Chụp X-quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện nhiều bệnh lý khác nhau trên cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người bệnh được chỉ định chụp X-quang vẫn còn lo lắng chụp X-quang có ảnh hưởng gì không, hay chụp x quang có nguy hiểm không.
Không thể phủ nhận những lợi ích mà phương pháp chụp X-quang mang lại trong việc chẩn đoán các bệnh lý trên cơ thể. Tuy nhiên, liệu chụp X-quang thì có những ảnh hưởng không tốt lên sức khỏe không?
Kỹ thuật chụp xquang là gì?
Máy chụp X-quang là một máy được sử dụng trong y khoa, phát ra các chùm tia X có bức xạ năng lượng cao. Trong quá trình chụp X-quang, các tia X sẽ xuyên qua các mô mềm cũng như thành phần dịch trong cơ thể.
Nhờ vào phương pháp chụp X-quang mà các kỹ thuật viên phòng chụp có thể thu được hình ảnh các cơ quan trong cơ thể người bệnh. Bác sĩ sẽ dựa trên hình ảnh thu được để chẩn đoán bệnh.
Trong quá trình chụp X-quang thì các mô đặc, chẳng hạn như xương thì tia X khó xuyên qua còn các mô hay bộ phận trên cơ thể có độ đậm thấp hơn thì tia X dễ dàng xuyên qua.
Khi chụp X-quang, kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn người bệnh nằm, ngồi hoặc đứng tùy theo bộ phận cần chụp. Nếu chụp X-quang phổi thì người bệnh có thể cần nín thở vài phút để hình ảnh chụp được rõ nét nhất.
Kỹ thuật chụp X-quang là một trong những chỉ định phổ biến trong chẩn đoán hình ảnh, giúp chẩn đoán nhiều bệnh như bệnh xương khớp, hô hấp, tim mạch. Tuy phương pháp chụp X-quang không còn xa lạ nhưng những vấn đề như đối tượng cần chụp X-quang hay chụp X-quang có ảnh hưởng gì không vẫn được nhiều người bệnh thắc mắc, quan tâm.
Đối tượng cần chụp X-quang
Trong các trường hợp sau đây, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện chụp X-quang:
- Cần kiểm tra kỹ một hoặc nhiều bộ phận trên cơ thể mà người bệnh đang cảm thấy đau, khó chịu.
- Nghi ngờ người bệnh mắc các bệnh lý tim mạch, tắc nghẽn mạch máu, có khối u vú, các bệnh đường hô hấp, các bệnh tiêu hoá, bệnh xương khớp, bệnh về răng,…
- Nghi ngờ hoặc xác định người bệnh đã nuốt phải các đồ vật nhỏ hoặc hóc dị vật.
- Cần theo dõi quá trình tiến triển của bệnh lý sau điều trị.
Tuy nhiên, có một số trường hợp cần chống chỉ định chụp X-quang hoặc bác sĩ sẽ có cân nhắc lựa chọn phù hợp. Cụ thể:
- Phụ nữ mang thai.
- Đang ở giai đoạn nghiêm trọng của bệnh lý.
- Đang bị tràn khí màng phổi hoặc chảy máu.
Các trường hợp chống chỉ định chụp X-quang cản quang gồm có:
- Người bệnh mắc bệnh lý tuyến giáp
- Người mắc bệnh đái tháo đường giai đoạn mất bù
- Người bị suy gan và thận
- Người mẫn cảm với các chất chứa iốt
- Phụ nữ đang cho con bú
Chụp X-quang có ảnh hưởng gì không?
1. Chụp X-quang có nguy hiểm không? Có hại cho sức khỏe không?
Phương pháp chụp X-quang sử dụng tia X có bức xạ cao, gây nên hiện tượng ion hóa, phản ứng hóa học có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người trong trường hợp chụp nhiều, liên tục. Do vậy, nhiều người bệnh cảm thấy lo lắng, không biết chụp X-quang có nguy hiểm không.
Để trả lời cho câu hỏi “Chụp X-quang có ảnh hưởng gì không, có nguy hiểm không?”, có thể nói, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi được bác sĩ chỉ định chụp X-quang bởi trước khi chụp, bác sĩ đã cân nhắc kỹ việc cần thiết, lợi ích của nó đối với việc tầm soát bệnh của bạn. Đồng thời, kỹ thuật viên cũng sẽ thực hiện điều chỉnh cường độ, bước sóng, thời gian chụp nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh.
Việc chụp x-quang chỉ gây hại khi bạn thực hiện không đúng chỉ định, chụp ở những cơ sở y tế kém chất lượng, bác sĩ và kỹ thuật viên không chuyên môn để điều chỉnh máy chụp X-quang… Hoặc bạn thuộc các nhóm đối tượng cần chống chỉ định với chụp X-quang. Khi đó, có thể bạn sẽ có nguy cơ nhiễm xạ do tia X tác động đến sức khỏe. Hiện nay, trên thế giới mỗi năm có hàng chục nghìn người bị nhiễm xạ và để lại những hậu quả như đảo lộn thói quen sinh hoạt, giảm chức năng sinh lý, suy giảm chức năng tủy xương, vô sinh, suy giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ ung thư,… Phụ nữ mang thai chụp X-quang có thể bị sảy thai, dị tật thai nhi, thai nhi chậm phát triển hệ thần kinh,…
Vì thế, với câu hỏi “Chụp X-quang có ảnh hưởng gì không?” thì câu trả lời tuỳ trường hợp. Khi được chỉ định kỹ thuật này, bạn cần thông báo hoặc hỏi bác sĩ các vấn đề mà bạn đang gặp phải, bạn có thuộc nhóm chống chỉ định hay không, có cần lưu ý gì khi chụp hay không. Ngoài ra, cũng nên lựa chọn cơ sở y tế, khám chữa bệnh uy tín,thiết bị hiện đại, đạt chuẩn để thực hiện chụp X-quang nhằm bảo vệ sức khỏe.(1)
2. Mang thai chụp X-quang có ảnh hưởng gì không?
Phụ nữ mang thai chụp X-quang có ảnh hưởng gì không? Câu trả lời là có. Bức xạ từ tia X có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non. Do đó, nếu bạn đang mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, bạn cần thông báo với bác sĩ ngay khi có chỉ định chụp X-quang.
Bác sĩ sẽ cân nhắc để lựa chọn phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác, chẳng hạn như siêu âm để đảm bảo an toàn cho bạn. Còn trong trường hợp cần thiết thì bác sĩ vẫn sẽ cho bạn thực hiện chụp X-quang nhưng sẽ điều chỉnh liều lượng tia X ở mức thấp nhất. Bạn cũng được đeo tạp dề chì để hạn chế tối đa các tác dụng phụ có thể xảy ra.
3. Chụp tia X-quang có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Trường hợp mẹ mang thai chụp X-quang có thông báo trước với bác sĩ để điều chỉnh lượng tia X thì thai nhi có nguy cơ nhiễm xạ vô cùng thấp, gần như không có.
Tuy nhiên, nếu bạn không biết mình đang mang thai khi chụp X-quang hoặc không thông báo với bác sĩ về trường hợp của mình, giữ nguyên liều lượng tia X như khi chụp X-quang với bệnh nhân bình thường thì thai nhi có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cụ thể, thai nhi có thể chậm phát triển, dị tật bẩm sinh, không thể phát triển, tử vong trong bụng mẹ,…
4. Chụp X-quang có ảnh hưởng đến tinh trùng không?
Nam giới chụp X-quang có ảnh hưởng gì không, đặc biệt là với tinh trùng? Việc chụp X-quang ở liều chiếu xạ cho phép không gây ảnh hưởng nào đến số lượng và chất lượng tinh trùng. Chỉ trong trường hợp tiếp xúc với liều lượng bức xạ cao thì mới làm giảm khả năng sản xuất tinh trùng.
Vì thế bạn có thể yên tâm khi thực hiện phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn này.
5. Chụp X-quang có ảnh hưởng đến trứng không?
Vậy nữ giới chụp X-quang có ảnh hưởng gì không? Việc chụp X-quang ở người bệnh nữ không gây ảnh hưởng đến chất lượng hay số lượng trứng nếu chụp ở một mức độ vừa phải, trong giới hạn cho phép.
6. Chụp X-quang có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?
Nếu bạn đang cho con bú, tốt nhất hãy thông báo với bác sĩ và kỹ thuật viên trong phòng chụp X-quang để được điều chỉnh liều chiếu xạ phù hợp. Như vậy, việc chụp X-quang sẽ không làm ảnh hưởng đến sữa mẹ và bạn có thể tiếp tục cho con bú sau khi chụp X-quang.
7. Trẻ em chụp X-quang có ảnh hưởng gì không?
Cũng như phụ nữ mang thai, trẻ em khi chụp X-quang cũng sẽ được đeo tạp dề chì để bảo vệ cơ thể khỏi tiếp xúc với tia X. Điều này giúp giảm thiểu được liều tia bức xạ tác động lên trẻ. Nhìn chung, nếu trẻ được chụp X-quang đúng cách và đúng quy trình thì sẽ không chịu những tác động xấu từ tia X đến sức khỏe của trẻ.
Còn trong trường hợp trẻ chụp X-quang nhưng cử động, phải chụp lại nhiều lần hoặc không được đeo tạp dề chì bảo vệ, kỹ thuật viên không biết điều chỉnh liều chiếu xạ thì nguy cơ trẻ tiếp xúc với tia X cao hơn. Như vậy, trẻ có thể đối diện với một số tác dụng không mong muốn của tia x, như gây chậm phát triển, ảnh hưởng hệ thần kinh, mắc bệnh ung thư,…
8. Chụp X-quang có ảnh hưởng đến sinh sản?
Đối với chức năng sinh sản của cả nam giới và nữ giới thì chụp X-quang có ảnh hưởng gì không? Theo đó, nếu bị nhiễm xạ từ tia X thì bạn có nguy cơ suy giảm chức năng sinh lý, ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản, thụ thai, mang thai,…
Tuy nhiên hiện nay các máy chụp X-quang đều được phát triển với lượng tia X phát ra hợp lý nên hầu như không gây ảnh hưởng đến sinh sản hay để lại các tác dụng phụ đối với sức khỏe.(2)
9. Chụp X-quang có gây ung thư không?
Có thể nói độ an toàn của kỹ thuật chụp X-quang là vô cùng cao. Vì vậy, bạn không cần phải quá lo lắng về việc chụp X-quang có ảnh hưởng gì không, có gây ung thư không. Tia X chỉ gây ung thư nếu bạn tiếp xúc ở một liều lượng lớn và quá thường xuyên.
Còn việc chụp X-quang chẩn đoán bệnh lý thông thường thì liều chiếu xạ đã được điều chỉnh nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh và kỹ thuật viên nên trường hợp ung thư do chụp X-quang hầu như không xảy ra.
Các thắc mắc thường gặp khi chụp x quang
1. Chụp X-quang nhiều lần có hại không?
Trong trường hợp được chỉ định chụp X-quang nhiều lần thì có sao không? Trên thực tế, người bệnh vẫn có thể yên tâm bởi các bác sĩ sẽ dựa theo số lần bạn đã chụp X-quang để cân nhắc có nên tiếp tục chỉ định chụp X-quang hay không. Do vậy, thông thường các trường hợp được chỉ định chụp X-quang đều là đủ điều kiện để thực hiện kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này.
Tia X được sử dụng trong chụp X-quang sẽ được điều chỉnh tuỳ trường hợp, có liều lượng thấp và bạn cũng sẽ được sử dụng tạp dề chì bảo vệ khi chụp. Do đó, ngay cả khi bạn được chỉ định chụp X-quang vài lần trong một năm thì cũng không gây hại gì nghiêm trọng cho sức khỏe.
2. Chụp X-quang có phát hiện khối u không?
Chụp X-quang có thể giúp phát hiện sớm các khối u, nguy cơ ung thư. Vì thế, người bệnh nên thực hiện chụp X-quang ngay khi được chỉ định thay vì lo lắng việc chụp X-quang có ảnh hưởng gì không, có nguy hiểm không.
3. Chụp X-quang bao lâu thì nên có thai?
Việc chụp X-quang được thực hiện ở những cơ sở y tế uy tín sẽ đảm bảo được tia X ít tác động và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Sau khi chụp X-quang, bạn vẫn có thể quan hệ và mang thai bất kỳ khi nào bạn muốn.
4. Chụp X-quang 1 năm mấy lần?
Không có giới hạn cụ thể về số lần chụp X-quang trong một năm. Cho dù bạn có chụp X-quang 2 lần hay 10 lần trong một năm thì cũng không phải là vấn đề. Cần phải hiểu rằng, tần số của bức xạ không quan trọng mà quan trọng là cường độ của bức xạ.
Tuy nhiên, bất cứ khi nào bạn đi chụp X-quang, đừng quên thông báo cho bác sĩ về những lần chụp X-quang trước đây của bạn cũng như các vấn đề hay thắc mắc mà bạn đang gặp phải. Càng ít tiếp xúc với tia X thì sẽ càng giảm được nguy cơ gặp phải các rủi ro không đáng có.
Nhìn chung, chụp X-quang vẫn là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được nhiều bác sĩ lựa chọn. Và với câu hỏi chụp X-quang có ảnh hưởng gì không thì hầu hết trường hợp là không, nếu bạn chụp theo chỉ định của bác sĩ và chọn thực hiện tại những cơ sở y tế lớn với hệ thống trang thiết bị hiện đại.
Hiện nay, Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh & Điện quang can thiệp, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh triển khai đa dạng các dịch vụ chụp X-quang kỹ thuật số ở nhiều bộ phận cơ thể. Hệ thống máy móc phục vụ cho chụp X-quang ở Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh được đầu tư hiện đại hàng đầu. Có thể kể đến như Hệ thống X-quang chụp vú DMX-600, Hệ thống X-quang kỹ thuật số MXHF-1500DR, Hệ thống X-quang C-arm (System ID: 181251), Hệ thống X-quang kỹ thuật số treo trần cao cấp GXR-52SD Ceiling System,…
Để đặt lịch khám, kiểm tra, tư vấn các tình trạng bệnh và cách điều trị các bệnh lý nói chung tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
Người bệnh khi chụp X-quang tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có thể yên tâm vì quá trình chụp diễn ra nhanh chóng, an toàn, không phải lo lắng chụp X-quang có ảnh hưởng gì không, có nguy hiểm không.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!