Tôm nước ngọt là loài tôm phổ biến trên nước ta. Với giá thành ổn định và nhu cầu tiêu thụ cao. Do đó, việc nuôi trồng tôm nước ngọt đã trở thành một trong những thủy sản được nuôi nhiều ở Việt Nam. Nếu bạn chưa tìm được phương pháp nuôi tôm phù hợp, hãy xem ngay mô hình nuôi tôm nước ngọt trong bể xi măng.
Đặc điểm sinh học của tôm nước ngọt
Khi nhắc đến tôm nước ngọt ai ai trong chúng ta cũng cảm thấy quen thuộc. Loài này luôn xuất hiện trong mỗi bữa ăn của gia đình ở Miền Tây. Đó chính là loài tôm càng xanh
Tôm càng xanh:Là loại được ưu ái nhất khi chọn nuôi vì chúng to và giá thành cũng cao. Chúng là loài ăn tạp nghiêng về động vật, thức ăn tự nhiên của chúng là các loại nguyên sinh động vật, giun nhiều tơ, giáp xác, côn trùng, nhuyễn thể, các mảnh cá vụn, các loài tảo, mùn bã hữu cơ và cát mịn( do đó chúng ta có thể dễ dàng tìm mua thức ăn ). Tôm rất háu ăn,trong điều kiện thiếu thức ăn, chúng có thể tranh giành thức ăn thậm chí ăn cả đồng loại ngay khi vừa mới lột xác.
Kỹ thuật nuôi tôm nước ngọt trong bể xi măng (nuôi công nghiệp)
Cách chọn và chuẩn bị bể
- Tùy thuộc vào việc nuôi tôm mật độ dày hoặc thưa để chọn kích thước bể. Nhưng đối với người miền Tây, họ dùng bề ngang 2m, dài 4m.
- Loại bể: Là bể xi măng nên phải ngâm vôi từ 2 đến 3 tháng. Sau đó thay nước và tiếp tục đợi 4 đến 5 ngày nữa lúc đó bể mới đáp ứng được những yêu cầu có thể thả tôm.
- Nguồn nước phải sạch sẽ và đảm bảo được việc cung cấp thay nước cho bể.
- Lắp đặt thiết bị thở oxy, sử dụng thùng composite chuyên dụng để có thể lọc nước đảm bảo nước luôn sạch sẽ.
- Độ pH phải đảm bảo từ 6,5 đến 8.
Chọn giống và thả tôm nước ngọt
- Mua giống phù hợp ở những trại phân giống uy tín.
- Chọn tôm khỏe mạnh, bơi nhanh, không trầy xước, không có mầm bệnh.
Lưu ý : Nên nuôi khoảng 300 đến 400 con. 1 m² bạn hãy thả khoảng 70 đến 80 con, nuôi càng thưa thì tôm càng nhanh lớn.
- Nên thả và sáng sớm hoặc chiều mát (nhiệt độ thấp, thời tiết mát mẻ)
- Khi mua tôm về lấy nước trong hồ đổ ⅓ trọng lượng nước vô tôm, cứ cách 15 phút đổ tiếp tục ⅓ nước. Sau 3 lần thấy tôm bình thường thì bỏ tôm vào bể nuôi.
Thức ăn chủ yếu của tôm nước ngọt
- Thức ăn công nghiệp: chọn mua thức ăn thủy sản chuyên về cho tôm.
- Thức ăn sẵn có: sáp dừa, lúa nấu.
- Cho ăn 1 ngày 2 bữa ( sáng sớm, chiều tối ).
Cách quản lý và chăm sóc tôm nước ngọt
- Có thể kiểm tra vào lúc thay nước, bạn có thể chọn lựa ai cách thay nước sau đây:
- Thay nước tuần hoàn ( 1 tuần 1 lần )
- Thay nước hằng ngày
- Tạc thuốc đặc chế định kỳ cho tôm
Một số bệnh thường gặp khi nuôi trồng tôm nước ngọt
- Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/AHPNS)
- Bệnh đốm trắng (WSSV)
- Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô
Lưu ý : nên chọn giống tốt lúc ban đầu để tránh trường hợp nhiễm bệnh từ tôm bố hoặc mẹ. Chọn mùa vụ nuôi thích hợp, tránh thả nuôi vào mùa lạnh; nguồn nước cho vào bể nuôi không được lấy trực tiếp từ tự nhiên, phải được lắng lọc.
Thu hoạch
- Nên thu hoạch từ 8 đến 10 tháng
Một số điều nếu bạn bất cẩn sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ đến việc phát triển của tôm
- Khi thay nước dễ bị sốc nước ( thay nước liên tục) vì thế trước khi thay nước phải bơm nước vào bể trước khi xả ống xả.
- Thời tiết thay đổi tôm dễ bị ảnh hưởng, bệnh nên lúc ấy phải giới hạn lượng thức ăn cho tôm.
Đây là những kinh nghiệm mà chúng tôi nghiên cứu và tìm được. Hi vọng những kiến thức được chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình nuôi trồng tôm nước ngọt trong bể xi măng. Chúc các bạn thành công khi thực hiện mô hình trên.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!