Thuốc Menison 16mg được chỉ định để điều trị viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp vẩy nến,… Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Menison 16mg.
1 Thành phần
Thành phần: Thuốc Menison 16mg có chứa các thành phần chính bao gồm: Methylprednisolone với hàm lượng 16mg.
Dạng bào chế: Dạng viên nén.
2 Tác dụng – Chỉ định của thuốc Menison 16mg
2.1 Tác dụng của thuốc Menison 16mg
Tác dụng dược lý:
Methylprednisolone là một Glucocorticoid tổng hợp và là dẫn xuất Methyl của Prednisolone.
Methylprednisolone là một tác nhân chống viêm mạnh và có khả năng ức chế mạnh hệ miễn dịch.
Dược động học:
Dược động học Methylprednisolone là tuyến tính, độc lập với đường dùng.
Hấp thu: Methylprednisolone được hấp thu nhanh, nồng độ Methylprednisolone huyết tương tối đa đạt được khoảng 1,5 đến 2,3. Sinh khả dụng tuyệt đối của Methylprednisolone ở những người khỏe mạnh bình thường cao (82% đến 89%) sau khi uống.
Phân bố: Methylprednisolone được phân bố rộng rãi vào các mô, đi qua hàng rào máu não và được tiết ra trong sữa mẹ.
Chuyển hóa: Corticosteroids được chuyển hóa chủ yếu ở gan nhưng cũng có trong thận và được đào thải qua nước tiểu. Sự chuyển hóa trong gan xảy ra chủ yếu thông qua enzyme CYP3A4.
Thải trừ: Thời gian bán hủy trung bình của tổng Methylprednisolone là trong khoảng từ 1,8 đến 5,2 giờ.
2.2 Chỉ định thuốc Menison 16mg
Menison 16mg trị bệnh gì?
Bất thường chức năng vỏ thượng thận, hội chứng về thận.
Viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp vẩy nến, viêm xương khớp sau chấn thương, viêm khớp cấp do gout.
Lupus ban đỏ toàn thân, viêm đa cơ, thấp tim cấp.
Rối loạn dị ứng: viêm mũi dị ứng theo mùa, bệnh huyết thanh, hen phế quản, viêm da tiếp xúc, các phản ứng quá mẫn với thuốc.
Rối loạn về da: hồng ban đa dạng, viêm da bã nhờn, viêm da tróc vảy, bệnh vẩy nến.
Bệnh về mắt: viêm loét kết mạc do dị ứng, nhiễm trùng giác mạc do Herpes, viêm thần kinh mắt, viêm giác mạc.
Rối loạn dạ dày – ruột: viêm loét đại tràng, viêm đoạn ruột non.
Rối loạn về máu: thiếu máu tán huyết miễn dịch, giảm tiểu cầu, chứng giảm nguyên hồng cầu, thiếu máu giảm sản bẩm sinh (dạng hồng cầu).
Các bệnh ung thư: bệnh bạch cầu và u lympho, tăng calci huyết trong ung thư.
Menison 16 Pymepharco điều trị và dự phòng bệnh về hô hấp.
Viêm màng não do lao.
Đợt cấp của xơ cứng rải rác.
Điều trị bệnh giun xoắn liên quan đến cơ tim và thần kinh.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Predsantyl 16mg (Hộp 10 vỉ) – Chống viêm hiệu quả
3 Liều dùng – Cách dùng thuốc Menison 16mg
3.1 Liều dùng thuốc Menison 16mg
Liều khởi đầu 4 – 48mg/ngày. Nên duy trì và điều chỉnh liều cho đến khi có sự đáp ứng thỏa mãn. Nếu điều trị trong thời gian dài nên xác định liều thấp nhất có thể đạt tác dụng cần có, bằng cách giảm liều dần cho tới khi thấy các dấu hiệu hoặc triệu chứng bệnh tăng lên.
Không nên ngưng thuốc đột ngột trong thời gian dài sử dụng liều cao, phải giảm liều từ từ.
Điều trị cơn hen cấp tính: 32 – 48mg/ngày dùng trong 5 ngày, sau đó có thể bổ sung với liều thấp hơn trong một tuần.
Những bệnh thấp nặng: Lúc đầu dùng liều 0,8mg/kg/ngày chia thành liều nhỏ, sau đó điều trị củng cố dùng liều duy nhất hằng ngày.
Viêm khớp dạng thấp: Liều bắt đầu 4 – 6mg/ngày. Trong đợt cấp tính, dùng liều cao hơn: 16 – 32mg/ngày sau đó giảm dần nhanh.
Bệnh sarcoid: 0,8mg/kg/ngày. Dùng liều duy trì thấp: 8mg/ngày.
Đợt cấp của sơ cứng rải rác: Liều mỗi ngày là 160mg, dùng trong 1 tuần, sau đó giảm liều còn 64mg mỗi ngày, dùng trong 1 tháng.
3.2 Cách dùng thuốc Menison 16mg hiệu quả
Nên sử dụng thuốc vào 8 giờ sáng.
Thuốc được bào chế dạng viên nén nên bệnh nhân sử dụng thuốc theo đường uống.
Thận trọng khi sử dụng thuốc trên bệnh nhân là người cao tuổi.
Đối với trẻ em thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
4 Chống chỉ định
Bệnh nhân bị mẫn cảm với các thành phần thuốc.
Đang dùng vaccine virus sống.
Lao màng não, nấm toàn thân.
Nhiễm khuẩn nặng trừ sốc nhiễm khuẩn.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc Thuốc AustrapharmMesone 4mg: công dụng, liều dùng, giá bán
5 Tác dụng phụ
Bội nhiễm nhiễm trùng cơ hội: nấm, vi sinh vật,…
Rối loạn hệ nội tiết và chuyển hóa: Hội chứng Cushing, suy tuyến giáp, rối loạn chuyển hóa đường, tăng giữ muối nước.
Rối loạn thần kinh và tâm thần: bất ổn cảm xúc, lo âu, mất ngủ,…
Các rối loạn tiêu hóa: loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày.
Rối loạn cơ xương khớp: teo cơ, yếu cơ, loãng xương, chậm lớn,…
6 Tương tác
Methyprednisolone là cơ chất của enzym CYP450 được chuyển hóa qua gan chủ yếu bởi enzym CYP3A4, do đó bị ảnh hưởng bởi khá nhiều thuốc:
- Các chất cảm ứng CYP3A4: kháng sinh nhóm Macrolid, thuốc kháng sinh kháng lao Rifampicin, thuốc chống co giật, Phenobarbital, Phenytoin,…
- Các chất ức chế enzym CYP3A4: Nhóm kháng nấm Azol Ketoconazol, thuốc chẹn kênh Calci, nước ép bưởi, thuốc tránh thai đường uống Ethinylestrogen,…
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Bệnh nhân khi sử dụng Methylprednisolone cần chú ý đến khả năng bội nhiễm nấm hoặc vi khuẩn, virus, kí sinh trùng bởi khả năng che dấu các dấu hiệu nhiễm khuẩn.
Dùng liều cao và kéo dài Methylprednisolone có thể dẫn đến tình trạng suy tuyến vỏ thượng thận. Do đó để giảm thiểu nguy cơ ở những bệnh nhân này nên sử dụng chế độ liều xen kẽ và giảm liều dần.
Những bệnh nhân sử dụng Methylprednisolone có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa trong cơ thể và các rối loạn tâm thần có thể xuất hiện. Lưu ý khi sử dụng ở các bệnh nhân mắc kèm đái tháo đường và các bệnh nhân có cảm xúc bất ổn.
Thận trọng khi sử dụng ở các bệnh nhân có tiền sử hoặc đang có biểu hiện của viêm loét đường tiêu hóa tiến triển.
Sử dụng trên trẻ em cần lưu ý theo dõi cẩn thận sự phát triển và tăng trưởng của trẻ, bởi Methylprednisolone có thể ảnh hưởng đến phát triển cơ xương ở trẻ đang lớn.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Đối với phụ nữ mang thai: Sử dụng thuốc lâu ngày có thể gây ra hiện tượng cân nặng bị giảm sút ở trẻ sơ sinh nên cần cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro khi điều trị thuốc trên bệnh nhân nhóm này.
Đối với bà mẹ đang cho con bú: lưu ý khi dùng thuốc trên bệnh nhân này.
7.3 Bảo quản
Thuốc nên được đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, có độ ẩm thích hợp dưới 70%, nhiệt độ dưới 30 độ C.
Để thuốc xa tầm với của trẻ em và động vật, tránh trẻ em đùa nghịch với thuốc hoặc uống nhầm thuốc gây tác dụng không mong muốn.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-25894-16.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Pymepharco – Việt Nam.
Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
9 Thuốc Menison 16mg giá bao nhiêu?
Thuốc Menison 16mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Menison 16mg mua ở đâu?
Thuốc Menison 16mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Menison 16mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
Hình ảnh Menison 16mg
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!