Con Thỏ ăn gì? Cách nuôi? Giá bao nhiêu tiền? Mua, Bán ở đâu

Con thỏ từ lâu đã được xem là loài động vật hiền nhất trong các loài động vật có vú. Chúng phân bố rải rác khắp nơi trên toàn thế giới, tuổi thọ trung bình của 1 chú thỏ có thể lên tới 10 năm. Bài viết dưới đây của Vương Quốc Loài Vật sẽ giúp quý vị hiểu rõ hơn về sinh vật này

1. Tìm hiểu về con Thỏ

Con Thỏ tên tiếng anh là Rabbit. Với hàm lượng dinh dưỡng cao nên thỏ thường xuyên lọt vào tầm ngắm của những chuyên gia đặt bẫy, săn bắt.

Đặc biệt ở Việt Nam, số lượng thỏ ngày càng bị thuyên giảm do nạn khai thác thịt thỏ cũng như giết hại bừa bãi

con thỏ

Hình ảnh con thỏ

Thỏ có tính tình hiền lành thường thích chạy nhảy lung tung trên những bìa cỏ. Chúng sống rất hòa đồng với chó, mèo.

Trên thực tế, trong điều kiện nuôi nhốt chật chội chúng cũng có thể dễ dàng thích nghi và tồn tại

2. Tập tính của thỏ

Con thỏ được biết tới là loài đào hang để trú ẩn cũng như sinh sản, chúng thường sử dụng mùi đặc trưng của cơ thể để đánh dấu chiếc hang của mình.

Ngoài ra, loài vật này thường sống theo bầy đàn, thông thường, số lượng thỏ cái trong đàn sẽ nhiều hơn hẳn so với thỏ đực.

Thỏ có thể ăn ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày, tuy nhiên, chúng không bao giờ ăn thức ăn đã bị dơ bẩn, bỏ đi hoặc rơi xuống đất.

3. Con thỏ có mấy chân

Thỏ là loài động vật có 4 chân, giống như chó, mèo, chuột,… hay rất nhiều loài động vật có vú khác.

Con thỏ có mấy chân

2 chân trước giúp thỏ có thể vươn cao thân mình, tạo cơ hội để chúng có thể quan sát mọi thứ dễ dàng hơn khi đang ở tư thế ngồi.

Còn 2 chân sau của loài này được ví như 2 chiếc lò xo, giúp chúng bật cao và xa hơn trong lúc di chuyển hay chạy trốn khỏi kẻ thù.

🔥🔥🔥 TÌM HIỂU THÊM: Dê Bách Thảo

4. Tuổi thọ của thỏ

Là loài vật trầm tính, nhỏ bé, đáng yêu, tuy nhiên tuổi thọ của thỏ thường khá thấp. Trung bình, loài này chỉ sống được từ 4 đến 8 năm. Một số loài có đặc tính trội hơn thì có thể sống được 10 năm.

5. Con thỏ sinh sản thế nào?

Sở hữu vòng đời khá ngắn ngủi, vì vậy, thỏ thường đẻ rất nhiều để có thể ổn định về mặt nòi giống cũng như số lượng loài.

Thời điểm rụng trứng, giao phối của thỏ là khoảng 2 đến 3 tháng 1 lần. Sau đó, thỏ cái sẽ sử dụng lông bụng cũng như một số nguyên liệu như: Lá cây, củi khô,… để làm ổ đẻ.

Con thỏ sinh sản thế nào?

Thời gian mang thai của thỏ cái sẽ vào khoảng 30 đến 32 ngày. Mỗi lứa, thỏ mẹ sẽ đẻ từ 8 đến 10 thỏ con.

Thông thường, sau khoảng 8 đến 10 ngày là thỏ con đã có thể mở mắt, đến ngày thứ 20, thỏ sẽ bắt đầu tập ăn rau. Sau 1 tháng là chúng đã có thể tự kiếm ăn và sống tách biệt hẳn so với thỏ mẹ.

♻️♻️♻️ HƯỚNG DẪN: Cách nuôi đuông dừa công nghiệp

6. Phân loại các giống thỏ

Hiện chỉ có 2 giống thỏ phổ biến là giống thỏ ra và giống thỏ ngoại. Chúng tôi sẽ phân tích chi tiết từng giống để quý độc giả dễ dàng phân biệt

  • Thỏ ta

Đây là giống thỏ đã xuất hiện từ lâu tại Việt Nam, tuy nhiên chúng được lai tạo rất nhiều nên bộ lông không còn được thuần chủng nữa.

Có con lông đen, có con lông trắng cũng có con màu xám nhạt. Màu mắt cũng có chú mắt đen có con mắt đỏ

con thỏ trắng

  • Thỏ Newzealand

Đây là giống thỏ tầm trung có khá nhiều thịt phù hợp với phương thức chăn nuôi tại các hộ gia đình, giống thỏ này có màu lông trắng, mắt đỏ.

Khi trưởng thành trọng lượng của chúng có thể lên tới 5 kg/con. Trung bình một chú thỏ cái có thể đẻ từ 5- 6 lứa mỗi năm. Mỗi lứa khoảng 7- 8 con.

Thỏ Newzealand là giống thỏ trắng được nuôi khá phổ biến tại Mỹ và Châu Âu.

Về cơ bản, loài này được nuôi với mục đích để lấy thịt hoặc làm cảnh. Chúng sở hữu những ưu điểm như: Lớn nhanh, khả năng sinh sản tốt, chất lượng thịt hấp dẫn.

Ngoài ra, phân của loài thỏ này được sử dụng rất nhiều để làm phân bón cho các loài cây. Lông và da của chúng được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp thuộc da.

Thỏ Newzealand

Về đặc điểm, thỏ Newzealand nổi bật với bộ lông trắng tuyền, đôi mắt có màu hồng đỏ.

Loài thỏ này rất khó để phân biệt đực, cái vì chúng có ngoại hình quá giống nhau và bộ phận sinh dục khá nhỏ, nằm sâu bên trong.

Thông thường, người nuôi sẽ phải bạnh bộ phận sinh dục của thỏ để kiểm tra, phục vụ cho quá trình phối giống.

✅✅✅ XEM THÊM: Chuồn chuồn Ngô

  • Thỏ angora

Thỏ Angora là loài thỏ có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ, chúng được xem là loài thú kiểng được rất nhiều người ưa thích trong thời điểm hiện nay.

Loài thỏ này sở hữu bộ lông mềm, dài và được sử dụng làm ra loại len Angora nổi tiếng.

Thỏ angora

Tuy toàn bộ trọng lượng chỉ khoảng 2 đến 3kg, tuy nhiên, bộ lông của chúng có thể xù đến hơn 50cm. Vì vậy, trông chúng vô cùng đáng yêu, không khác gì những “cục bông” biết nhảy.

Trong tự nhiên, thỏ Angora có thể sống từ 3 đến 5 năm, tuy nhiên, nếu được nuôi làm thú cưng, có chế độ ăn uống phù hợp, chúng có thể sống được từ 7 tới 10 năm.

  • Thỏ đen

Thỏ đen là giống thỏ ta, loài này được nuôi chủ yếu với mục đích để lấy thịt. Hiện tại, giống thỏ này được nuôi chủ yếu tại các thành phố thuộc khu vực Tây Nguyên.

Loài thỏ này sở hữu khá nhiều ưu điểm, không hề thua kém gì so với thỏ trắng New Zealand, có thể kể đến như: Chất lượng thịt thơm ngon, dễ nuôi, thời gian phát triển nhanh.

Thỏ đen

Về đặc điểm, thỏ đen không có nhiều sự khác biệt so với các giống thỏ thông thường. Điều đặc biệt duy nhất của chúng chỉ là màu đen tuyền, bao phủ khắp toàn cơ thể.

🔔🔔🔔 XEM TIẾP: Bị kiến lửa cắn sưng phù nên làm gì

7. Nuôi thỏ kiểng có hại không

Nuôi thỏ kiểng được xem là thú vui tao nhã của rất nhiều bạn trẻ trong thời điểm hiện nay. Về cơ bản, nuôi thỏ không hề gây hại, vì chúng là loài vật hiền lành, thân thiện và hòa đồng với các loài khác.

Mặt khác, chế độ ăn của thỏ cũng khá đơn giản, thức ăn của chúng chủ yếu là các loại rau, củ, quả,… khiến bạn không bị tốn quá nhiều chi phí trong việc chăm sóc.

Tuy nhiên, điều bạn cần quan tâm duy nhất đó chính là loài này đẻ khá nhiều. Vì vậy, nếu nuôi thỏ theo cặp, bạn nên hạn chế việc sinh sản của chúng, tránh để tình trạng căn nhà hóa thành 1 “trang trại” thỏ.

8. Hướng dẫn cách chăm sóc và nuôi thỏ thả vườn

Quá trình chăm sóc quyết định rất lớn tới sản lượng cũng như chất lượng thỏ tiêu thụ ngoài thị trường.

Nếu người nuôi chú ý tới các vấn đề về chuồng trại, thức ăn hay phòng bệnh thì lợi ích về kinh tế khi kinh doanh theo mô hình này sẽ vô cùng lớn

Cách làm Chuồng thỏ đơn giản tại nhà

Nên đặt dưới các gốc cây lớn ở ngoài sân, vườn. Nên thiết kế một mái che nhỏ để tránh nước mưa chảy trực tiếp vào bên trong.

Khu vực đặt lồng cần thông thoáng, sạch sẽ, tránh ảnh nắng trực tiếp.

chuồng trắng

Kích thước lý tưởng của chuồng nên là 90x 60. Phần đáy là nơi thỏ tiếp xúc nhiều nhất nên bà con cần đặc biệt lưu ý.

Đáy phải mềm, không ghồ ghề hay chứa các vật sắc nhọn như đinh, sắt, nhựa… Tránh gây tổn thương tới thân và chân thỏ, cũng như có thể khiến thỏ giảm trọng.

Cũng nên thiết kế hệ thống thoát nước tự động để thuận tiện cho thỏ sinh hoạt. Cũng như dễ dàng vệ sinh, cọ rửa.

Máng đựng thức ăn nên làm bằng gỗ hoặc xi măng, nên thiết kế khéo léo để khi ăn uống thức ăn không vị vương vãi ra bên ngoài.

Thức ăn không để thừa tới ngày hôm sau khi ăn, luôn phải có nước sạch trong chuồng.

👉👉👉BẠN BIẾT GÌ VỀ: Lạc đà Alpaca

Thỏ thích ăn gì?

Thỏ là một trong những loại động vật hiền lành, chúng chỉ ăn các loại rau củ quả có sẵn trong thiên nhiên.

Tuy nhiên nếu muốn thỏ lớn nhanh và tăng trọng tốt thì nên kết hợp ăn bổ sung đạm, vitamin, tinh bột và các khoáng chất cần thiết.

con thỏ ăn gì

Đồ ăn của thỏ có 2 loại là thức ăn khô và thức ăn tinh. Thức ăn khô chi phí tương đối rẻ, chủ yếu cung cấp hàm lượng chất xơ như củ quả, các loại rau..

Cần rửa sạch trước khi cho thỏ ăn. Một số loại rau có hàm lượng chất khoáng nhiều nên phơi khô rồi cho chúng ăn.

Cần linh động tăng giảm hằng ngày khẩu phần ăn để thỏ được phát triển tốt nhất. Không lạm dụng cho ăn quá nhiều hoặc quá ít

Nuôi thỏ có cho uống nước không

Thỏ cũng giống như tất cả các loài sinh vật trên toàn thế giới, chúng vẫn cần phải có những nhu cầu cơ bản như: Thức ăn, nước uống, không khí.

Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của loài này hoạt động theo cơ chế cô đặc, vì vậy chúng uống nước ít hơn các loài khác.

Nuôi thỏ có cho uống nước không

Nuôi thỏ dù với mục đích để lấy thịt hay làm thú cưng bạn vẫn phải có chế độ ăn uống phù hợp cho chúng. Ngoài ra, bạn cũng nên thay nước hàng ngày cho thỏ để đảm bảo vệ sinh.

🔥🔥🔥 PHẢI ĐỌC: Con Rết ăn gì

Bệnh thường gặp ở thỏ

Mặc dù là loài động vật có sức khỏe tốt tuy nhiên bà con cũng cần đề phòng thỏ có thể mắc một số căn bệnh như: Ghẻ, đầy hơi, viêm ruột…

Bệnh ghẻ

Đây là bệnh lý tương đối phổ biến nguyên nhân do môi trường sống bẩn thỉu, không hợp vệ sinh.

Tạo điều kiện cho các loài bọ, rệp phát triển ký sinh trên da thỏ. Khiến thỏ bị còi cọc, chậm lớn, ảnh hưởng tới kinh tế chăn nuôi.

Bệnh có diễn biến tương đối nhanh, Nếu bạn thấy những chú thỏ bị rụng lông, ngứa, luôn lấy 2 chân trước vào vuốt tai vào mồm. Cũng như dụi đầu vào lồng thì rất có thể chúng đã mắc bệnh

con thỏ ăn cỏ gần hang số mấy

Cách khắc phục tương đối đơn giản bạn chỉ cần sử dụng thuốc trị ghẻ tiêm dưới da trong vòng 1 tuần đầu sẽ có tác dụng phòng và trị bệnh trong vòng nửa năm

Nếu phát hiện 1 con trong đàn bị bệnh thì người chăn nuôi nên cách ly sớm. Tránh để cả đàn nhiễm bệnh

Bệnh đầy hơi chướng bụng

Hầu hết những chú thỏ thường xuyên ăn các loại rau củ quả nhiều nước đều gặp phải tình trạng này. Một phần khác là do thức ăn đã bị mốc, ẩm, hư hỏng.

Nếu phát hiện tình trạng đầy hơi bạn nên dừng cho chúng ăn các loại rau củ quả thay vào đó nên cho ăn lá chè, lá ổi. Đồng thời vuốt bên thành bụng để kích thích chúng vận động

Để hạn chết nguy cơ mắc bệnh, trước khi cho ăn cần phơi khô các loại rau nhiều nước. Cũng như cung cấp đầy đủ các thức ăn sạch, đảm bảo vệ sinh.

⚠️⚠️⚠️ XEM THÊM: Tôm hùm đất giá bao nhiêu tiền 1KG

9. Thịt thỏ làm món gì ngon

Thịt thỏ từ lâu đã được rất nhiều gia đình ưa chuộng bởi đây là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Thịt khá ngọt, ăn mềm và rất cuốn bia, không chỉ được ưa chuộng tại Việt Nam mà còn rất nhiều nước Châu Âu.

Một số món ăn thông dụng từ thịt thỏ có thể kể đến như: Thịt thỏ nướng, hấp rán, quay, xào….

Thịt thỏ nướng

Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm sao để thịt thỏ nướng được thơm ngon, tẩm gia vị thế nào cho đậm đà thì hãy tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

thịt thỏ nướng

Chuẩn bị: Thịt thỏ đã rửa sạch, ớt, tỏi, nước mắp, gừng, rượu cùng các loại gia vị khác

Cách làm

Bước 1: Rửa sạch thịt thỏ và sử dụng gừng và rượu để tẩy sạch mùi hôi từ thịt thỏ.

Bước 2: Băm nhỏ thịt nên loại bỏ xương để dễ ăn hơn

Bước 3: Trộn đều thịt thỏ với hỗn hợp gia vi, nước mắp, hạt nêm.. trong khoảng 2 giờ để gia vị ngấm đều vào thịt thỏ. Tùy theo khẩu vị của gia đình bạn mà cách nêm nếm sẽ khác nhau

Bước 4: Nướng thịt trên than hoa sẽ thơm và ngon hơn. Chú ý đảo đều tay để thịt được chín đều

Thịt thỏ hấp

Như chúng tôi đã phân tích ở trên có thể thịt thỏ không được hấp dẫn như các loài gia súc khác như gà, dê, vịt…

Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng từ Thỏ lại cao hơn rất nhiều, đặc biệt với món thịt thỏ hấp hàm lượng chất dinh dưỡng sẽ được lưu giữ lại tới 99%

thịt thỏ hấp

Chuẩn bị: Thịt thỏ đã làm sạch, tùy theo số lượng người ăn mà bạn chuẩn bị cho phù hợp, sả, lá chanh, gừng, rượu vang cũng các loại gia vị phổ thông có sẵn trong căn bếp

Bước 1: Vệ sinh sạch thỏ bằng rượu trắng cũng như để làm giảm mùi hôi

Bước 2: Đập dập gừng, sả, lá chanh bạn rửa sạch và tiến hành thái thật nhỏ

Bước 3: Sử dụng gia vị đã chuẩn bị từ trước xoa đều lên thịt thỏ và ngâm trong vòng 30 phút để gia vị được ngấm đều.

Bước 4: Đặt thỏ vào nồi áp suất hấp sôi khoảng 10 phút thì nên thay đổi vị trí của thịt để chúng được chín đều.

Bạn hấp thêm 10 phút nữa cho đến khi thịt trắng là hoàn thành món ăn.

♻️♻️♻️ XEM THÊM: Hươu cao cổ

Thịt thỏ rán

Thịt thỏ rán cũng là món khoái khẩu của nhiều anh em, thịt thỏ sau khi rán sẽ trở nên vàng rụm và có mùi thơm khó cưỡng. Dưới đây là cách chế biến món này tại nhà

Nguyên liệu: Thịt thỏ, bột mì, mỡ, dấm, hạt tiêu….

Bước 1: Sử dụng hỗn hợp rượu gừng để tẩy sạch các vi khuẩn còn sót lại trên thịt thỏ. Cũng như loại bỏ hoàn toàn mùi hôi trên cơ thể

thịt thỏ rán

Bước 2: Băm thịt thỏ thành từng miếng nhỏ đồng thời cho tỏi, hạt tiêu và các gia vị khác ướp trong khoảng 20 phút

Bước 3: Đun sôi mỡ rồi cho từng miếng thịt thỏ vào chảo rán đều tay. Khi bề mặt thịt se lại trở nên vàng óng thì đó là lúc món ăn hoàn thành

Bước 4: Sử dụng các loại rau xà lách, rau mùi, nước muối để trang trí cho món ăn trở nên bắt mắt và ngon miệng hơn

Trên thực tế thịt thỏ vẫn còn có thể chế biến được thành nhiều món khác nhau như: thịt thỏ quay, xào rau má, rang muối hoặc chiên…

con thỏ đánh số gì

11. Thịt thỏ bao nhiêu tiền 1Kg? Mua, Bán ở đâu uy tín

Hiện trên thị trường giá thịt thỏ thương phẩm đã qua sơ chế là 150.000VNĐ/ Kg, Thỏ hơi có giá khoảng 90.000VNĐ/Kg.

Đặc biệt, còn xuất hiện một số mặt hàng thịt thỏ khô cũng được rất nhiều gia đình yêu thích.

giá thịt thỏ

Các sản phẩm từ thịt thỏ rất được dân nhau ưa chuộng nên có thời điểm thịt thỏ rơi vào trạng thái khan hiếm.

Bạn có thể tìm mua thịt thỏ tại các trang trại chăn nuôi thỏ kiểng tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Sài Gòn, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Đồng Nai… hoặc một số tình thành khác trên cả nước.

Tùy thuộc vào điều kiện, hình thức chăn nuôi tại mỗi trang trại mà mức giá sẽ không giống nhau.