Trẻ sốt đi tướt mọc răng là thời kỳ khá khó khăn đối với trẻ bởi các triệu chứng đi kèm như: sốt, quấy khóc, ho, biếng ăn. Sốt mọc răng khiến nhiều cha mẹ lo lắng nhưng đây lại là một hiện tượng bình thường với một số trẻ. Việc hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu sẽ giúp cha mẹ dễ dàng chăm sóc cho con hơn trong giai đoạn này.
1. Tìm hiểu về hiện tượng sốt đi tướt mọc răng
Sốt đi tướt khi răng mọc hay còn gọi là hiện tượng trẻ đi ngoài khi bị sốt khi răng mọc . Đây được xem là hiện tượng bình thường. Đó là phản ứng của cơ thể đánh dấu sự phát triển mới của trẻ.
Tùy vào tình trạng sức khỏe của trẻ mà việc đi tướt có thể diễn ra ít hoặc nhiều lần trong ngày. Đối với những trẻ có sức khỏe yếu, đề kháng kém, mỗi khi sốt mọc răng, trẻ có thể đi tướt từ 5 – 7 lần trong ngày. Tuy nhiên, với những trẻ có sức khỏe bình thường thì số lần này có thể ít hơn từ 2 – 3 lần.
2. Dấu hiệu của trẻ sốt đi tướt mọc răng
Trong quá trình răng trẻ mọc, những dấu hiệu của trẻ sốt và bị đi tướt như thế nào là vấn đề được rất nhiều bố mẹ quan tâm. Bởi nhiều người không thể phân biệt được trẻ sốt đi tướt khi mọc răng với việc trẻ sốt, tiêu chảy do nhiễm khuẩn đường ruột.
2.1 Đi ngoài nhiều lần
Trẻ sốt kèm đi tướt do mọc răng thường đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân dạng lỏng, có mùi chua, kèm nhầy hoặc có máu. Thông thường, tình trạng này sẽ không kéo dài không quá 4 ngày. Ngoài ra, triệu chứng sốt đi tướt do mọc răng còn kèm các dấu hiệu như: chảy nước dãi, cho tay và đồ vật cắn, không mệt lả và mất nước.
2.2 Sốt nhẹ
Sốt mọc răng thường là sốt nhẹ dưới 38,5 độ do quá trình sưng lợi và nứt lợi gây ra. Nếu trẻ bị tiêu chảy kèm sốt cao trên 39 độ, dù đã cho sử dụng thuốc hạ sốt nhưng bị tái sốt trở lại, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ tới viện để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và được điều trị kịp thời.
Cha mẹ cần phân biệt sốt đi tướt do mọc răng với sốt do nhiễm khuẩn đường ruột. Sốt do nhiễm khuẩn trẻ sẽ có hiện tượng tiêu chảy và kéo dài tới 1 tuần hoặc có thể hơn. Trẻ sẽ đi ngoài dạng lỏng, có mùi tanh, chua, sủi bọt, có nhầy kèm cả máu. Ngoài ra, trẻ sẽ bị mất nước nhanh và cơ thể mệt lã, bỏ ăn, bỏ chơi… Hiện tượng này rất nguy hiểm, do đó, việc đưa trẻ đi thăm khám là vô cùng quan trọng bởi lúc này trẻ có thể bị sốt, tiêu chảy do nguyên nhân khác chứ không phải do mọc răng.
3. Trẻ sốt mọc răng đi tướt cha mẹ có nên lo lắng?
3.1 Hiện tượng sốt đi tướt mọc răng có nguy hiểm không?
Tuy đây là hiện tượng thường gặp và không gây nguy hiểm cho trẻ nhưng khi trẻ bị sốt, tướt cha mẹ nếu không biết cách xử lý sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Do đó, khi trẻ bị sốt, tướt khi mọc răng cha mẹ cần chú ý theo dõi. Nếu trẻ sốt cao, đi tướt nhiều, mùi khó chịu kèm nhầy/máu thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế ngay bởi đây có thể là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa.
3.2 Trẻ sốt đi tướt mọc răng bao lâu thì khỏi?
Nếu trẻ chỉ đơn thuần là đi tướt mọc răng thì tình trạng này rất nhanh chóng. Thời gian chỉ diễn ra trong khoảng một đến hai ngày trước và sau khi trẻ mọc răng. Tùy vào sức đề kháng của trẻ mà thời gian này có thể kéo dài hoặc ngắn hơn một vài ngày.
Vì vậy, cha mẹ không cần cho trẻ uống thuốc gì. Hầu hết trẻ có thể không cần uống thuốc mà chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho hợp lý. Các bữa ăn giàu dinh dưỡng sẽ giúp bé nhanh hồi phục sức khỏe.
4. Cách chăm sóc trẻ sốt đi tướt khi mọc răng?
4.1 Những thực phẩm nên ăn khi trẻ sốt đi tướt mọc răng?
Trẻ sốt kèm tiêu chảy khi mọc răng ở độ tuổi chưa ăn dặm thì lúc này mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Trẻ sẽ hấp thụ thông qua nguồn sữa mẹ. Đây được xem là cách tốt nhất để giúp bé cải thiện tình trạng đi tướt của mình.
Nếu trẻ đang ở độ tuổi ăn dặm thì mẹ cần chế biến các món ăn ở dạng loãng, nhừ. Dưới đây là một số gợi ý món ăn khi trẻ sốt mọc răng, đi tướt:
– Lựa chọn các sản phẩm từ yến mạch như: cháo yến mạch, sữa tươi yến mạch, sữa chua yến mạch… Chúng sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ dễ dàng hấp thụ hơn.
– Tăng cường các thực phẩm có nhiều protein và canxi như: trứng gà, cá, thịt bò, thịt lợn, tôm… Mẹ có thể chế biến xay nhuyễn để trẻ có thể dễ nuốt…
– Bổ sung các loại rau xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất cho hệ tiêu hóa của trẻ. Ví dụ như các loại thực phẩm: cải bó xôi, súp lơ, cải chíp…
– Đặc biệt, nước dừa được xem là sản phẩm chữa đi tướt, bổ sung nước khi trẻ sốt hiệu quả. Bên cạnh đó, để tăng điện giải cho bé, cha mẹ có thể bổ sung chút muối vào nước dừa. Tuy nhiên, chúng ta không nên quá lạm dụng.
4.2 Những thực phẩm không nên ăn khi trẻ sốt đi tướt mọc răng?
Với những trẻ đang còn bú sữa mẹ thì mẹ không nên ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều đường, đồ có ga, chất kích thích…
Nếu trẻ đã ăn dặm, cha mẹ cần lưu ý các thực phẩm dưới đây. Điều này để tránh tình trạng của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn như:
– Sữa và các chế phẩm từ sữa như: phô mai, váng sữa ( ngoại trừ sữa mẹ và sữa chua)
– Các loại trái cây như: mận, mơ, lê… do chúng chứa nhiều đường.
– Tránh các thực phẩm tanh như: cua, cá, ốc…
– Hạn chế cho trẻ uống đồ lạnh. Cha mẹ có thể dùng khăn lạnh để chườm nướu cho trẻ nếu cần.
Trên đây là những thông tin về biểu hiện và cách chăm sóc trẻ sốt tướt khi mọc răng. Trẻ sốt mọc răng thông thường sẽ không để lại vấn đề gì đáng lo lắng. Vậy nên khi trẻ có hiện tượng này, cha mẹ nên bình tĩnh và theo dõi biểu hiện của con. Nếu tình trạng sốt kèm tiêu chảy cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để được điều trị đúng cách.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!