Thuốc giun quả núi và những thông tin quan trọng về thuốc

Thuốc giun quả núi là một trong những loại thuốc thơm ngọt gắn liền với tuổi thơ của nhiều người. Trái với suy nghĩ về một loại thuốc đắng ngắt, là cơn ác mộng của các bạn nhỏ thì thuốc giun quả núi có thể được ví như một món kẹo tuổi thơ ngọt ngào nhất mà giờ đây chắc sẽ khó có thể tìm mua được. Hãy cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn về thuốc giun quả núi qua bài viết dưới đây nhé!

Thuốc giun quả núi là gì?

“Thuốc giun quả núi” với tên gọi chính thức là Albendazol hoặc Mebendazol. Viên thuốc có dạng viên nhai, hình quả núi tí hon và có màu hồng đặc trưng. Tuy là thuốc nhưng thuốc giun quả núi này lại rất ngọt và rất thơm, dễ ăn như kẹo.

thuốc giun quả núi
Thuốc giun quả núi và những thông tin quan trọng về thuốc

Hiện tại trên thị trường đã có thêm rất nhiều loại thuốc tẩy giun tốt và triệt để hơn. Chính vì vậy thuốc giun quả núi quen thuộc này đang biến mất dần và rất khó tìm thấy.

Thành phần thuốc tẩy giun quả núi

Thành phần chính của thuốc giun quả núi là Albendazole, là một dẫn xuất từ Benzimidazol Carbamat có hoạt tính trên phổ rộng. Chất này giúp tiêu diệt hầu hết các loại giun ký sinh trong đường ruột như giun đũa, giun kim, giun móc, giun lươn, giun tóc, giun xoắn và ấu trùng giun ở da, mô và các cơ.

Tác dụng của thuốc tẩy giun quả núi

Tác dụng chính của thuốc giun quả núi là sự ảnh hưởng lên toàn bộ quá trình trưởng thành và cả giai đoạn ấu trùng của các loại giun khác nhau: giun đũa, giun móc, giun kim, giun mỏ. Thuốc giun quả túi có thể diệt được cả trứng của giun tóc và giun đũa, nang sán.

thuốc giun quả núi
Thuốc giun quả núi và những thông tin quan trọng về thuốc

Cơ chế: Ở các loài kí sinh trùng đa số đều tồn tại vi tiểu quản – một thành phần thiết yếu giúp kí sinh trùng có khả năng hoạt động bình thường. Thuốc tẩy giun quả núi liên kết với các tiểu quản đó ở ký sinh trùng, gây ức chế sự trùng hợp, tăng sinh của các tiểu quản này.

Ngoài thuốc còn tác động lên khả năng hấp thu đường, làm giảm hấp thu đường, giảm lượng dự trữ glycogen, giảm năng lượng ATP cung cấp cho ký sinh trùng. Cuối cùng, ký sinh trùng trở nên bất động hoàn toàn và chết.

Chỉ định và chống chỉ định của thuốc tẩy giun quả núi

Thuốc xổ giun quả núi được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Nhiễm giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc, giun lươn, …
  • Nhiễm sán dây, sán hạt dưa (Hymenolepis nana), sán bò (T. saginata), sán lợn (Toenia solium), sán lá gan loại Opisthorchis viverrini và O. sinensis.
  • Nhiễm ấu trùng giun trên da hoặc có thể tổn thương não.
  • Bệnh nang sán không phẫu thuật được.

Một số chống chỉ định đối với thuốc giun quả núi:

  • Người mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Người dị ứng với Albendazole (Vermox) cũng được khuyến cáo là không nên dùng thuốc tẩy giun quả núi.
  • Phụ nữ mang thai hoặc nghi ngờ có thai và phụ nữ đang cho con bú.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 2 tuổi
  • Bệnh nhân suy gan hoặc xơ gan.
  • Có tiền sử nhiễm độc tủy xương.
thuốc giun quả núi
Thuốc giun quả núi và những thông tin quan trọng về thuốc

Liều dùng và cách dùng thuốc tẩy giun quả núi

Liều dùng của thuốc giun quả núi:

  • Sử dụng phòng ngừa, tẩy giun sán định kỳ:
    • Người lớn cân nặng trên 60 kg: 400 mg / lần / ngày. Sử dụng liều thứ hai sau 7 ngày.
    • Trẻ em trên 2 tuổi: Sử dụng một liều duy nhất 400 mg / lần / ngày.
  • Nhiễm giun đũa, giun móc, giun tóc:
    • Trường hợp nhiễm giun nên sử dụng liều cao và duy nhất là 1 viên 500mg duy nhất.
    • Trẻ em trên 2 tuổi: 200 mg 1 liều duy nhất uống trong 1 ngày.
  • Điều trị nhiễm giun lươn hoặc sán dây: Người trưởng thành và trẻ em trên 2 tuổi uống 400 mg/lần/ngày. Uống thuốc trong 3 ngày liên tục.
  • Ấu trùng sán ở da:
    • Người lớn: 400 mg / lần / ngày. Uống trong 3 ngày liên tục.
    • Trẻ em trên 2 tuổi: Uống 5 mg / kg /ngày, uống 3 ngày liên tục.

Cách dùng thuốc hiệu quả:

  • Khi dùng thuốc tẩy giun, không cần phải nhịn đói. Cơ thể dễ hấp thu thuốc hơn khi người bệnh dùng cùng với thức ăn có chất béo.
  • Thuốc sau khi vào cơ thể 4 giờ sẽ đạt nồng độ tuyệt đối trong máu. Lượng thuốc gắn vào protein huyết tương lên đến 95%.
  • Lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc và tuyệt đối không dùng thuốc với liều cao hơn hoặc thấp hơn liều lượng khuyến cáo.
  • Sử dụng thuốc kèm với thức ăn, thường là 1 – 2 lần mỗi ngày. Khi dùng thuốc tẩy giun quả núi cho trẻ em có thể nghiền nát hoặc nhai với liều nhỏ và uống kèm với nước.

Tác dụng phụ thuốc tẩy giun quả núi

Thuốc tẩy giun quả núi dù ngọt nhưng vẫn là thuốc và nếu dùng quá liều hoặc có các chống chỉ định sử dụng thuốc mà vẫn sử dụng thì các tác dụng phụ có thể gặp bao gồm:

  • Đau dạ dày,
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Rụng tóc tạm thời
  • Phản ứng dị ứng như phát ban, ngứa, nổi mề đay,..
  • Dấu hiệu ức chế tủy xương như đột ngột cảm lạnh, sốt, ớn lạnh, viêm họng, lở miệng, sưng đỏ cổ họng, khó nuốt, dễ bị bầm tím hoặc chảy máu.
  • Xuất hiện các vấn đề về gan như đau dạ dày trên, mệt mỏi, chán ăn, nước tiểu sẫm màu, phân màu vàng đất sét, vàng da hoặc mắt.
  • Nếu gặp các tác dụng phụ như trên cần ngay lập tức ngưng sử dụng thuốc và thông báo cho bác sĩ. Không tự ý sơ cứu tại nhà hoặc sử dụng thuốc khác để điều trị mà không nhận được sự đồng ý của bác sĩ có chuyên môn.
thuốc giun quả núi
Thuốc giun quả núi và những thông tin quan trọng về thuốc

Một số lưu ý và cách bảo quản thuốc tẩy giun quả núi

Thuốc tẩy giun hình quả núi nếu sử dụng quá liều, cần loại bỏ lượng thuốc đang dư thừa trong cơ thể bằng cách kích thích gây nôn hoặc cho thải ra ngoài theo đường phân thông qua việc dùng thuốc xổ.

Nên tẩy giun định kỳ 4-6 tháng một lần.

Cách bảo quản:

  • Thuốc nên được bảo quản ở nhiệt độ dao động từ 15-30 độ C.
  • Khi mở thuốc cần uống ngay, tránh để thuốc tiếp xúc với oxy trong không khí.
  • Để xa tầm tay trẻ em.

Thuốc giun quả núi là thuốc viên nhai, hình quả núi tí hon và có màu hồng đặc trưng, rất ngọt và rất thơm, dễ ăn như kẹo. Thuốc được chỉ định trong các trường hợp như nhiễm giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc, giun lươn, nhiễm sán dây, sán hạt dưa (Hymenolepis nana), sán bò (T. saginata), sán lợn (Toenia solium), sán lá gan loại Opisthorchis viverrini và O. sinensis …

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị. Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 1900 638 082 hoặc CHAT để được hướng dẫn đặt hẹn.