầy đọng lại ở các khóe.
Theo Học viện nhãn khoa Hoa Kỳ, gần 20% trẻ sơ sinh có ống dẫn nước mắt bị nghẽn. Tình trạng này có thể xảy ra do phần cuối của ống dẫn nước mắt không mở đúng cách khi em bé chào đời. Ống dẫn nước mắt có thể bị tắc một hoặc cả hai bên mắt của trẻ sơ sinh.
Điều trị tại nhà
Nếu ghèn mắt là do ống dẫn nước mắt bị tắc, nó thường sẽ tự khỏi mà không cần điều trị trong vòng 4 đến 6 tháng. Cha mẹ hoặc người chăm sóc thường có thể điều trị cho trẻ sơ sinh ở nhà. Trước khi chạm vào vùng gần mắt trẻ, cần rửa tay bằng xà phòng và nước ấm để tránh nhiễm trùng. Hãy cẩn thận rửa tay kỹ sau khi làm sạch chúng để tránh xà phòng bắn vào mắt bé.
Để loại bỏ ghèn, nhúng một miếng gạc sạch hoặc vải mềm vào một ít nước ấm sau đó nhẹ nhàng lau khóe mắt. Nếu bé bị cả hai mắt, nhớ sử dụng vùng gạc sạch để lau, nhằm tránh lây nhiễm.
Mát-xa ống tuyến lệ:
- Ấn nhẹ đầu ngón tay trỏ vào sống mũi bên trong của trẻ sơ sinh, bên cạnh ống tuyến lệ bị tắc
- Thực hiện 2 hoặc 3 lần vuốt hướng xuống bằng ngón tay dọc theo bên mũi. Động tác này nên nhẹ nhàng nhưng chắc chắn.
- Thực hiện mát-xa hai lần một ngày, một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối.
Nếu bên mũi của trẻ sơ sinh bị đỏ hoặc sưng, hãy dừng việc xoa ngay lập tức và liên hệ với bác sĩ.
Điều trị
Ở trẻ sơ sinh, ống dẫn nước mắt bị tắc có xu hướng tự thông trong vòng vài tháng sau sinh. Tuy nhiên, nếu tắc nghẽn không khỏi sau 1 tuổi, bác sĩ có thể đề nghị một phương pháp can thiệp gọi là thông tuyến lệ bằng đầu dò.
Thủ thuật này chèn một đầu dò nhỏ vào ống tuyến lệ của trẻ. Bằng cách nâng dần kích thước các ống nong, bác sĩ có thể mở ống dẫn nước mắt. Sau đó, sử dụng dung dịch nước muối để làm sạch ống dẫn nước mắt.
Trước khi thực hiện thủ thuật này, bác sĩ có thể cho trẻ nhỏ thuốc nhỏ mắt gây tê hoặc gây mê nhẹ để làm giảm sự khó chịu.
Những nguyên nhân khác
Ghèn mắt ở trẻ sơ sinh cũng có thể là một dấu hiệu của viêm kết mạc, hoặc đau mắt đỏ. Các triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh có thể bao gồm:
- Ghèn xuất hiện từ 1 đến 14 ngày sau khi sinh
- Mí mắt sưng, đỏ hoặc nhạy đau.
- Mắt đỏ, khó chịu
Nếu viêm kết mạc là do nhiễm trùng, điều này rất nghiêm trọng, và trẻ sơ sinh sẽ cần gặp bác sĩ ngay lập tức.
Biến chứng
Các ống dẫn nước mắt bị tắc đôi khi có thể dẫn đến viêm túi lệ. Các triệu chứng của viêm túi lệ có thể bao gồm:
- Ghèn ra quá nhiều.
- Đỏ ở khóe mắt
- Sưng cạnh mũi
- Sốt
Nếu trẻ sơ sinh có bất kỳ triệu chứng nào trên, cha mẹ hoặc người chăm sóc nên đưa đi khám bác sĩ.
Khi nào cần đi khám bác sĩ
Trẻ sơ sinh bị đổ ghèn hoặc chảy nước mắt nên đi khám bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa mắt để tìm ra nguyên nhân của vấn đề này và kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng.
Hãy nhớ đưa trẻ đi khám nếu ống dẫn nước mắt của chúng vẫn bị tắc sau 6 đến 8 tháng. Trẻ sơ sinh có dấu hiệu nhiễm trùng mắt nên đi khám bác sĩ ngay lập tức. Dấu hiệu nhiễm trùng mắt có thể bao gồm:
- Mắt đỏ, đau hoặc sưng húp.
- Mí mắt sưng
- Mủ màu vàng hoặc màu xanh lá cây.
- Một vết sưng hoặc sưng ở khóe trong của mắt
Kết luận
Chảy ghèn mắt ở trẻ sơ sinh là điều phổ biến và thường là hậu quả của ống tuyến lệ bị tắc thường sẽ tự hết trong vòng 4 đến 6 tháng. Tuy nhiên, nếu trẻ bị đỏ mắt, chảy ghèn hoặc chảy nước mắt quá nhiều thì nên đưa bé khám bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân và loại trừ nhiễm trùng mắt.
Xem thêm: Những câu hỏi thường gặp khi trẻ bị ho
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!