Bệnh nhân bị gãy xương chân cần tìm hiểu, biết được mình cần ăn gì, gãy xương chân kiêng ăn gì, đảm bảo một quá trình điều trị hiệu quả, an toàn, xương mau lành và vết thương cũng được phục hồi tốt nhất. Nếu bạn chưa biết nên hạn chế ăn gì khi bị gãy xương chân thì bài viết sau đây rất bổ ích cho bạn đấy.
Bị gãy xương chân kiêng ăn gì để nhanh hồi phục?
Bạn đang phân vân không biết người bị gãy xương chân kiêng ăn gì, nên ăn gì tốt nhất? Bạn mong muốn có chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất, hỗ trợ cho hiệu quả điều trị khi kết hợp với y khoa? Vậy thì những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp phần nào thắc mắc của bản thân.
Đối với người bị gãy xương, không phải thực phẩm nào cũng tốt, cũng có lợi cho vết thương, đặc biệt là khi bị gãy xương chân kèm với vết thương hở. Hiểu rõ được gãy xương chân kiêng ăn gì, nên ăn gì, bạn sẽ có liệu trình chữa trị, thực đơn dinh dưỡng phù hợp, đem lại hiệu quả cao.
Trên thực tế cho thấy, người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm, đa dạng dinh dưỡng càng tốt, bổ sung càng nhiều chất cho cơ thể. Tuy nhiên, cần kiêng ăn, uống các thực phẩm được liệt kê dưới đây nếu không muốn vết thương gãy xương chịu ảnh hưởng xấu, bạn nhé.
Rượu, bia và đồ uống có cồn nói chung
Như bạn đã biết, rượu, bia, thức uống có cồn khi tiêu thụ nhiều chưa bao giờ là điều tốt đối với cơ thể. Khi uống quá nhiều đồ uống có cồn, cả gan và thận đều “ra sức” hoạt động để lọc máu, giải độc cho cơ thể, dẫn đến mệt mỏi, có hại cho nội tạng.
Bên cạnh đó, thức uống có cồn như rượu, bia các loại còn làm cho các tế bào máu lâu tái tạo, sản sinh hơn, dẫn đến thiếu dinh dưỡng, oxy truyền đến vùng bị thương cần làm lành, làm chậm lại quá trình tự chữa lành và tái tạo của cơ thể.
Đây chính là nguyên nhân mà nhiều người uống rượu bia khi đang điều trị gãy xương chân lại có thời gian phục hồi lâu hơn so với những người ăn uống lành mạnh, hạn chế chất kích thích.
Thay vì sử dụng rượu, bia vô tội vạ, người bệnh gãy xương chân nên tập trung hơn vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày, hạn chế tối đa đồ uống có cồn, nếu có thể, hãy thay thế bằng nước hoa quả hoặc sinh tố rau quả, nước lọc, nước dừa,… sẽ càng tốt hơn đấy nhé.
Trà đặc, cà phê
Bạn không biết gãy xương chân kiêng ăn gì? Vậy hãy bỏ thói quen uống trà đặc, cà phê mỗi sáng nhé, bởi điều này thực sự không tốt cho xương của bạn đang trong quá trình phục hồi. Theo nhiều nghiên cứu đã được công bố rộng rãi cho biết, trong cà phê và trà đặc có chứa hàm lượng cao chất caffeine – một chất giúp kích thích thần kinh tỉnh táo hơn.
Tuy nhiên, caffeine cũng là chất có hại cho xương bởi cơ chế ngăn chặn hấp thụ canxi vào cơ thể, dẫn đến thiếu hụt lượng canxi cần thiết, có hại khi xương đang bị tổn thương và cần được làm lành. Khi sử dụng trà đặc, cà phê mỗi ngày sẽ khiến vết thương ở xương lâu lành hơn rất nhiều so với người có chế độ ăn uống khoa học. Hãy tập dần thói quen uống nước trái cây thay trà đặc, cà phê vì một sức khỏe tốt, hệ xương khớp chắc khỏe, bạn nhé.
Đồ ăn có chứa nhiều đường
Các loại thực phẩm chứa hàm lượng đường cao như nước ngọt, nước có ga, bánh, kẹo,… không những làm tăng nguy cơ béo phì, kèm theo đó là các bệnh lý về tim mạch thì xương khớp cũng bị ảnh hưởng ít nhiều đấy.
Đường là tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến xương, nhất là khi xương đang bị tổn thương và cần được làm lành. Vì vậy, khi bị gãy xương chân, bạn cần hạn chế thức ăn, đồ uống có độ ngọt nhiều, tốt hơn hết là hãy thay thế chúng bằng đường tự nhiên có trong trái cây tươi mỗi khi cơn thèm ngọt kéo đến.
Dầu mỡ, món ăn chiên xào
Dầu mỡ có hại, chất béo bão hòa và cholesterol có trong thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn hay các món chiên, xào với nhiều dầu có thể là nguyên nhân làm cho xương của bạn lâu lành hơn. Bạn cần kiêng ăn các món có chứa nhiều dầu mỡ, đặc biệt là dầu mỡ động vật, nội tạng động vật,… vì không chỉ làm tăng nguy cơ béo phì, tim mạch mà còn dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Nói đến bệnh nhân gãy xương chân, chất béo, dầu mỡ bão hòa làm giảm khả năng hấp thụ canxi, khiến lượng canxi bạn cố gắng bổ sung đều “đổ sông đổ bể”, ăn nhiều nhưng cơ thể không thu nhận được, và xương vẫn lâu lành, giòn, dễ để lại di chứng.
Gợi ý của các chuyên gia là bạn có thể thay thế dầu mỡ thông thường bằng cách chế biến món ăn với dầu thực vật nguyên chất như dầu oliu, dầu đậu nành, dầu gạo, dầu hạnh nhân,… vừa giúp bổ sung chất béo tốt lại vừa cung cấp thêm omega – 3, vitamin E cho cơ thể nữa đấy.
Lời khuyên ăn uống cho người bị gãy xương chân
Ngoài những thắc mắc về gãy xương chân kiêng ăn gì, những món ăn tốt cho người bị gãy xương cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm. Vậy người bị gãy xương chân nên ăn gì?
- Các thực phẩm giàu canxi rất tốt cho người bị gãy xương chân. Người bệnh có thể bổ sung khoáng chất này qua các món ăn như trứng, hải sản, thịt, cá, phô mai, cá hồi,…
- Vitamin nhóm B tăng cường hấp thụ canxi, có nhiều trong khoai lang, bông cải xanh, bắp cải, rau lá đậm, các loại đậu,…
- Hãy ăn nhiều hơn món ăn bổ sung kẽm, ví dụ như trứng gà, thịt nạc, các món thịt đỏ như thịt bò, thịt heo, các loại đậu, hạt khô, sữa tươi, ngũ cốc nguyên hạt, hạt khô, trái cây sấy khô,…
- Bổ sung thêm nhiều vitamin qua việc ăn hoa quả, trái cây, rau xanh, uống nước ép tươi mỗi ngày.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng, không nên quá tập trung vào một nhóm dinh dưỡng cố định nào.
Như vậy, thắc mắc gãy xương chân kiêng ăn gì đã vừa được giải đáp thông qua những thông tin được chia sẻ trên đây, hy vọng có thể giúp ích cho bạn đọc trong việc chăm sóc người bệnh bị gãy xương chân. Nếu có thắc mắc nào khác về dinh dưỡng cho người gãy xương, hãy xin tư vấn từ bác sĩ điều trị, bạn nhé.
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!