Giảm tiểu cầu bao nhiêu thì nguy hiểm? | Vinmec

5.1 Chẩn đoán

  • Khám tổng trạng, hỏi triệu chứng đang mắc phải, xem xét các dấu vết bầm tím, ban xuất huyết;
  • Hỏi về bệnh sử gia đình, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, các loại thuốc người bệnh đang sử dụng;
  • Xét nghiệm công thức máu đầy đủ để biết số lượng tế bào máu nói chung, số lượng tiểu cầu nói riêng;
  • Xét nghiệm kháng thể kháng tiểu cầu;
  • Xét nghiệm đông máu nhằm mục đích xác định thời gian máu đông và các yếu tố ảnh hưởng;
  • Siêu âm bụng kiểm tra xem lách có bị to không;
  • Sinh thiết tủy xương và hút tủy thực hiện khi nghi ngờ bệnh nhân gặp các vấn đề trên hệ thống tủy xương.

5.2 Điều trị

Phương pháp điều trị giảm tiểu cầu phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, nguyên nhân gây giảm số lượng tiểu cầu. Một số lưu ý gồm:

  • Bệnh nhân cần tránh sử dụng aspirin hoặc thuốc chống viêm không steroid (đây là các loại thuốc làm giảm chức năng tiểu cầu);
  • Trường hợp nhẹ hoặc không chảy máu: Không cần điều trị. Với bệnh nhân bị giảm tiểu cầu thứ phát sau nhiễm virus, cần kiểm tra lại số lượng tiểu cầu nhiều lần để đảm bảo trở về mức bình thường, kịp thời phát hiện các diễn biến bất thường;
  • Ngừng sử dụng thuốc: Nếu thuốc là nguyên nhân gây giảm tiểu cầu thì bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ xem có nên tiếp tục sử dụng loại thuốc đó không, có thể thay bằng loại thuốc khác không;
  • Truyền tiểu cầu: Chỉ định cho các trường hợp giảm tiểu cầu thoáng qua (ở bệnh nhân hóa trị) hoặc bị chảy máu lượng lớn kết hợp với giảm tế bào tiểu cầu;
  • Sử dụng thuốc điều trị: Với trường hợp bệnh nhân bị giảm tiểu cầu miễn dịch, có thể sử dụng thuốc như steroid, globulin, rituximab, kháng sinh,…;
  • Tách huyết tương: Bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối được điều trị bằng phương pháp tách huyết tương. Với kỹ thuật này, huyết tương được lấy ra, thay thế bằng huyết tương tươi đông lạnh;
  • Cắt lách: Là phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ lách để cải thiện số lượng tiểu cầu. Cắt lách không được chỉ định cho trẻ em vì khả năng tái phát cao, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng về sau.

Bệnh nhân cũng cần chú ý hạn chế uống rượu, chọn các hoạt động thể lực nhẹ nhàng, tránh các môn thể thao nặng vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và chấn thương. Với các bà bầu bị giảm tiểu cầu, việc điều trị cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ. Một số phương pháp giúp điều trị giảm số lượng tiểu cầu gồm: Uống nước ép hoa quả, ăn cà chua, nước ép nha đam, bổ sung vitamin C, bổ sung vitamin B12 và axit folic,…

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm.

Hệ thống thiết bị y tế hiện đại, tối tân, sở hữu nhiều máy móc tốt nhất trên thế giới giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh khó, nguy hiểm trong thời gian ngắn, hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị của bác sĩ hiệu quả nhất. Không gian bệnh viện được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm.