Những nguyên nhân khiến trẻ bị sốt
Sốt không thể hiện rõ nguyên nhân từ bệnh gì vì sốt chỉ là phản ứng của cơ thể trước tác nhân xâm hại cơ thể. Một số các nguyên nhân phổ biến khiến các bé bị sốt:
- Sốt do bị nhiễm virus: sốt xuất huyết, sốt do các virus cúm, sốt do các virus sởi, sốt do bị bệnh chân – tay – miệng, sốt do bị thủy đậu.
- Sốt do bị nhiễm trùng: bị viêm họng, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng gan – mật, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn não – màng não và một số bệnh sốt do các nhiễm trùng khác.
- Sốt do bé đang trong giai đoạn mọc răng.
- Sốt sau khi tiêm phòng vacxin về.
Trẻ bị sốt do nhiễm virus sởi
Những triệu chứng nhận biết khi trẻ bị sốt
Dưới đây là các dấu hiệu thường thấy giúp các bậc phụ huynh nhận ra các bé đang bị sốt:
- Ngủ lơ mơ, không sâu giấc, dễ bị hoảng hốt hoặc kích thích.
- Trẻ ăn uống kém hoặc không chịu ăn, thở nhanh và có triệu chứng mệt mỏi.
- Trẻ dễ nổi cáu, hay cáu gắt và quấy khóc.
- Nhiệt độ của bé cao hơn bình thường (thân nhiệt lớn hơn 38 độ C hoặc lớn hơn 37,5 độ C khi đo ở vùng nách).
- Bị phát ban đỏ quanh cơ thể (nếu bị nhiễm virus sốt phát ban).
Nhiệt độ thân thể từ 37,5 hoặc 38 độ C khi đo ở vùng nách là một biểu hiện đặc trưng của sốt
Khi trẻ bị sốt nên ăn gì?
Trẻ bị sốt nên ăn gì là một thắc mắc chung mà rất nhiều các phụ huynh quan tâm. Dưới đây là một số loại thức ăn và đồ uống mà bố mẹ nên tích cực cho bé ăn đẻ giúp bé hạ sốt và nhanh chóng khỏi bệnh.
Cháo đậu xanh
Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, cháo đậu xanh là một món ăn đơn giản nhưng lại giúp hạ sốt vô cùng hiệu quả cho bé. Vì món cháo này giúp bé bớt nhạt miệng. Bên cạnh đó, cháo còn có thể cải thiện được sự chán ăn và lười nhai ở các trẻ nhỏ.
Cháo đậu xanh nấu với bí đỏ sẽ giúp bé dễ ăn và cung cấp đủ dinh dưỡng khi bị sốt
Nước hoa quả và sinh tố
Mỗi lúc bị sốt, trẻ thường có cảm giác chán ăn. Nếu trẻ cứ tiếp tục không chịu ăn uống, thì cơ thể sẽ yếu hơn, ngày càng mệt mỏi và thời gian đỡ bệnh sẽ lâu hơn. Vì vậy, mẹ để kích thích vị giác và sức ăn của trẻ, thì bố mẹ hãy làm các món ăn vừa thu hút vừa ngon miệng. Ví dụ: một ly sinh tố hoa quả tươi là một giải pháp tốt cho trẻ.
Bố mẹ nên chọn các loại trái cây vừa tươi vừa cung cấp nhiều vitamin tốt cho sức đề kháng của bé như: dâu tây, chuối, cam, táo, xoài,… xay nhuyễn rồi cho thêm một chút nguyên liệu khác như: sữa chua, sữa tươi, hay sữa đặc,… Một ly sinh tố vừa bắt mắt, thơm ngon sẽ thu hút sự chú ý của bé.
Nước sinh tố hoa quả vừa cung cấp chất dinh dưỡng vừa giúp bé bù nước khi bị sốt
Ngoài ra, sữa chua có chứa nhiều probiotic, vô cung tốt cho hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của trẻ nên bố mẹ cũng nên khuyến khích trẻ ăn.
Nước dừa
Nước dừa là một loại nước uống thanh mát, bổ dưỡng và có nhiều chất điện giải nên rất phù hợp với các bé bị sốt, nhất là các bé không chịu uống oresol. Bên cạnh đó, một số chuyên gia dinh dưỡng còn cho rằng nước dừa còn chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa, rất tốt cho cơ thể. Hơn thế nữa, nước dừa cũng không gây khó chịu cho dạ dày của bé giống như các loại nước uống có chứa acid như chanh.
Cam hoặc nước cam
Quả cam chứa rất nhiều vitamin C nên rất tốt cho hệ miễn dịch của trẻ. Ngoài ra, cam còn có một công dụng rất tuyệt đó là giúp bù nước, đường và lượng calo mà cơ thể bé đã mất trong quá trình bị sốt.
Vì vậy, mỗi khi trẻ bị sốt, cha mẹ hãy gọt cam và khuyến khích trẻ ăn hoặc vắt cam lấy nước cho trẻ uống để trẻ dễ hấp thu và chịu uống hơn. Mặc dù, cam có rất nhiều công dụng, nhưng cam không nên cho con uống lúc đang đói. Vì cam còn có tính acid. Do đó, bạn hãy cho con ăn no trước rồi mới cho uống một ly nước cam.
Cho bé uống nước cam để tăng sức đề kháng và mau chóng khỏi bệnh
Ăn nhiều rau xanh
Nhiều loại rau củ quả rất tốt nên cho bé ăn khi bé bị sốt như rau dền, rau mồng tơi, rau muống, rau cải, cà chua,… Ba mẹ có thể chế biến theo nhiều cách như nấu canh hoặc luộc và giúp bé mau chóng hồi phục hơn.
Ăn súp gà
Súp gà có một công dụng tốt là kháng viêm và rất bổ dưỡng, nên ba mẹ hãy nấu món này cho trẻ ăn khi bị sốt. Để có thể kích thích vị giác cho trẻ khi ăn, ba mẹ có thể nấu súp gà xong rồi để nguội. Sau đó cho súp vào trong tủ lạnh hoặc để ở nhiệt độ phòng cho súp đông lại. Khi súp gà đông lại nhìn giống thạch rau câu nên sẽ khiến trẻ cảm thấy thích hơn và ăn nhiều hơn.
Bột yến mạch
Bột yến mạch là một loại bột rất giàu chất béo, protein, vitamin và các loại khoáng chất cần thiết khác, nên bố mẹ có thể cho con ăn loại thực phẩm này vào bữa phụ. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể thêm sữa và bánh ngũ cốc vào bột yến mạch để tạo cảm giác cho trẻ ăn ngon miệng hơn.
Khi bị sốt, trẻ nên kiêng ăn gì?
Mật ong
Nhiều cha mẹ biết rằng mật ong rất tốt cho việc sát khuẩn đường họng. Vì điều đó bố mẹ cho rằng bé sốt là do vi khuẩn gây hại nên dùng mật ong sẽ có lợi. Tuy nhiên, trẻ khi dùng mật ong sẽ rất dễ tăng thân nhiệt cơ thể hơn. Một điều nữa là một số thuốc hạ sốt sẽ bị giảm tác dụng nếu bố mẹ dùng chung với mật ong.
Mật ong rất tốt cho cơ thể nhưng bé bị sốt không nên uống mật ong
Uống nước đá hoặc nước lạnh
Khi bị sốt, nếu bố mẹ cho trẻ uống quá nhiều nước lạnh hoặc nước đá thì nhiệt độ thân thể không những giảm mà còn tăng cao hơn. Các trường hợp bị sốt thì các chức năng của hệ tiêu hóa bị giảm sút khi uống nước lạnh. Vì vậy, đồ uống lạnh hoặc đồ uống chứa đá sẽ rất nguy hiểm với sức khỏe của bé.
Đồ ăn chế biến sẵn
Những món ăn đã được chế biến sẵn, đóng hộp thường chứa nhiều chất bảo quản và không đảm bảo dinh dưỡng so với các thực phẩm tươi. Khi trẻ đang bị sốt, trẻ cần hấp thụ các loại thức ăn giàu năng lượng và đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể để mau chóng hồi phục lại. Việc cho trẻ ăn các loại đồ ăn như pate, xúc xích, thịt đóng hộp,… là cần hạn chế.
Các thực phẩm chứa nhiều đường
Các bố mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều đường nhân tạo như nước ngọt, bánh kẹo, nước trái cây đóng chai. Vì ăn quá nhiều đồ ngọt có thể làm ức chế hệ miễn dịch của trẻ.
Các loại nước ngọt chứa nhiều đường gây ức chế hệ miễn dịch của bé
Các cách phòng ngừa sốt cho trẻ
Ngoài việc phụ huynh cho bé ăn đồ ăn dinh dưỡng khi bị sốt, thì bố mẹ nên chú ý để phòng tránh tối đa việc bé sẽ bị sốt:
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Bé ăn uống đầy đủ và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng gồm tinh bột, chất béo, chất đạm, chất xơ, vitamin và các chất khoáng sẽ có hệ miễn dịch khỏe mạnh, các tác nhân gây bệnh sẽ khó làm bé bị tổn thương.
- Cách ly trẻ với nguồn bệnh: Trẻ cần hạn chế tiếp xúc với người bệnh, vì sức để kháng của bé còn yếu, non nớt và dễ bị tấn công bởi các mầm bệnh.
- Tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng: bổ sung cho bé các loại vitamin, nhất là vitamin C.
- Cho bé đi tiêm phòng: cần cho bé đi chích ngừa đầy đủ các loại vaccine và đúng hẹn để phòng ngừa các bệnh như bệnh thủy đậu, sởi, quai bị,…
- Giữ vệ sinh cho trẻ sạch sẽ: Bố mẹ cần rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với trẻ hoặc chuẩn bị đồ ăn cho trẻ và nhớ vệ sinh cá nhân cho bé thật kỹ.
Rửa tay thật sạch giữ vệ sinh thân thể để trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh
- Giữ vệ sinh môi trường xung quanh: Nguyên nhân khiến bé dễ mắc bệnh là do vật dụng, đồ chơi và nhà ở không sạch sẽ. Phải vệ sinh môi trường sạch sẽ, thông thoáng, làm sạch chai lọ, các vật dụng quanh nhà. Điều đó giúp môi trường xung quanh bé lành mạnh ít vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển.
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã giúp các bậc phụ huynh giải đáp thắc mắc trẻ bị sốt nên ăn gì để mau chóng hồi phục sức khỏe. Nhưng đó chỉ là cách để bé nhanh có sức khỏe. Nếu bé có dấu hiệu sốt cao trong một thời gian dài và sử dụng thuốc hạ sốt mà không đỡ, thì bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện một cách nhanh chóng để được các bác sĩ chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!