Thóp trẻ sơ sinh là một bộ phận khá nhạy cảm ở trẻ em. Nó phản ánh những tình trạng sinh lý cũng như bệnh lý của trẻ. Việc nắm bắt được những đặc điểm của thóp ở trẻ giúp cho bố mẹ biết được khi nào cần phải đưa trẻ đi khám bệnh. Chính vì vậy, qua bài viết sau đây, YouMed sẽ trình bày rõ hơn về thóp ở trẻ sơ sinh để quý phụ huynh cùng tham khảo.
1. Thóp trẻ sơ sinh là gì?
Thóp trẻ sơ sinh còn có tên gọi khác là cửa đỉnh đầu. Đây chính nơi xương đỉnh đầu của bé chưa khép hết hoàn toàn. Thóp của trẻ gồm có 2 phần là thóp trước và thóp sau. Thóp trước có hình thoi, nằm giữa xương đỉnh và xương trán. Trong khi thóp sau có hình tam giác, nằm giữa xương đỉnh và xương chẩm.
Thông thường, thóp trước của bé sẽ liên tục thay đổi. Trong ngày đầu tiên sau sinh, kích thước của thóp thay đổi từ 0,6 đến 3,6cm, trung bình là 2,1cm. Thóp của trẻ sinh non gần đủ tháng sẽ có hình dạng và kích thước tương tự như trẻ sinh đủ tháng.
Thóp sau ngay từ sau khi sinh đã gần khép lại. Hoặc có kích thước rất nhỏ, chỉ bằng đầu móng tay. Thóp sau đóng rất sớm, thông thường là 4 tháng sau sinh.
Thóp trước của trẻ em đóng trong khoảng thời gian từ 4 đến 26 tháng tuổi. Hầu hết các trường hợp (90%), thóp trước của trẻ sẽ đóng trong khoảng thời gian từ 7 đến 19 tháng tuổi. Bình thường, thóp sẽ có dạng bằng phẳng hoặc hơi trũng xuống một ít.
2. Chức năng của thóp trẻ sơ sinh
Thóp của bé có những chức năng chính sau đây:
Hệ thống các thóp thường kết hợp với đường nối có tính đàn hồi giữa các xương hộp sọ. Chúng đảm nhiệm một chức năng rất quan trọng. Đó là bảo vệ cho não của trẻ tránh khỏi những tác dụng của các ngoại lực. Cũng như hạn chế ảnh hưởng của các áp lực bên ngoài lên bộ não.
Nếu không có các khoảng hở đàn hồi này, trẻ sẽ rất dễ bị đau. Thậm chí có thể xảy ra tình trạng xuất huyết trong não, xuất huyết ổ mắt và màng xương sọ.
>> Tham khảo thêm: Những điều cần biết về giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Những ngày tháng đầu đời, hầu hết các trẻ có nguy cơ bị chấn thương rất nhiều. Đặc biệt là khi bé bắt đầu tập lật, tập bò hay tập đứng, tập đi. Những lúc ấy, bé rất dễ bị ngã và chấn thương ở đầu. Vì thế, các thóp có vai trò như một tấm đệm. Giúp bảo vệ trẻ khi trẻ bị ngã, tránh những chấn thương não.
3. Thóp trẻ sơ sinh phập phồng là biểu hiện của bệnh lý gì?
Tình trạng thóp trẻ sơ sinh bị phập phồng có thể là do một trong những nguyên nhân sau:
- Do thóp trước hoặc thóp sau tạm thời chưa được đóng kín bằng xương.
- Thóp của trẻ gồm có 3 lớp bảo vệ. Giữa các lớp này có tồn tại một ít chất dịch có tác dụng giảm chấn động cho não. Chính lớp chất dịch mỏng này khiến bố mẹ có cảm giác thóp bé phập phồng khi chạm tay vào.
- Thóp phập phồng do những trẻ có thóp rộng bẩm sinh. Khi trẻ có thóp rộng bố mẹ cần lưu ý hơn về tình trạng sức khỏe của trẻ. Đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như: còi xương, xuất huyết màng não, viêm màng não mủ,…
4. Thóp trẻ bị lõm
Thóp trẻ sơ sinh bị lõm thì bé có nhiều nguy cơ bị mất nước cấp tính. Nguyên nhân của tình trạng mất nước có thể là do tiêu chảy cấp tính, kéo dài, sốt cao, đổ mồ hôi quá nhiều… Bên cạnh đó, bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Biểu hiện bằng tình trạng tuột cân nhanh chóng do không hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
5. Thóp trẻ quá lớn
Thóp trẻ quá lớn thường xuất hiện ở các trẻ mới sinh ra. Kích thước lớn nhất của thóp có thể đạt con số 3 đến 5cm. Tuy nhiên, việc thóp có kích thước quá lớn có thể làm tăng nguy cơ bé bị còi xương. Đồng thời tác động không tốt tới não bộ của trẻ. Tăng nguy cơ tràn dịch não hoặc tình trạng não úng thủy bởi quá trình siết chặt của ống sinh sản người mẹ.
6. Thóp trẻ quá nhỏ
Thóp trẻ sơ sinh quá nhỏ làm cho đầu của bé bị dị tật do bị thu hẹp chỏm đầu. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của não trẻ. Nếu phát hiện bé có thóp nhỏ, bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay để các bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe. Đồng thời hạn chế tối đa những rủi ro cho bé khi trưởng thành.
7. Thóp trẻ đóng sớm
Thóp trẻ đóng sớm sẽ gây cản trở sự phát triển của não. Đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Có những nguyên nhân khiến cho thóp đóng sớm như:
- Thóp đóng sớm bẩm sinh.
- Não hoặc xương vùng đầu của trẻ bị cốt hóa quá sớm.
- Do người mẹ bị phơi nhiễm với tia X trong khoảng thời gian dài trước khi sinh em bé.
- Mẹ ăn uống thiếu chất trong quá trình mang thai.
- Bé bị viêm đại não sau khi sinh.
8. Thóp trẻ đóng muộn
Ngược lại với tình trạng thóp đóng sớm là thóp đóng muộn. Nếu thóp và khe xương không đóng, mở rộng ra theo tuổi thì đó cũng là tình trạng bất thường. Dấu hiệu này nói lên tình trạng xương chậm cốt hóa do các nguyên nhân sau:
- Tuyến giáp suy yếu chức năng, nhược giáp.
- Trẻ bị bệnh còi xương do thiếu vitamin D, Canxi, Photpho
- Bé bị suy dinh dưỡng.
- Não to lên bất thường.
- Các bệnh lý ở não như viêm não, não úng thủy, chấn thương não,…
Nhiều người quan niệm rằng đầu trẻ lớn, thóp rộng là biểu hiện trẻ thông minh. Tuy nhiên, quan niệm ấy chưa được chứng minh hoàn toàn. Vì vậy, khi phát hiện đầu trẻ to, thóp giãn rộng thì bố mẹ cần chú ý nhiều hơn.
9. Phương pháp quan sát và theo dõi tình trạng của thóp
Trong những trường hợp sinh lý bình thường thì thóp trẻ sơ sinh sẽ bằng phẳng. Đồng thời, thóp sẽ phập phồng theo nhịp đập của mạch và nhịp co bóp của tim. Khi chúng ta dùng đầu ngón tay sờ nhẹ lên thóp thì sẽ có cảm giác hơi mềm và phía dưới trống rỗng.
Nếu sờ lên thóp trước có cảm giác đầy đặn, thậm chí phồng lên có nghĩa áp suất trong não đang tăng lên cao. Tình trạng này còn gọi là tăng áp lực nội sọ). Nguyên nhân thường gặp là các bệnh như: xuất huyết não, viêm màng não mủ, não úng thủy,…
>> Xem thêm: Như thế nào là địu bé đúng cách?
Khi trẻ khóc, thóp cũng thường nhô lên. Vì vậy, để phân biệt thóp có đầy lên không, bố mẹ cần lấy trường hợp thóp sờ thấy bình thường. Trong lúc trẻ đang không cười và không khóc.
10. Nhận biết tình trạng sức khỏe của trẻ qua đặc điểm của thóp
Bố mẹ nên kiểm tra thường xuyên, nên sở đầu của bé để cảm nhận tình trạng của thóp như thế nào. Việc làm ấy sẽ giúp bố mẹ phần nào phán đoán được những bất thường của sức khỏe. Đồng thời theo dõi sự phát triển, tăng trưởng của bé trong những ngày tháng đầu đời.
Một em bé khỏe mạnh bình thường, phát triển cân đối thì phải có thóp phẳng, phập phồng nhịp nhàng theo mạch đập. Thóp có mật độ mềm, phía dưới thóp sẽ trống rỗng.
Nếu phát hiện bất kỳ những dấu hiệu bất thường như:
- Thóp quá lõm, quá lồi.
- Thời gian đóng thóp quá sớm hoặc quá muộn.
- Mật độ của thóp chắc.
- Bên dưới thóp không rỗng mà có gì đó nhô lên.
Khi ấy, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay. Mục đích là để các bác sĩ tìm ra những bệnh lý ở trẻ. Cũng như đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ để đưa ra hướng xử trí kịp thời.
11. Chăm sóc thóp trẻ sơ sinh như thế nào?
Để chăm sóc và bảo vệ thóp của trẻ một cách tốt nhất, các bậc phụ huynh nên:
- Giữ ấm cho bé, đặc biệt là vùng đầu.
- Hạn chế để bé bị chấn thương ở vùng đầu.
- Cho bé uống duy trì vitamin D3 hàng ngày kết hợp với tắm nắng sáng.
- Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm. Thời điểm ăn dặm tốt nhất là từ 6 tháng tuổi trở đi.
- Không để những vật cứng nhọn va chạm vào thóp của trẻ.
Với những thông tin mà bài viết đã cung cấp, hy vọng các bậc phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn về thóp trẻ sơ sinh. Từ đó, các bạn sẽ biết cách bảo vệ thóp của trẻ. Cũng như phát hiện sớm những bất thường được biểu hiện qua thóp để có hướng xử trí kịp thời.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!