Thai 26 tuần phát triển như thế nào? Mẹ mang thai 26 tuần có triệu chứng mới nào?

Thai 26 tuần là mấy tháng?

Tuần thai 26 đồng nghĩa với việc mẹ đang ở tam cá nguyệt thứ hai. Hành trình thai kỳ của mẹ được hơn 6 tháng (khoảng 6 tháng 1-5 ngày) rồi.

Thai 26 tuần mẹ có triệu chứng gì?

Mẹ đang tiến đến cuối tam cá nguyệt thứ hai. Mặc dù các triệu chứng như cơn gò Braxton Hicks, ngạt mũi, chuột rút, sưng nhẹ ở mắt cá chân hay đau lưng vẫn còn nhưng đợt này mẹ thấy khá ổn phải không?

Nhưng mà tuần thai mới lại kèm theo một vài chỗ mệt mệt, mỏi mỏi trên cơ thể nữa mẹ ạ. Ví dụ như các triệu chứng dưới đây:

Đau xương sườn

Cơ thể em bé đang ngày càng lớn lên và chiếm nhiều không gian trong bụng mẹ. Tư thế nằm của thai nhi 26 tuần thay đổi liên tục nên mẹ có thể cảm nhận thấy thai 26 tuần đạp bụng dưới hay những cú thọc mạnh ở những vùng khác nhau, trong đó có xương sườn.

Sự thay đổi hóc-môn trong cơ thể, tăng cân, ngực lớn hơn và các triệu chứng khác như ợ nóng cũng góp phần khiến mẹ đau ở vùng xương sườn.

Các vết rạn

Vết rạn xuất hiện ở trên da dưới dạng vệt hoặc đường. Da mẹ càng giãn nhanh thì các vết rạn càng dễ xuất hiện.

Vết rạn có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời, và đặc biệt là ở thời kỳ mang thai của phụ nữ. Có 55% đến 90% các mẹ bầu bị rạn da.

Rạn da không gây ra bất kỳ vấn đề nào nguy hiểm về sức khỏe. Chúng chỉ gây cảm giác ngứa ngáy hay nóng rát mà thôi. Tuy nhiên, theo thời gian, vết rạn và các triệu chứng mà nó gây ra sẽ dần biến mất.

Trong thai kỳ, các vị trí dễ bị rạn da bao gồm hai bên ngực, bụng, hông và đùi.

>> Thai 27 tuần – não bộ em bé với những liên kết thần kinh phức tạp

Mẹ nên khám thai thường xuyên để phát hiện nguy cơ tiền sản giật

Đau lưng dưới

Nếu mẹ bắt đầu thấy hơi đau ở vùng lưng dưới thì “thủ phạm” chính ra tử cung ngày càng lớn của mẹ đó. Em bé lớn thì tử cung bao bọc bên ngoài cũng lớn lên theo. Tử cung lớn làm thay đổi trọng tâm cơ thể mẹ, kéo giãn và làm các cơ ở bụng mẹ yêu hơn.

Thêm nữa, tử cung lớn còn tạo áp lực lên dây thần kinh, kèm với việc nội tiết tố thay đổi khiến các cơ và khớp của mẹ lỏng hơn.

Nguy cơ tiền sản giật

Tiền sản giật – biểu hiện là cao huyết áp – là một vấn đề nguy hiểm ở mẹ bầu. Tiền sản giật thường xuất hiện sau tuần thai thứ 37. Tuy nhiên, triệu chứng này có thể đến sớm hơn với mẹ.

Mẹ nên để ý các biểu hiện của tiền sản giật dưới đây và thông báo ngay lập tức với bác sĩ:

  • Mặt sưng, bọng mắt
  • Tay sưng nhiều
  • Bàn chân và mắt cá chân sưng thêm hoặc sưng đột ngột
  • Tăng cân nhanh (khoảng 2-2,5kg/tuần)

Nói về cân nặng, bảng tăng cân chuẩn của mẹ bầu được dựa vào chỉ số BMI của mẹ. Bác sĩ sẽ tính BMI cho bà bầu, từ đó đưa ra khuyến nghị về mức tăng cân phù hợp cho mẹ. Mẹ thiếu cân, thừa cân và cân nặng trung bình sẽ có các mức khác nhau. Như vậy đã có thể giải đáp thắc mắc “thai nhi 26 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg?”

Các triệu chứng khác khi mẹ mang thai tuần 26

  • Mang thai 26 tuần bị ra máu
  • Thai 26 tuần bị rỉ ối
  • Thai 26 tuần đau bụng lâm râm
  • Thai 26 tuần tức bụng dưới

Khi phát hiện những triệu chứng này, mẹ nên đi thăm khám để phát hiện các vấn đề bất thường nếu có.

Thai 26 tuần phát triển như thế nào?

Chỉ số thai 26 tuần

Thai 26 tuần nặng bao nhiêu?

Thai 26 tuần nặng khoảng 902g mẹ ạ. Đây là trọng lượng trung bình, không chính xác tuyệt đối với từng bé mẹ nhé. Vì thế sẽ không có con số cụ thể nào cho câu hỏi thai 26 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn.

Nếu bé nhà mình nhẹ hơn hay nặng hơn mức cân này một xíu thì mẹ cũng đừng lo lắng nhé! Chỉ cần biết con yêu đang phát triển đúng tốc độ của mình là đủ hạnh phúc rồi ạ.

Thai 26 tuần dài bao nhiêu?

Thai tuần 26 có chiều dài từ đỉnh đầu đến mông khoảng 23,5cm. Còn chiều dài cả cơ thể bé sẽ khoảng 33cm.

Chiều dài xương mũi thai nhi 26 tuần

Chiều dài xương mũi thai nhi là một chỉ số quan trọng để đánh giá nguy cơ thai nhi có mắc hội Down hay không. Thai nhi phát triển bình thường nếu chiều dài xương mũi đạt từ 4,5mm trở lên ở tuần thứ 20.

Càng lớn thì chiều dài xương mũi của thai nhi sẽ càng tăng. Do đó, ở tuần 26, chiều dài xương mũi của thai nhi ít nhất sẽ ở mức 4,5mm trở lên.

Tuy nhiên, yếu tố di truyền cũng có ảnh hưởng đến chiều dài xương mũi của thai nhi và mốc 4,5mm cũng chỉ mang tính ước lượng, không chính xác tuyệt đối. Vì vậy, ba mẹ không nên áp đặt một cách quá cứng nhắc để rồi lo lắng không cần thiết.

Chu vi đầu thai 26 tuần

Chỉ số chu vi đầu thai 26 tuần tuổi khoảng 242cm. Giới hạn chu vi đầu thai là từ 232mm đến 269mm.

Những điểm phát triển mới ở thai nhi 26 tuần

Mắt

Tất cả các bộ phận ở mắt bé đã hình thành. Thậm chí, lông mày và lông mi của bé đã rõ ràng khi nhìn qua hình ảnh thai nhi 26 tuần tuổi.

Hình ảnh thai nhi 26 tuần tuổi

Phản xạ

Em bé bắt đầu có những phản xạ như giật mình, phản xạ moro nắm bàn tay. Thai nhi thực hiện các phản xạ này giống y như một em bé sơ sinh.

Bộ phận sinh dục thai nhi 26 tuần

Nếu thai nhi là em bé trai thì ở tuần này tinh hoàn đã sa xuống bìu rồi. Còn trường hợp thai 26 tuần tinh hoàn chưa xuống bìu thì có thể bác sĩ sẽ khuyên mẹ đợi thêm một vài tuần nữa theo dõi.

Nếu tình trạng không được cải thiện thì có thể sẽ cần can thiệp bằng các biện pháp y khoa.

Thai 26 tuần máy như thế nào?

Thai 26 tuần đạp nhiều và vận động nhiều trong bụng mẹ, biểu hiện bằng những cú cuộn người, rướn người, quay tròn hay là đá mạnh vào thành bụng. Ngoài ra, còn có các hoạt động khác như nấc cụt, nuốt nước ối hay mút tay.

Thai nhi vận động nhiều nên mẹ sẽ thấy hiện tượng thai 26 tuần gò nhiều, thai 26 tuần gò cứng bụng hay thai 26 tuần bụng căng cứng.

Thai 26 tuần đã quay đầu, thai 26 tuần bị tụt bụng có phải là dấu hiệu bất thường? Thai nhi vận động nhiều và di chuyển tự do trong bụng mẹ. Sẽ có lúc em bé quay người, đổi tư thế từ đầu hướng lên trên ngực mẹ thành đầu hướng xuống dưới. Do vậy, việc thai 26 tuần quay đầu không phải là điều gì bất thường.

Thai 26 tuần bị tụt bụng có thể là dấu hiệu mẹ sinh non. Tụt bụng ở tuần 26 là khá sớm vì thông thường bụng bầu tụt 2-4 tuần trước sinh. Mẹ nên đi khám để biết chính xác tình hình và chuẩn bị sẵn tinh thần.

Thai 26 tuần cần xét nghiệm gì?

Lần khám thai thứ bảy của mẹ rơi vào khoảng tuần 24 đến tuần 27. Nếu lịch khám của mẹ rơi vào tuần thứ 26 thì bác sĩ sẽ tiến hành những thủ tục sau cho mẹ:

  • Đo chỉ số BMI cho mẹ bầu
  • Đo huyết áp
  • Kiểm tra nhịp tim của bé
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm máu

Thai 26 tuần siêu âm 4D được không?

Nếu lần siêu âm 4D gần nhất của mẹ là vài tuần trước đó thì tuần này mẹ không nhất thiết phải siêu âm 4D nữa. Siêu âm liên tục không hẳn có ảnh hưởng đến em bé, nhưng có lẽ sẽ làm mẹ mệt mỏi vì phải di chuyển nhiều lần đến viện, cùng với đó là tốn nhiều thời gian nữa đó.

Thai 26 tuần nên ăn gì?

Dù ở bất cứ tuần thai nào thì mẹ cũng cần chú trọng vào chế độ dinh dưỡng. Ăn đủ bốn nhóm thực phẩm chính và bổ sung một số dưỡng chất quan trọng mẹ nhé!

Bốn nhóm thực phẩm chính cần có trong mỗi bữa ăn của mẹ bao gồm:

  • Bột đường
  • Protein
  • Chất béo
  • Vitamin và khoáng chất

Các dưỡng chất quan trọng khác mẹ nên bổ sung trong tuần thai thứ 26 bao gồm:

  • Vitamin C: có trong cam, chanh, bưởi, bắp cải, khoai lang…
  • Axit folic: có trong chuối, nho, hạt hướng dương, đậu phộng (lạc), ngũ cốc nguyên hạt…
  • Canxi: có trong bông cải xanh, đậu phụ, các sản phẩm từ sữa…
  • Sắt: có trong các loại thịt đỏ, thịt gia cầm, gan, các loại hạt…