Chăn nuôi thỏ ở nước ta đã có từ lâu và đang ngày càng phát triển mạnh theo nhu cầu của thị trường. Nuôi thỏ đầu tư ít vốn, quay vòng nhanh, phù hợp với điều kiện chăn nuôi gia đình ở nước ta. Kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản được nhiều người quan tâm để nhân giống đàn thỏ của gia đình cũng nhu bán thỏ giống.
Nuoitrong.vn xin giới thiệu với các bạn kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản để giúp các bạn đang chuẩn bị nuôi thỏ có thêm kinh nghiệm và các kiến thức hữu ích.
Tóm tắt quá trình phát triển thỏ con
Thông thường, từ một tới hai hôm trước khi đẻ, thỏ mẹ sẽ bứt hết lông bụng. Theo tập tính để lót ổ chuẩn bị sinh thỏ con. Hạn hữu một số trường hợp thỏ không nhổ lông bụng thì các bạn phải để ý lót thêm vải cho ổ đẻ.
Khi có thỏ đẻ 2 – 3 lứa mà không thấy bứt lông bụng thì chứng tỏ con thỏ mẹ đó nuôi con kém. Chúng ta cũng không nên để làm thỏ giống mà cần loại bỏ.
Khi mới sinh thì thỏ con chưa có lông và hoàn toàn chưa mở mắt. Long sau đó sẽ mọc dần, đến khoảng bảy ngày là ta sẽ quan sát được lớp lông mịn ở bên ngoài. Sau 10 – 12 ngày thì thỏ con mở mắt.
Và sau 15 – 16 ngày thì có thể nhảy ra khỏi ổ. Khoảng tầm 18 ngày thì thỏ con có thể tập ăn những loại lá thức ăn mềm. Ví dụ như lá rau khoai, xuyến chi,… Sau đó khoảng 30 – 35 ngày thì chúng ta có thể tách cai sữa và cho ra ở riêng.
Đó là sơ lược qua về quá trình phát triển của thỏ con trong vòng 1 tháng.
Chọn thỏ giống
Nên chọn thỏ nái ở những con thỏ mẹ đẻ tốt. Cũng không nhất thiết phải là những con thỏ to là loại sinh sản tốt. Theo kinh nghiệm thì có rất nhiều con thỏ mẹ kích thước vừa phải, thậm chí nhỏ sinh sản rất tốt và nuôi con rất tốt. Chúng ta nên xem nguồn gốc để giữ lại con nái cho chuẩn.
Dựa theo kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản thì tầm năm – sáu tháng là thỏ sẽ phát dục. Vào quá trình phát dục của thỏ thì sẽ có những điều mà người mới nuôi thỏ bỡ ngỡ.
Trong quá trình nuôi đến thời điểm khoảng năm – sáu tháng. Khối lượng của thỏ nái đạt từ hai đến hai cân rưỡi thì các bạn phải kiểm tra xem thỏ có động dục hay không thì mới bắt đi đến lồng thỏ đực để phối giống. Thời điểm thích hợp nhất để phối giống là 5 tháng tuổi và tuổi đẻ là 6 tháng tuổi.
Thỏ đực các bạn nên nuôi riêng, nuôi ít nhất hai con. Lý do tại sao sẽ giải thích ở phần sau.
Nhận biết thỏ đi giống
Để kiểm tra xem thỏ cái có động dục hay không thì có một số cách như sau. Thứ nhất là chúng ta sẽ quan sát biểu hiện của thỏ cái. Thường những con động dục sẽ có biểu hiện khác một chút.
Có thể là chạy nhảy ở trong chuồng nhanh hơn bình thường, xông xáo hơn. Khi nằm thỏ có thể hơi chổng mông lên. Đó là về quan sát nhưng chưa đảm bảo chính xác hoàn toàn.
Chúng ta phải bắt và quan sát bộ phận sinh dục của nó. Nếu thỏ động dục thì sẽ sưng và đỏ lên. Khi đó ta cho đi phối. Nếu như không có các dấu hiệu động dục mà ta bắt sang chuồng thỏ đực thì nó cũng không cho phối.
Sau khi phối 10 – 12 ngày thì các bạn khám thai để xem thỏ nái có thai hay không. Nếu không có thì chúng ta phải theo dõi phối lại sau. Chu kỳ động dục của thỏ thì cũng tùy theo từng con. Theo tài liệu thì chu kỳ động dục khoảng từ 10 -16 ngày và động dục trong 3 – 5 ngày.
Nếu trời nóng thì thường ở các trại người ta sẽ không phối thỏ vì dễ bị sảy và thỏ con sinh ra thì thỏ mẹ nuôi cũng không được tốt.
Thỏ sinh sản
Sau khi thỏ đã có bầu rồi thì sẽ đẻ đa phần vào ngày thứ 31 kể từ ngày phối. Có thể trước hơn 1 ngày hoặc sau hơn một ngày.
Biết trước như vậy để chúng ta chuẩn bị cho ổ vào chuồng từ ngày thứ 28 hoặc 29. Để thỏ nhổ lông và sinh sản. Có thể lót một ít rơm ở dưới ổ trước cũng được.
Sau khi thỏ sinh sản mà muốn phối lại thì cần theo dõi. Nếu thỏ đẻ nhiều tầm 6 – 8 con thì quan sát để phối theo chu kỳ tầm 10 – 16 ngày.
Nếu thỏ đẻ ít thì có thể phối lại sau khi sinh khoảng 2 ngày. Lúc đó tỉ lệ thụ thai khá cao. Tuy nhiên cần đảm bảo dinh dưỡng tốt, bổ sung vitamin cho thỏ.
Tại sao thỏ không đi giống?
Có nhiều trường hợp nuôi thỏ mãi mà không thấy động dục. Như vậy có thể do một số căn nguyên. Thứ nhất có thể là do thỏ bị ghẻ. Nếu quan sát ở tai mà thấy thỏ bị ghẻ nhiều ở tai thì thường là nó sẽ không động dục.
Thứ hai là nếu bị nấm thì nó cũng sẽ không động dục. Thứ ba có thể thỏ béo quá thì cũng không động dục. Thứ tư có thể là do các bệnh viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục.
Thỏ nái thông thường đẻ từ 6 -8 con. Cá biệt có những trường hợp từ 10 – 12 con. Nếu các bạn nuôi nhiều thì có thể phối 2 – 3 thỏ nái cùng thời điểm.
Để thỏ mẹ sinh nhiều sinh ít thì cũng có thể san đều con ra. Để nuôi khoảng 6 – 8 con là vừa. Khi san thỏ thì cũng phải rất cẩn thận vì thỏ mẹ thấy con mùi lạ có thể không cho bú.
Khi phối xong khoảng 10 – 12 ngày mà thỏ nái không có thai thì cũng có thể nguyên nhân là do thỏ đực. Có thể do thỏ đực còn non hoặc có thể bị mắc bệnh gì đó.
Khi chúng ta nuôi khoảng tầm 10 thỏ nái trở lên thì nên có hai thỏ đực. Để luôn phiên nhau, được thụ thai cao hơn và được nhiều hơn.
Lưu ý cho thỏ mới sinh
Sau khi thỏ sinh, thường ở các trại lớn người ta sẽ lấy ổ ra và đến thời gian nhất định sẽ cho vào bú. Nuôi thỏ tại nhà có thể để luôn ổ cùng trong chuồng thỏ mẹ cũng được. Thỏ mới sinh sản cần lưu ý những điều sau.
Thứ nhất là thỏ mẹ cần được uống nước đầy đủ. Điều này rất quan trọng mà một số nhà nông mới chưa biết. Nếu như thiếu nước thì có thể sẽ dẫn đến thỏ mẹ cắn con của nó.
Thứ hai là các bạn phải quan sát xem thỏ mẹ có cho thỏ con bú hay không. Quan sát bụng thỏ con, nếu được cho bú thì bụng sẽ căng.
Và để ý kỹ hơn thì sẽ thấy bụng sữa màu trắng. Đó là trường hợp thỏ mẹ cho bú. Mà đa phần thỏ mẹ bứt lông bụng lót ổ tử tế cẩn thận thì sẽ cho bú.
Còn khi chúng ta quan sát thấy hơn một ngày rồi mà thỏ con lép kẹp, nhăn. Thấy chưa cho bú thì ta phải bắt thỏ mẹ để cho bú. Và cách bắt để cho bú như thế nào? Bắt thỏ mẹ vào trong ổ và cho ngồi xổm ở trong ổ.
Nếu thỏ mẹ ít sữa thì có thể sử dụng thêm thuốc kích sữa. Nếu do thỏ con không bú thì khả năng cao thỏ con đã bị bệnh.
Bệnh ở thỏ con
Khi đó, bụng thỏ con nhăn nheo, hơi ướt, phân vàng có mùi hôi thì có vấn đề tiêu hóa.
Ta sử dụng thuốc streptomycin. Hòa tan vào nước cho thỏ con uống. Mỗi con khoảng 2 – 3 giọt. Nếu chữa kịp thời thì tỷ lệ thỏ con khỏi là hơn 90%.
Thứ ba là các bạn phải cung cấp thức ăn, nước uống đầy đủ. Đặc biệt mùa nóng có thể cho thỏ mẹ uống thêm điện giải.
Thỏ con bị ecoli, sau khi đẻ khoảng một ngày ngày – một tuần thì có biểu nước đái vàng nhớt và đóng cục lại. Phòng bằng cách nhỏ một giọt Colistin trong khoảng thời gian từ 5 – 7 ngày.
Sau 2 tuần, nhỏ thêm lần hai với hai giọt. Đó là cách phòng ngừa thỏ con để không tiêu chảy và còi cọc.
Bệnh đau bụng tiêu chảy ở thỏ
Đây là bệnh ở đuòng ruột mà thỏ mắc phải khi thay đổi loại thức ăn hoặc thức ăn không đảm bảo. Dễ mắc nhất là khoảng bảy ngày – ba tháng sau khi tách mẹ.
Khi thấy phân nhão cần ngừng thức ăn và nước uống. Dùng cây cỏ mực, trà xanh, lá ổi,… nghiền ra vắt lấy nước cho uống.
Có thể cho uống Colinorgen trong 3 ngày liền với liều 0,1 g / 1 kg thể trọng.
Chăm sóc thỏ mẹ sau sinh
Sau khi sinh 2 ngày thì cần kiểm tra thỏ mẹ có bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục hay không.
Kiểm tra thỏ mẹ về vú xem có bị viêm nhiễm hay không. Quan sát vú thấy sạch sẽ, khô ráo là không có bị viêm. Nếu viêm sẽ thấy lở loét và ướt nhầy, có mủ màu trắng
Chăm thỏ con tách mẹ, mới cai sữa
Nuôi thỏ quan trọng nhất là phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Thỏ con nếu nuôi tốt thì tách sau 25 ngày. Bình thường thì 30 – 35 ngày. Đảm bảo làm sao khi tách mẹ thỏ con đạt trọng lượng nửa ký thì mới hiệu quả.
Thỏ con khỏe mạnh, lớn thì khi tách mẹ sức đề kháng tốt. Nuôi mới mau lớn được. Chú ý thường xuyên quan sát thỏ con để phát hiện bất thường.
Thỏ con mới tách mẹ và cai sữa rất nhiều bệnh. Nếu không xử lý kịp thì có thể lây lan gây chết hàng loạt thỏ con.
Trong thời gian tách mẹ cần theo dõi thứ nhất là về chế độ ăn uống. Hàng ngày cứ để đồ ăn cho thỏ (cám, rau). Xem thử mỗi ô chuồng thì thỏ con có ăn hết hay không.
Vấn đề quan sát nước tiểu và phân cũng quan trọng. Nhìn xem phân có thay đổi màu hay không. Thỏ con mới tách mẹ phân phải khô. Nếu phân nhớt, ướt, triệu chứng tiêu chảy thì phải nhanh chóng xử lý kịp thời.
Sau khi mới tách mẹ, tiếp tục sử dụng thuốc Colistin nhỏ cho thỏ 3 giọt.
Ít nhất một tháng một lần mua men vi sinh sống trộn với thức ăn hoặc nước uống. Đặc biệt quan trọng để giúp cho phát triển tốt.
Cách vệ sinh chuồng trại
Vệ sinh chuồng trại sao cho sạch sẽ và các loại thuốc xử lý đỡ mùi hôi
Nền đựng phân có 2 loại nền đất hoặc nền xi măng. Nền đất cần xử lý rải vôi bột một tháng một lần và dọn bỏ phân. Mua loại thuốc xịt sát trùng chuồng trại xịt nửa tháng một lần.
Vấn đề lông thỏ bay linh tinh nhiều. Có thể khò chuồng một tháng 1 lần và khò máng và trên chuồng.
Chuồng trại phải cao ráo và che chắn tốt, đảm bảo thông khí.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các bạn đang tìm hiểu và chuẩn bị nuôi thỏ có thêm những thông tin cần thiết. Nắm vững các kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản. Bên cạnh đó người nuôi thỏ cũng cần chăm chỉ, sát sao và nhạy bén. Chúc các bạn có những đàn thỏ phát triển khỏe mạnh, xuất bán giá cao.
Theo: Thủy Tiên
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!