Tìm hiểu trẻ nhỏ bị nổi cục ở lợi có sao không? | Omi Pharma

Trẻ em là đối tượng rất hay gặp các bệnh lý về răng miệng. Khi trẻ bị nổi cục ở lợi cũng thường gặp gây khó chịu cho trẻ. Vậy trẻ nhỏ bị nổi cục ở lợi có sao không? Nướu răng nổi cục thịt có nguy hiểm không?…

1. Trẻ bị nổi cục ở lợi là bệnh gì?

Trẻ bị nổi cục ở lợi là một bệnh lý về răng miệng hay gặp. Đây là biến chứng từ bệnh sâu răng khi trẻ không được vệ sinh răng miệng và điều trị sớm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

2. Nguyên nhân trẻ bị nổi cục ở lợi

Trẻ bị nổi cục ở lợi có nhiều nguyên nhân gây ra và dễ dàng nhận biết qua một số dấu hiệu như:

– Nướu răng sưng đỏ

– Nhạy cảm với các loại thức ăn nóng hoặc lạnh

– Sốt cao, cơ thể mệt mỏi

– Hôi miệng

– Cục thịt dư ở nướu răng có thể bị vỡ ra màu vàng nhạt, hôi.

Ở một số trẻ có dấu hiệu mưng mủ ở lợi là do:

– Chế độ ăn uống nhiều đồ ngọt, vệ sinh răng miệng không tốt khiến vi khuẩn tấn công gây ra sâu răng.

– Viêm lợi khi mọc răng nếu được chăm sóc kỹ sẽ không ảnh hưởng gì nhưng ngược lại dễ khiến viêm quanh chân răng và nặng hơn là áp xe chân răng.

– Một số nguyên nhân khách quan khiến răng của trẻ vị mưng mủ và sưng tấy cần được kiểm tra cụ thể.

Ở trẻ, còn có hiện tượng nổi cục cứng ở lợi, lợi nổi cục trắng, chân răng có thể quan sát xem đó có phải là nanh sữa không? Hiện tượng này khác với các mảng trắng bám trên lưỡi, niêm mạc miệng do tưa miệng hoặc cặn sữa. Cụ thể, nếu do cặn sữa thì dễ dàng dùng dung dịch Nacl 0,9% lau miệng cho bé mỗi ngày, nếu do nấm lưỡi hay tưa lưỡi thì có thể dùng nước rau ngót để tưa lưỡi cho trẻ hoặc sử dụng thuốc chống nấm theo chỉ định của bác sĩ, nếu là nanh sữa thường gặp ở niêm mạc miệng trẻ sơ sinh, ít gây biến chứng và tan trong thời gian 2 tuần đến 5 tháng. Nanh sữa có màu trắng do mảnh vụn tế bào trong quá trình hình thành răng sữa còn sót lại ở xương hàm.

3. Nướu răng nổi cục thịt do đâu?

Nướu răng nổi cục thịt do đâu? Là những thắc mắc của nhiều bố mẹ. Trẻ bị nổi cục ở lợi là do nướu bị vi khuẩn tấn công gây nên sưng, viêm và nặng hơn là áp xe răng. Nếu nướu răng bị nổi cục thịt là do mô nướu tăng sinh, cục thịt nổi bất thường chèn ép chân răng làm trẻ đau nhức, ê buốt, lung lay răng.

Một số nguyên nhân gây ra nướu răng nổi cục thịt:

– Biến chứng sâu răng: Do vi khuẩn Streptococcus mutans xâm nhập mảng bám, gây hủy khoáng, mất mô cứng của răng. Sâu răng ăn vào tủy dẫn đến viêm nhiễm, hoại tử khiến dịch tủy chảy xuống ổ răng nên dễ nổi cục thịt ở nướu.

– Áp xe răng: Do vi khuẩn xâm nhập tổ chức dưới mô nướu, xung quanh chóp răng xảy ra tình trạng viêm nhiễm, tạo thành ổ mủ khiến nướu sưng lên cục như cục thịt thừa.

– Viêm lợi trùm: Lợi bị sưng viêm khi răng khôn kẹt bên dưới không mọc bình thường sẽ dễ gây ra nướu răng nổi cục, sưng to gây khó chịu. Nếu nặng sẽ bị chảy mủ khi ấn tay vào.

– Viêm nướu triển dưỡng: Tình trạng mô nướu tổn thương do cao răng hoặc các bệnh lý liên quan như tim mạch, thai nghén, tiểu đường, …

– Ung thư nướu răng: Trường hợp nặng ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Vậy, nướu răng nổi cục thịt có nguy hiểm không? Thực tế, trường hợp nướu răng nổi cục thịt không giống với sưng nướu răng, nướu chảy máu,… Đây là tình trạng có thể làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh, giảm chất lượng cuộc sống. Hơn nữa có thể dẫn tới các biến chứng như:

– Mất răng: Tủy răng và chân răng bị hoại tử không thể phục hồi.

– Hoại tử sàn miệng: Do vi khuẩn tích tụ trong cục thịt thừa, lan tỏa rộng xuống vùng bên dưới lưỡi, sàn miệng, hàm, cằm gây hoại tử và tắc nghẽn hô hấp.

– Nhiễm trùng huyết: Do vi khuẩn xâm nhập vào tuần hoàn máu gây nhiễm trùng.

– Ảnh hưởng đến tính mạng: nếu không kiểm soát kịp thời có thể di căn tới các cơ quan khác.

4. Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ bị nổi cục thịt ở nướu răng

– Vệ sinh răng miệng thường xuyên, ngày 2 lần với bàn chải phù hợp với độ tuổi của trẻ. Nên chọn lông bàn chải mềm mịn để hạn chế tác động mạnh làm chảy mô nướu.

– Sử dụng nước súc miệng, dung dịch sát khuẩn nhằm tiêu diệt vi khuẩn có hại, thúc đẩy tái khoáng và làm chậm tiến triển bệnh sâu răng.

– Hạn chế thức ăn có nhiều đồ ngọt, có gas và chất kích thích.

– Nên đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ để phát hiện những bệnh về răng miệng sớm và có biện pháp điều trị kịp thời.

– Trên đây là những chia sẻ về tình trạng trẻ nhỏ bị nổi cục ở lợi có sao không? Để bố mẹ có thể bổ sung thêm kiến thức bổ ích trong cẩm nang chăm sóc bé một cách hiệu quả.

► Xem thêm bài viết:

1. Trẻ mọc răng và những điều cần biết

2. Trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng và cách điều trị

3. 5 bệnh răng miệng trẻ em thường gặp