Giải thích pháp luật là gì? Chức năng, phương pháp và thẩm quyền giải thích pháp luật?

Hiện nay, số lượng các văn bản pháp luật hàng năm đều rất nhiều, mỗi lĩnh vực sẽ có những văn bản quy định riêng biệt, nhiều văn bản chồng chéo nhau. Chính vì vậy để có thể giúp người dân cũng như các cơ quan chuyên ngành, cơ quan làm việc được hiểu đúng với những quy định này thì bắt buộc cần những cơ quan có thẩm quyền giải thích những nội dung chưa được hiểu đúng như ý nghĩa ban hành.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

Căn cứ pháp lý:

  • Hiến pháp 2013;
  • Luật tổ chức Quốc hội 2014.

1. Giải thích pháp luật là gì?

Trước khi tìm hiểu về khái niệm giải thích pháp luật là gì, tác giả sẽ giới thiệu cho các bạn đọc hiểu về khái niệm giải thích là gì và pháp luật là gì?

Theo đó, giải thích được hiểu là hành vi được sử dụng để giúp con người hiểu được nội dung chi tiết và đúng hơn, hạn chế trường hợp hiểu sai ý nghĩa thực sự của nội dung. Việc giải thích này có thể được sử dùng bằng lời nói để giảng giải hay chữ viết để giúp người nghe, người đọc hiểu đúng vấn đề.

Còn pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự, những quy phạm pháp luật được ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và được bảo đảm thực hiện bằng nguyên tắc cưỡng chế nhà nước, bắt buộc mọi cá nhân, tổ chức đều phải tuân thủ theo đúng với quy định.

Như vậy, giải thích pháp luật được hiểu là hoạt động nhằm mục đích làm sáng tỏ nội dung, tư tưởng, ý nghĩa và cách thức thực hiện của các quy phạm pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật để giúp cho pháp luật được nhận thức và thực hiện một cách nghiêm chỉnh, đúng đắn và chính xác.

Giải thích được phân loại như sau:

Căn cứ vào cách thức và căn cứ phân loại, giải thích pháp luật được chia thành các loại cơ bản như sau:

– Giải thích được pháp luật được phân loại thành giải thích của cơ quan lập pháp, giải thích của cơ quan hành pháp, giải thích của cơ quan tư pháp và giải thích của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác như luật sư, thẩm phán, giảng viên, nhà khoa học…

– Giải thích pháp luật được phân thành giải thích tập quán pháp, giải thích tiền lệ pháp và giải thích văn bản quy phạm pháp luật.

– Căn cứ vào giá trị pháp lý của nội dung giải thích, giải thích pháp luật được phân thành giải thích chính thức và giải thích không chính thức. Giải thích chính thức mang tính quy phạm là giải thích pháp luật mà nội dung giải thích được thể hiện dưới dạng một văn bản quy phạm pháp luật. Giải thích tình huống là việc làm sáng tỏ quy phạm của chủ thể áp dụng quy phạm.

Ngoài ra giải thích pháp luật còn được phân thành giải thích đích thực và giải thích thông thường. Giải thích đích thực là giải thích bằng văn bản của cơ quan lập pháp hoặc của một cơ quan thuộc nhà nước và được giao nhiệm vụ giải thích pháp luật. Giải thích thông thường được sử dụng trong thực tiễn chấp hành pháp luật hay quá trình áp dụng pháp luật…và được sử dụng trong một số tình huống như vi phạm luật giao thông, thủ tục hành chính…

Giải thích pháp luật được dịch sang tiếng anh như sau: Legal interpretation

Khái niệm về giải thích pháp luật được dịch sang tiếng anh như sau:

Legal interpretation is understood as an activity aimed at clarifying the content, ideology, meaning and implementation of legal norms and legal documents to help the law be understood and strictly, properly, and accurately

2. Chức năng, phương pháp và thẩm quyền giải thích pháp luật:

Thứ nhất, chức năng của giải thích pháp luật

Chúng ta có thể thấy, hoạt động giải thích tuy không bị hạn chế bởi những quy định hay giới hạn phạm vi nhưng chức năng giải thích lại đóng vai trò rất quan trọng. Chức năng giải thích pháp luật không thể tách rời với việc đề cao vai trò của Hiến pháp và các đạo luật trong đời sống xã hội hiện nay. Với phương châm xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân thì việc giải thích lại càng phải đổi mới và hoàn thiện một cách căn bản phù hợp với xu hướng chung của nhân loại.

Từ những nội dung phân tích này chúng ta có thể thấy mặc dù không phải mỗi cơ quan lập pháp mới cho chức năng giải thích mà hành pháp cũng phải tham gia giải thích những văn bản pháp luật khi nhận thấy cần thiết, tuy nhiên cơ quan lập pháp chính là cơ quan hiểu rõ nhất và gắn với nhu cầu giải thích pháp luật; là cơ quan giải thích pháp luật mang tính khách quan, trung thực và thiết thực nhất. Điều này cũng phù hợp với những chính sách cải cách của Bộ máy nhà nước hiện nay, đang trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền mà Đảng và Nhà nước đề ra.

Trong thực tế chúng ta có thể nhận thấy, một quy định của pháp luật có thể được hiểu dưới nhiều quan điểm khác nhau, mỗi một chủ thể sẽ có những quan điểm nhận định riêng, tùy theo góc độ của nhiều người thì có những cách hiểu đa dạng, phụ thuộc vào nhận thức, hoàn cảnh cũng như yếu tố tác động từ thực tiễn. Tuy nhiên, việc giải thích cũng chỉ mang lại hiệu quả thực sự khi việc giải thích được áp dụng , nếu sau khi giia thích nhưng lại không vận dụng thì việc giải thích chỉ gây mất thời gian, tốn kém kinh phí.

Thứ hai, phương pháp giải thích pháp luật

Tùy thuộc vào tính cấp thiết cũng như nội dung mà Ủy ban thường vụ Quốc Hội sẽ giao cho một số cơ quan có thẩm quyền tiến hành soạn thảo Dự thảo Nghị quyết để hỗ trợ cho quá trình giải thích pháp luật, sau đó sẽ giao cho Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết giải thích. Một văn bản giải thích sẽ bao gồm những nội dung, đặc điểm như sau:

  • Tất cả các nội dung được yêu cầu giải thích đều phải tiến hành giải thích, không bị giới hạn những vấn đề nào;
  • Có giá trị bắt buộc thi hành đối với mọi cơ quan, tổ chức và công dân;
  • Duy nhất có hiệu hiệu lực pháp luật so với các văn bản giải thích khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Ủy ban thường vụ Quốc hội tiến hành giải thích dựa trên những nhu cầu thực tế trong đời sống. Khi giải thích thông thường Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ giải thích theo nghĩa đen để giải thích các văn bản được xác định dựa theo yêu cầu và những vướng mắc rất cụ thể khi áp dụng pháp luật. Bên cạnh đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích dựa trên cơ sở cân nhắc đến dự thay đổi của tình hình hiện tại so với các quy định pháp luật được ban hành trước đó. Các giải thích này của Ủy ban thường vụ Quốc hội tiến hành mang nặng tính hướng dẫn, quy định chi tiết, có những nội dung được quy định thêm, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.

Thứ ba, thẩm quyền giải thích pháp luật

Hiến pháp Việt Nam 2013 quy định thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh thuộc về trách nhiệm Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Điều 49 của Luật Tổ chức Quốc Hội 2014 cũng quy định như sau:

– Ủy ban thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận hoặc kiến nghị của đại biểu Quốc hội quyết định việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.

– Tùy theo tính chất, nội dung của vấn đề cần được giải thích, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội xây dựng dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

– Dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh phải được Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thẩm tra về sự phù hợp của dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh với tinh thần và nội dung quy định được giải thích của Hiến pháp, luật, pháp lệnh.

Như vậy, nhiệm vụ giải thích pháp luật thuộc về trách nhiệm của Ủy ban thường vụ Quốc hội có thẩm quyền yêu cầu các cơ quan khác có trách nhiệm giải thích pháp luật đối với những văn bản do mình ban hành ra, việc giải thích phụ thuộc vào tính chất, nội dung cần được giải thích mà từ đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ quy định cần có những dự thảo để thực hiện việc giải thích.

3. Lý do cần phải giải thích pháp luật:

Thứ nhất, hiện nay số lượng văn bản pháp luật bao gồm văn bản luật và dưới luật có khá nhiều, hằng năm việc ban hành các văn bản sửa đổi, bổ sung hay thay thế, hướng dẫn luôn diễn ra cho phù hợp với tình hình thực tế trong và ngoài nước. Chính vì vậy, với số lượng văn bản nhiều như thế, nhiều người sẽ không thể hiểu hết được, nhiều cán bộ, cơ quan nhà nước cần phải hiểu đúng về những quy định này thì mới có thể làm việc có hiệu quả cao và bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

Thứ hai, quy định của pháp luật được ban hành bởi nhiều chủ thể có thẩm quyền khác nhau, mỗi cơ quan ban ngành hằng năm đều có những đội ngũ nhân viên khác nhau chính vì vậy, khả năng xảy ra tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, trùng lặp giữa các quy định của pháp luật khá cao, chính vì thế cần có sự giải thích pháp luật để bảo đảm cho các quy định đó được nhận thức và thực hiện thống nhất.

Chính vì việc giải thích pháp luật là một điều hết sức cần thiết và hạn chế được những vấn đề phát sinh do việc hiểu không chính xác hoặc hiểu không hết nghĩa của những cụm từ được quy định trong luật, vì thể để đảm bảo cho áp dụng pháp luật được đúng đắn, chính xác, thống nhất trong cả nước thì cần phải có những hoạt động giải thích pháp luật, hoạt động làm sáng tỏ về nội dung, tư tưởng, mục đích, hoàn cảnh, ý nghĩa của những quy định trong pháp luật, làm rõ những nội dung cũng như mối quan hệ giữa các quy phạm pháp luật trong cùng một văn bản cũng như những văn bản khác.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về giải thích pháp luật là gì, chức năng, phương pháp và thẩm quyền giải thích pháp luật. Trường hợp có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.