Là một lĩnh vực nghiên cứu, hội họa lấy cảm hứng từ lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa, chuẩn mực xã hội, nghệ thuật thị giác và các khía cạnh trí tuệ khác trong cuộc sống. Theo đuổi các môn liên quan đến hội họa các bạn sẽ được đào tạo để khai thác khả năng khám phá, sáng tạo, phân tích và hiện thực hóa thông điệp qua những hình ảnh, nét vẽ.
Dưới đây là một khám phá về những lựa chọn nghề nghiệp hứa hẹn nhất dành cho dân mê vẽ. Nếu bạn đang tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi “mình thích vẽ thì nên lựa chọn công việc gì?”, hãy tiếp tục đọc cho đến cuối nhé!
Mỹ thuật đa phương tiện (Multimedia)
Khi bạn xem một bộ phim hoạt hình, đôi mắt của bạn sẽ tập trung vào các nhân vật và cốt truyện của bộ phim. Đó chính là những sản phẩm được sáng tạo bởi các nghệ sĩ đa phương tiện và người làm hoạt hình. Họ tạo ra các hình ảnh, mô hình hai chiều và ba chiều, làm cho chúng chuyển động, thay đổi và xuất hiện theo hầu hết mọi cách. Những kỹ năng này được áp dụng cho phim ảnh, trò chơi điện tử, truyền hình và nhiều hình thức giải trí hoặc giáo dục khác.
Cơ hội nghề nghiệp: Thiết kế đồ họa, chuyên viên truyền thông, biên tập viên quảng cáo, chuyên viên marketing trực tuyến, chuyên viên tổ chức sự kiện, giám đốc sản xuất, giám đốc sáng tạo, đạo diễn, biên tập viên truyền hình, v.v..
Đọc thêm: Đột nhập tìm hiểu nhóm ngành “HOT” của trường Đại học FPT
Thiết kế thời trang (Fashion Design)
Bạn có phải là người mà bạn bè tìm đến để được tư vấn về thời trang? Bạn thường xuyên loay hoay tìm những đôi giày hoàn hảo để đi với từng chiếc quần, cái áo? Bạn có thể là một người có niềm đam mê để trở thành một nhà thiết kế thời trang. Thiết kế thời trang không chỉ liên quan đến việc vẽ vời mà may vá những chiếc váy tinh tế; những người trong nghề này cần hiểu các loại vải, chủ đề nghệ thuật, nguyên tắc màu sắc và tiếp thị.
Lựa chọn theo đuổi ngành thiết kế thời trang, bạn còn có nhiều cơ hội nghề nghiệp khác trong lĩnh vực thời trang như: Giám đốc sáng tạo, giám đốc nghệ thuật, influencer, biên tập (fashion journalist), quản lý chuỗi bán lẻ (retail manager), cố vấn thời trang (fashion advisor), chuyên viên định hình phong cách (fashion stylist) và kinh doanh thời trang, v.v..
Thiết kế đồ họa (Graphic Design)
Thiết kế đồ họa là việc tạo ra nội dung trực quan để truyền đạt thông điệp, đó là một sự kết hợp hài hòa giữa khoa học với nghệ thuật. Các nhà thiết kế đồ họa sử dụng nhiều nền tảng phần mềm khác nhau kết hợp với kiến thức về bố cục trang, kiểu chữ và hình ảnh để đáp ứng nhu cầu cụ thể của người dùng. Tập trung hiển thị các yếu tố một cách logic, thẩm mỹ và tạo ra cả xúc nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.
Cơ hội nghề nghiệp: Giám đốc sáng tạo, chuyên viên thiết kế đồ họa, chuyên viên thiết kế giao diện & trải nghiệm người dùng (UI/UX designer), họa sĩ hoạt hình (aminator), freelancer, v.v..
Đọc thêm: Lấy điểm môn Công nghệ bằng dự án Dream House
Thiết kế nội thất (Interior Design)
Để sử dụng đầy đủ một không gian nội thất, cả từ quan điểm chức năng và hình ảnh, nhiều người tìm đến các nhà thiết kế nội thất. Được đào tạo về cách sử dụng ánh sáng, đồ nội thất, trang trí, màu sắc và các khía cạnh khác. Các nhà thiết kế nội thất thường sử dụng các nguyên tắc nghệ thuật để tạo ra kết quả tốt nhất cho khách hàng. Họ thường sử dụng cả phần mềm và các bản phác thảo thô để tạo ra một thiết kế chất lượng cao, sau đó có thể được thực hiện trong không gian thương mại hoặc nhà ở.
Lĩnh vực này sẽ có cơ hội phát triển tập trung tại các thành phố lớn, đông dân và khu vực có mức thu nhập cao. Một số cơ hội nghề nghiệp khác khi theo học ngành thiết kế nội thất như: Thiết kế nội thất chung cư, thiết kế nội thất thương mại, thiết kế nội thất doanh nghiệp,thiết kế chiếu sáng, thiết kế triển lãm, kinh doanh, v.v..
Kiến trúc cảnh quan (Landscape Architecture)
Khi bạn nhìn thấy những công trình kiến trúc cảnh quan, có lẽ bạn sẽ nghĩ đến nghệ thuật và hình ảnh những người lao động vất vả, bụi bặm di chuyển đá, đất, bê tông. Rất ít người sẽ nghĩ đến những kiến trúc sư cảnh quan – người góp phần quan trọng tạo nên một cảnh quang tuyệt đẹp trên. Tạo ra một không gian trang nhã nhưng hữu ích và kết hợp với văn hóa đặc thù và các hình dạng, màu sắc để nâng cao không gian ngoài trời là một phần quan trọng của kiến trúc cảnh quan và đó là một nghệ thuật khó có thể thành thạo. Các kiến trúc sư cảnh quan làm việc trên các tài sản tư nhân, không gian công cộng và các khu thương mại.
Kiến trúc sư cảnh quan có nhiều cơ hội làm việc tại các công ty chuyên về xây dựng, thiết kế nhà ở và các công ty bất động sản với những vị trí như: Kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ sư công trình, quản lý xây dựng, kỹ sư đảm bảo chất lượng (QA), kỹ sư quản lý chất lượng (QC), v.v..
Trên đây là danh sách một số lựa chọn nghề nghiệp tuyệt vời dành cho những bạn có tài năng và đam mê môn vẽ. Hy vọng nó sẽ trả lời câu hỏi của bạn “mình thích vẽ thì nên lựa chọn công việc gì?” và dẫn dắt bạn bắt đầu một hành trình vui vẻ trên chặng đường theo đuổi công việc mơ ước.
Đọc thêm: F-Asoul – Nơi ươm mầm hội họa của các Fschoolers
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!